10 lý do khiến bạn luôn cảm thấy đói và là dấu hiệu cảnh báo sức khoẻ có vấn đề

Cảm giác đói là một phần bình thường của cuộc sống và là tín hiệu cho thấy cơ thể bạn đang thiếu năng lượng cần thiết để hoạt động ở khả năng cao nhất.

06:00 24/08/2020

Hầu hết mọi người có xu hướng đói trước bữa ăn tiếp theo và cơn đói cũng có thể tăng lên nếu bạn tập thể dục nhiều hơn thường ngày.

Mặc dù vậy, các chuyên gia đã cảnh báo rằng nếu bạn luôn đói thì có thể bạn đã không cung cấp cho cơ thể mọi thứ cần thiết để có thể duy trì các hoạt động thường ngày.

10 lý do khiến bạn luôn cảm thấy đói và là dấu hiệu cảnh báo sức khoẻ có vấn đề - Ảnh 1.

Nếu bạn thường tìm bữa ăn nhẹ trong tủ lạnh thì có thể là bạn đã không cung cấp cho cơ thể những thứ cần thiết

Để có thể hạn chế cơn đói, chúng ta cần cung cấp năng lượng cho cơ thể với một chế độ ăn uống cân bằng, cũng như đảm bảo rằng cơ thể chúng ta luôn có đủ nước.

Nếu cảm giác thèm ăn ngày một tăng lên có thể do tác dụng của thuốc hoặc sự thay đổi lối sống.

Các chuyên gia cho biết, có rất nhiều lý do khiến bạn không thể hạn chế những cơn đói, liên tục cảm thấy đói bụng và cảnh báo rằng một số triệu chứng có thể là do tình trạng sức khoẻ tiềm tàng.

1. Căng thẳng

Căng thẳng có tác động tiêu cực đến cuộc sống của chúng ta và có thể làm tăng và giảm mức độ đói.

Sự gia tăng cảm giác đói cũng có liên quan đến tâm trạng, khi có nhiều người cảm thấy đói hơn sau những thời gian căng thẳng.

Ông David Schlundt, phó giáo sư tâm lý học tại Đại học Vanderbilt cho biết, nếu cảm giác thèm ăn gia tăng mạnh thì đó có thể là dấu hiệu của một chứng rối loạn trầm cảm nghiêm trọng.

Ông cũng cho biết trên trang Good Housekeeping rằng những người không muốn ăn khi họ đang căng thẳng đang cảm thấy mất kiểm soát với hành vi của mình.

10 lý do khiến bạn luôn cảm thấy đói và là dấu hiệu cảnh báo sức khoẻ có vấn đề - Ảnh 2.

Sự căng thẳng có thể gia tăng cảm giác đói của bạn

2. Thiếu ngủ

Theo các nhà nghiên cứu tại Đại học Loughborough, những người ngủ ít hơn có chỉ số khối cơ thể (BMI) cao hơn những người ngủ đủ thời lượng khuyến cáo từ 6 đến 8 giờ mỗi đêm.

Một lập luận cho rằng thiếu ngủ tác động đến các hormone điều chỉnh sự thèm ăn của chúng ta như leptin và ghrelin.

Leptin được tiết ra từ các tế bào mỡ trong cơ thể và gửi tín hiệu đến não để ức chế cơn đói.

10 lý do khiến bạn luôn cảm thấy đói và là dấu hiệu cảnh báo sức khoẻ có vấn đề - Ảnh 3.

Sự thiếu ngủ có thể làm tăng cơn đói của bạn

Ghrelin được tiết ra từ dạ dày để kích thích sự thèm ăn, cũng như khuyến khích cơ thể tích trữ chất béo.

Sự thiếu ngủ có thể làm giảm quá trình giải phóng leptin và tăng lượng ghrelin - và điều này có thể giải thích mối liên hệ rõ ràng giữa giấc ngủ và béo phì.

Các nghiên cứu cũng cho thấy thiếu ngủ có thể làm cơ thể tăng giải phóng insulin – một hormone điều chỉnh lượng đường glucose có trong máu cũng như "hormone căng thẳng", cortisol.

Cả hai đều có liên quan đến việc tăng cân và sự tích trữ nhiều chất béo hơn của cơ thể. Tất nhiên, nghiên cứu này không nói rằng tất cả những người dễ tỉnh giấc chắc chắn hay đều bị thừa cân.

Trên tờ The Sun, chuyên gia Emma Bullock-Lynch đến từ thương hiệu thực phẩm thông minh hữu cơ Human Food cho biết bạn sẽ không cảm thấy đói vì thiếu vi chất dinh dưỡng, nhưng điều đó có thể khiến bạn cảm thấy mệt mỏi.

3. Khát nước

Khát thường bị nhầm với đói vì cơ thể đôi khi xử lý cảm giác khát giống như cách nó xử lý cơn đói.

Lượng nước bạn uống cũng có thể ảnh hưởng đến cảm giác no của bạn.

Nếu bạn nghĩ rằng bạn đang đói, bạn có thể thực sự bị mất nước. Các chuyên gia cũng khuyên rằng bạn nên uống nhiều nước hơn nếu bạn đang cố gắng giảm cân.

Cảm giác khát nước cũng có thể gây ra bởi loại thực phẩm bạn đang ăn. Nếu bạn thích ăn các đồ mặn như khoai tây chiên thì có khả năng là bạn đang thực sự bị mất nước.

Muối kích thích cơn khát và giúp cơ thể giữ nước. Vì vậy, nếu bạn không uống đủ nước, bạn sẽ thường cảm thấy mệt mỏi hay hoạt động khó khăn.

Cơ thể cần muối để hoạt động nhưng quá nhiều có thể gây ra huyết áp cao.

10 lý do khiến bạn luôn cảm thấy đói và là dấu hiệu cảnh báo sức khoẻ có vấn đề - Ảnh 4.

Bạn có thể chỉ đang khát khi bạn cảm thấy đói.

4. Bỏ bữa sáng

Bỏ bữa sẽ khiến bạn cảm thấy đói hơn vào cuối ngày và có thể dẫn đến việc ăn quá nhiều.

Chuyên gia dinh dưỡng Jane Clark - người sáng lập trang Nourish-by-Jane-Clarke cho rằng bạn nên đặt mục tiêu có một bữa sáng lành mạnh khi bắt đầu ngày mới.

Cô cho biết, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra việc ăn ngay sau khi thức dậy có thể giúp cân bằng lượng hormone và lượng đường trong máu để mang lại năng lượng và sự tập trung cho ngày mới, đây là một thói quen mà cô ấy khuyên mọi người nên làm theo.

"Bạn có thể tận dụng tối đa các ưu đãi của siêu thị gần nhất để mua những túi hoa quả mà bạn có thể hầm chung với nhau và giữ trong tủ lạnh cho những bữa sáng."

"Táo, lê và các loại quả khác được hầm cho đến khi mềm cùng một ít nước táo và dùng với sữa chua Hy Lạp sẽ rất tốt cho sức khỏe và đường ruột của bạn."

"Hoặc bạn có thể ăn trứng luộc với bánh mì nướng để cung cấp năng lượng cho đến giờ ăn trưa."

Jane cũng nói rằng việc ăn sáng cũng có một tác dụng tâm lý rất tốt: Cảm giác đã ăn uống đầy đủ giúp bạn kiểm soát tốt cơ thể, vì vậy bạn có xu hướng duy trì công việc tốt trong suốt cả ngày.

10 lý do khiến bạn luôn cảm thấy đói và là dấu hiệu cảnh báo sức khoẻ có vấn đề - Ảnh 5.

Ăn một bữa sáng đầy đủ giúp giảm các giác đói

5. Ăn uống theo cảm xúc

Tất cả chúng ta đều đã tìm đến tủ kem hoặc thanh sô cô la khi có một ngày tồi tệ, và các chuyên gia nói rằng điều này là do bạn cảm thấy như bị mất kiểm soát và muốn giải tỏa căng thẳng một cách tạm thời.

Schlundt nói rằng những người "ăn uống theo cảm xúc" có thể không hạn chế thời điểm và đồ mà họ ăn, và tất cả những điều này đều thể ảnh hưởng đến sự thèm ăn.

Jane nói thêm: "Nếu bạn là người ăn uống theo cảm xúc, bạn có thể thấy rằng mình ăn để giải quyết những cảm giác khó chịu, bạn có thể thèm đồ ngọt hoặc đồ ăn nhẹ không lành mạnh khi mức độ căng thẳng tăng cao.

"Ăn khi đang căng thẳng là một cơ chế đối phó phổ biến khi đối mặt với áp lực, nhưng nó không phải là một cách tốt để giảm căng thẳng", cô nói.

10 lý do khiến bạn luôn cảm thấy đói và là dấu hiệu cảnh báo sức khoẻ có vấn đề - Ảnh 6.

Những người ăn theo cảm xúc thường hạn chế ở tần suất họ ăn

6. Thiếu protein

Chế độ ăn uống thiếu protein có thể dẫn đến cảm giác đói.

Chuyên gia về bệnh béo phì Julie Bernard cho biết: "Chế độ ăn uống ít protein cũng có thể dẫn đến cảm giác đói thường xuyên, mặc dù họ có thể đang tiêu thụ một lượng calo cao hơn".

Theo Julie, protein có hiệu quả hơn carbohydrate khi ngăn chặn cảm giác đói.

Nếu bạn đang gặp vấn đề với việc bổ sung protein vào chế độ ăn uống khi bạn là người ăn chay hoặc thuần chay, thì nhiều thương hiệu hay siêu thị hiện đang cung cấp các lựa chọn thay thế như xúc xích chay, đồ ăn nhẹ và đồ ăn vặt sẽ giúp bạn hoạt động suốt cả ngày.

Việc bị thiếu protein cũng có thể dẫn đến giảm cân và sự tích tụ mỡ trong gan.

Emma nói rằng: "Chế độ ăn ít protein và chất xơ có liên quan đến sự tăng cảm giác đói. Việc ăn không đủ chất béo cũng làm giảm cảm giác no và tăng cảm giác đói".

10 lý do khiến bạn luôn cảm thấy đói và là dấu hiệu cảnh báo sức khoẻ có vấn đề - Ảnh 7.

Thiếu thực phẩm giàu protein có thể khiến bạn cảm thấy đói

7. Ăn quá nhiều đường

Nếu bạn là người thích ăn đồ ngọt thì khả năng là trước đó bạn đã từng bị "hạ đường huyết".

Điều này xảy ra khi bạn có đường trong máu thấp sau khi ăn một thứ gì đó cực kỳ ngọt. Và có thể khiến bạn phải ăn nhiều thức ăn hơn sau này.

Lượng đường trong máu liên tục tăng cao có thể dẫn đến bệnh tiền tiểu đường.

Kháng insulin có thể làm mất khả năng kiểm soát sự thèm ăn và khiến bạn cảm thấy đói trong thời gian dài hơn.

Emma nói thêm rằng: "Cảm giác đói tăng lên cũng có thể là dấu hiệu của các tình trạng sức khỏe tiềm tàng như bệnh tiểu đường và hội chứng cường giáp."

"Nếu bạn lo lắng về việc kiểm soát cơn đói của mình, bạn nên tham khảo lời khuyên của các chuyên gia."

8. Tập thể dục

Tập thể dục nhiều có thể sẽ khiến chúng ta cần nhiều thức ăn hơn để cung cấp năng lượng cho cơ thể.

Điều quan trọng là thói quen tập thể dục cần phải phù hợp với chế độ ăn uống và cơ thể bạn phải được cung cấp những gì cần thiết để thực hiện việc tập thể dục đó.

Không ăn một bữa ăn bổ dưỡng trước khi tập thể dục, vì nó có thể dẫn đến cảm giác đói cồn cào vào cuối ngày.

Có một chế độ dinh dưỡng đúng cũng là điều tối quan trọng để phục hồi cơ bắp của bạn sau khi tập.

9. Thiếu chất xơ

Julie đã nói rằng sự thiếu chất xơ có thể dẫn đến những cơn đói thường xuyên.

Chất xơ cũng sẽ bị phân hủy từ từ cùng với sự tiêu hóa đường. Điều này dẫn đến lượng đường trong máu được giữ ổn định hơn, và giảm cảm giác đói.

Khi ăn thực phẩm giàu chất xơ, chúng ta cũng sẽ mất nhiều thời gian để nhai hơn và do đó có thể làm tăng cảm giác no.

10. Có quá nhiều carbs

Mặc dù không nên loại bỏ hoàn toàn một nhóm thực phẩm khỏi chế độ ăn uống, nhưng nếu tiêu thụ quá nhiều carbohydrate có thể có hại cho cơ thể.

Các loại thực phẩm như bánh mì trắng và mì ống có thể kích hoạt lượng insulin tăng đột biến, giúp điều chỉnh lượng đường trong máu.

Julie nói rằng việc tiêu hóa tinh bột dẫn đến năng lượng được đốt cháy một cách nhanh chóng.

Ngay sau khi lượng đường trong cơ thể tiêu hóa hết, bạn có khả năng sẽ cảm thấy đói thêm một lần nữa.

*Theo Thesun

Link nguồn: http://phapluatbandoc.giadinh.net.vn/tin-moi/10-ly-do-khien-ban-luon-cam-thay-doi-va-la-dau-hieu-canh-bao-suc-khoe-co-van-de-221524

Tags:
Bất ngờ với cương lĩnh rắn của đảng Dân chủ: Lý do Bắc Kinh vẫn 'thở phào' nếu ông Biden đắc cử

Bất ngờ với cương lĩnh rắn của đảng Dân chủ: Lý do Bắc Kinh vẫn "thở phào" nếu ông Biden đắc cử

Dự thảo cương lĩnh hoạt động của đảng Dân chủ về quan hệ Mỹ-Trung cho thấy Mỹ không có ý định giảm căng thẳng với Trung Quốc.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất