10 năm gian nan xin thường trú nhân của người phụ nữ gốc Việt

Xuân đến Úc khi mới 19 tuổi. Năm đó, người nhà của em bảo lãnh em sang Úc bằng visa du lịch. Cũng như bao người di dân khác đến Úc muốn có cuộc sống tốt hơn và không muốn quay về Việt Nam để chịu cuộc sống cực khổ, Xuân quyết định mạo hiểm với một con đường khác để xin ở lại Úc.

12:30 23/11/2020

Xuân được người quen giới thiệu một anh chàng người Úc. Sau khi tìm hiểu, Xuân kết hôn để nộp hồ sơ ở lại Úc. Em chuẩn bị nộp hồ sơ kết hôn với cuộc hôn nhân chóng vánh. Nhưng lúc đó em đâu biết rằng trên visa du lịch của em có điều khoản cấm 8503, em không thể nộp visa kết hôn ở Úc. Và rồi chuyện gì đến cũng đến, visa của em sắp hết hạn. Có một người khuyên em nên nộp visa tị nạn. Và sóng gió trong cuộc hành trình đến thường trú Úc của em bắt đầu từ đó.

Visa tị nạn bị từ chối. Xin miễn điều khoản cấm không thành

Sau khi nộp visa tị nạn, chỉ vỏn vẹn vài tháng thì hồ sơ của Xuân đã bị từ chối. Cũng trong lúc đó, em nhờ một văn phòng nào đó xin miễn điều khoản cấm trên visa du lịch của mình nhưng cũng không thành. Em nộp đơn khiếu nại visa tị nạn, rồi đơn khiếu nại cũng bị từ chối. Visa của em lại một lần nữa hết hạn. Con đường định cư Úc của em bế tắc. Em và chồng cũng ly hôn vì xảy ra nhiều mâu thuẫn vì lúc đó em còn quá trẻ và cuộc hôn nhân đến trong sự vội vàng. Sau ly hôn, em chấp nhận ở Úc không có visa để chờ đợi một ngày nào đó em sẽ tìm ra con đường đi mới cho mình. Sự chờ đợi của em là một quãng thời gian dài đằng đẵng gần 8 năm trời.

Cánh cửa với tia hy vọng được mở ra

Cuối năm 2017, tôi nhận được cuộc gọi của Xuân, em bảo rằng em đọc được một số bài viết của tôi và quyết định tìm đến văn phòng tôi để được giúp đỡ. Trong buổi cố vấn đầu tiên, em kể tường tận cho tôi nghe về hoàn cảnh của em. Khi em gặp tôi thì đã gần 8 năm kể từ ngày em sang Úc. Tại thời điểm đó, em không có visa. Xuân cho tôi biết rằng em đã kết hôn với một người Việt quốc tịch Úc, và vừa sinh được con gái đầu lòng. Em muốn xin gỡ bỏ điều khoản cấm trên visa cũ, muốn nộp visa kết hôn để ở lại Úc. Vợ chồng em không muốn xa nhau. Em và chồng đã tìm đến các văn phòng luật sư khác để tìm sự giúp đỡ và ai cũng bảo rằng hồ sơ của em đã bế tắc, và em phải về Việt Nam mới có thể nộp visa sang lại Úc được; việc nộp visa ở Úc là không khả thi. Vậy nên khi biết văn phòng Di Trú Đào Nguyễn, em đã tìm đến với hy vọng sẽ được ở lại Úc.

10 năm gian nan xin thường trú nhân của người phụ nữ gốc Việt - ảnh 1

Khi nghe xong câu chuyện của em, không một chút chần chừ, tôi bảo em xin lại hồ sơ cũ của em để tôi tiến hành giải trình, xin miễn điều khoản cấm để em có thể nộp visa kết hôn ở Úc. Tôi tự tin là mình sẽ làm được cho em.

Điều khoản cấm được miễn sau 10 ngày nộp đơn

Hồ sơ của Xuân phải giải trình khá nhiều và khá gay cấn vì em đã từng có chồng rồi ly hôn, em đã từng nộp visa tị nạn và hồ sơ bị từ chối ở tòa, bên cạnh đó tôi phải đưa ra được những lý do thuyết phục để xin miễn điều khoản cấm 8503.

Tôi là một người luôn đi thẳng vào vấn đề. Đơn giải trình chỉ vỏn vẹn 5 trang giấy, nhưng không hề kém sức thuyết phục.

Chỉ sau 10 ngày sau khi nộp đơn, chúng tôi vui mừng khi nhận được tin Bộ Di Trú đã chấp nhận gỡ bỏ điều khoản cấm 8503 cho Xuân. Và thế là em đã có thể nộp visa kết hôn ở trên nước Úc, không bị về Việt Nam để chờ đợi visa.

Mặc dù vậy, hồ sơ của em chưa kết thúc ở đây, mà em còn bị vướng thêm một điều khoản dành cho người sống bất hợp pháp.

Xin miễn điều khoản cấm cho người ở lậu

Bởi vì Xuân đã sống bất hợp pháp ở Úc trong một thời gian khá dài nên em cần phải đưa ra lý do bắt buộc hoặc lý do nhân đạo để em có thể xin được cấp visa ở Úc.

Trong trường hợp của em, vì em đã có con nên đây là một lợi thế. Tuy nhiên, thời gian em ở quá hạn tại Úc khá lâu, nên việc trình bày lý do bắt buộc và lý do nhân đạo cũng khó khăn hơn bình thường. Theo luật di trú Úc hiện nay, không phải có con là sẽ xin miễn được điều khoản 3 dành cho người sống bất hợp pháp. Có những trường hợp có con vẫn có thể bị từ chối visa.

10 năm gian nan xin thường trú nhân của người phụ nữ gốc Việt - ảnh 2

Hồ sơ visa hôn nhân của em được đưa vào kèm theo đơn giải trình điều khoản sống bất hợp pháp đã được soạn chi tiết. Lúc đó, trong lòng em đã nhẹ nhõm đi được phần nào khi cầm trên tay tấm visa chờ (bridging visa).

Từ tạm trú đến thường trú trong tích tắc

Bẵng đi 1,5 năm chờ di trú xét hồ sơ, cuối cùng tôi cũng nhận được thông báo yêu cầu khám sức khỏe để được cấp visa. Lúc này, tôi biết rằng đơn xin miễn điều khoản sống bất hợp pháp đã được chấp nhận. Lòng thầm vui mừng cho em.

Sau khi hoàn thành xong thủ tục khám sức khỏe và lý lịch tư pháp, Xuân đã được cấp visa tạm trú Úc. Em vui mừng khôn xiết vì đây là lúc em có thể kết thúc khoảng thời gian sống trong phập phồng lo sợ.

10 năm gian nan xin thường trú nhân của người phụ nữ gốc Việt - ảnh 3

Nhưng linh cảm cho tôi biết điều gì đó còn thiếu sót trong hồ sơ này. Tôi ngồi xem lại hồ sơ của em, xem lại tờ giấy kết hôn thì phát hiện lẽ ra em phải được luôn visa thường trú, nhưng Bộ Di Trú chỉ cấp visa tạm trú.

Tôi tức tốc soạn email gửi cho Bộ Di Trú để xin luôn visa thường trú cho em, vì theo luật thì em đã đủ điều kiện để được cấp visa thường trú. Ngay hôm sau, khi kiểm tra email thì đập vào mắt tôi đó là visa thường trú của Xuân. Tôi lập tức báo tin mừng cho em, em muốn hét lên vì sung sướng.

Vậy là kết thúc chặng đường 10 năm dài đằng đẵng cùng với bao nhiêu khó khăn, bao nhiêu sóng gió. Nay em đã chính thức là thường trú nhân của Úc, em đã có thể về Việt Nam ăn một cái tết trọn vẹn và ấm cúng cùng gia đình mà em mong ước trong 10 năm qua.

Tên nhân vật đã được thay đổi vì lý do riêng tư.

Tags:
Không từ bỏ tới giây phút cuối: Trước ông Trump, tổng thống Mỹ nào cũng 'bám trụ' tới cùng?

Không từ bỏ tới giây phút cuối: Trước ông Trump, tổng thống Mỹ nào cũng "bám trụ" tới cùng?

Trong những ngày qua, các nguồn tin thân cận cho biết ông Trump dành nhiều thời gian để xem tivi và đưa ra các cách để chứng tỏ rằng mình vẫn có thể thắng.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất