10 Chi tiết tưởng nhỏ trên đồ vật cứ tưởng thừa thãi hóa ra hữu ích đến không ngờ!

Những chi tiết trên các thiết kế nhìn sơ qua thì tưởng dư thừa hoặc chẳng có tác dụng gì cả nhưng thực ra chúng đã nằm trong tính toán của nhà sản xuất cả rồi.

10:02 20/08/2023

Không gian trống trong cốc mì. Mì cốc thường được thiết kế khoảng trống lớn dưới đáy hộp. Đây không phải chiêu trò các công ty nghĩ ra để đánh lừa thị giác. Thực tế, khoảng trống có tác dụng giữ mì không bị nát vụn trong quá trình vận chuyển. Bằng cách này, nước nóng có thể lưu thông tốt hơn khi bạn úp mì.

Hình chữ V trên áo nỉ. Suốt một thời gian dài, những chiếc áo nỉ trên thị trường thường được dệt hình chữ V ở cổ. Đây không phải chi tiết trên đồ vật để trang trí đơn thuần. Nó nhằm mục đích giúp áo nỉ giữ phom trong thời gian dài.

Bên cạnh đó, nó cũng giúp hút mồ hôi tốt hơn. Đặc biệt, khi vận động mạnh như thể dục, vùng cổ là nơi tiết ra nhiều mồ hôi.

Vết lõm đáy tách trà. Những thương hiệu lớn sẽ chú ý mang lại tiện ích cho khách hàng bằng cách thiết kế phần lõm ở đáy tách. Khi bạn rửa và úp cốc, luôn có nước tập trung ở đáy. Phần lõm này sẽ giúp nước thoát dễ dàng hơn.

Dây đai trên vai áo khoác da. Dây đai trên áo khoác da không chỉ nhằm mục đích trang trí. Nó còn có ý nghĩa thiết thực là giữ và cố định phần túi, khiến không ai có thể lấy được đồ từ bạn. Những thế hệ trước thường tận dụng chúng vào mục đích này. Hiện tại, nó đã ít được dùng hơn.

2 túi bên phải áo khoác dạ. Thời nước Anh còn sử dụng xe ngựa, những chiếc áo khoác thường được thiết kế 2 túi nhỏ bên phải. Nó được dùng để đựng tiền xu cho các điểm thu phí thuận tiện hơn. Về sau, những người soát vé cũng hay sử dụng chiếc túi này để cất giữ vé.

Lề giấy. Trước đây, các nhà văn thường rất tiết kiệm giấy khi viết. Tuy nhiên, họ sớm nhận ra rằng chuột thường gặm phần gáy sách. Điều này khiến những thông tin hữu ích bị mất đi. Để giữ an toàn cho nội dung chính, phần lề sách từ đó được ra đời.

Cửa lưới lò vi sóng. Lò vi sóng có thể làm nóng thức ăn rất nhanh bằng cách sử dụng bức xạ, tập trung toàn bộ nhiệt vào thực phẩm. Các tấm lưới được thiết kế có tác dụng phản xạ năng lượng, ngăn không cho chúng thất thoát ra ngoài. Mặt khác, thiết kế cửa lưới cũng giúp người nấu quan sát được tình hình làm chín bên trong.

Bong bóng bọc hàng. Bong bóng bọc được sản xuất năm 1957 nhằm mục đích tạo ra sản phẩm có kết cấu độc đáo. Tuy nhiên, ý tưởng này thất bại ngay từ khi ra mắt. Để tận dụng, họ nghĩ đến sử dụng bong bóng làm vật cách nhiệt song không thành. Cuối cùng, nó được quảng cáo như một vật liệu đóng gói, giúp công ty thu về hàng tỷ đô mỗi năm.

Gối cắm ghim. Gối cắm ghim không chỉ là nơi tập hợp những chiếc ghim sắc nhọn, đảm bảo an toàn. Nó còn có ý nghĩa giúp ghim, kim không bị hoen gỉ, luôn được sắc bén. Dù vậy, bạn cần chú ý tuyệt đối không để chúng bị ngấm nước.

Vết lõm trên bình sữa. Giống như tất cả các thực phẩm tươi sống, sữa sẽ hỏng sau một thời gian. Lúc này, sữa sẽ tạo khí khiến phần chai bị phình to. Chính vì vậy, nhà sản xuất đặc biệt thiết kế phần lõm để hấp thụ áp suất từ các chất khí.

Điều này cũng hữu ích nếu bạn cần làm đông sữa, sữa sẽ nở ra khá nhiều khi ở trong tủ đông. Nếu không có vòng tròn nhỏ đó thì sữa sẽ nổ trong tủ lạnh vài ngày sau khi hỏng.

Tags:
Nuôi 3 người lớn bệnh tật, nữ sinh rửa bát thuê vẫn nhận học bổng Anh Quốc trị giá 1 tỷ đồng: giáo dục là vũ khí mạnh nhất

Nuôi 3 người lớn bệnh tật, nữ sinh rửa bát thuê vẫn nhận học bổng Anh Quốc trị giá 1 tỷ đồng: giáo dục là vũ khí mạnh nhất

‘Giáo dục là vũ khí mạnh nhất bạn có thể dùng để thay đổi thế giới’ - câu khẩu hiệu ở góc bàn học này là động lực khiến nữ sinh Nghệ An xuất sắc giành học bổng 1 tỷ đồng của Đại học Anh Quốc BUV.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất