100 năm cuộc chiến Chính – tà, hồi cuối cùng TT Trump phải đối mặt những thách thức nào?

Cuộc chiến chính tà đã kéo dài suốt cả trăm năm trong lòng nước Mỹ, hiện tại đã đến hồi cuối cùng. Tổng thống Donald Trump đang phải đối diện với nhiều thách thức khi dẫn dắt người dân Mỹ yêu nước chống lại thế lực tà ác này. Đó là giới tinh hoa học thuật, giới chính trị và truyền thông bị điều khiển bởi Trung Quốc…

21:30 11/12/2020

Cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2020 không chỉ trở thành tâm điểm chú ý của người dân Mỹ mà còn là tâm điểm thu hút sự quan tâm của người dân toàn thế giới. Ngay cả ở Trung Quốc, có hơn 6.4 tỷ người đang theo dõi sự kiện này, mức độ chú ý cũng vượt xa các chủ đề khác. Tại bờ bên kia đại dương, một người Anh đã treo biểu ngữ lớn tại công viên Goodson với nội dung: “Toàn thế giới đều biết rõ ông Trump đã chiến thắng! Nhưng các kênh thông tấn như AP (Associated Press), NYT (New York Times), CNN (Cable News Network)… lại đồng loạt đưa tin Biden thắng cử!”.

Cả nước Mỹ và thế giới đều biết về gian lận trong bầu cử Tổng thống năm 2020 tại Mỹ. Vì điều gì mà cái được gọi là “truyền thông chính thống” lại không biết? Cũng như cả thế giới biết về vụ bê bối “Ổ cứng” của nhà Biden, nhưng các kênh truyền thông chính thống lại giả vờ không biết? 

Tổng thống Trump đã đụng đến lợi ích của ai? Vì sao mà những “phương tiện truyền thông chính thống” vốn tự xưng là có “uy tín cao” này lại đồng loạt tấn công ông một cách triệt để như vậy? Tại sao họ biết rõ rằng hình ảnh của tờ báo sẽ bị hủy hoại khi đăng những bản tin giả mạo, nhưng họ vẫn làm?

“Triều đại đỏ” lén lút xâm nhập nước Mỹ từ những năm 1930

Vào những năm 1930 của thế kỷ trước, có hai tác phẩm đã gây ra ảnh hưởng sâu rộng trên toàn nước Mỹ. Đó là cuốn sách “10 ngày chấn động thế giới” (Ten Days That Shook the World) viết về Cách mạng tháng 10 Nga của nhà báo John Reed, xuất bản năm 1919, và cuốn sách “Ngôi sao đỏ chiếu rọi Trung Quốc” (Red Star Over China) của Edgar Snow, xuất bản năm 1937.

Reed là một trong ba người Mỹ được chôn cất tại nghĩa trang cách mạng Kremlin, Nga, ông là một nhà hoạt động theo Chủ nghĩa Cộng sản. Đối với cuộc cách mạng tháng 10 Nga mà nói, ông nhìn nhận rằng đây là một hiện tượng mới. Còn Snow cũng là người bạn đường của Chủ nghĩa Cộng sản. Cuộc hội đàm của ông với Chủ tịch Mao Trạch Đông tại một hang động thuộc tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc được Trung Quốc mô tả là “cuộc nói chuyện cởi mở công khai và trong suốt”. 

Những người Anh tới Mỹ đầu tiên ngồi trên con tàu Mayflower, họ dùng tự do tín ngưỡng làm nền tảng lập quốc. Nước Mỹ được gọi là “Ngọn hải đăng hy vọng”, là “Quốc gia của Chúa”, trên mỗi đồng đô la Mỹ đều in dòng chữ “In God We Trust” (Chúng tôi tin vào Chúa). Theo quan niệm truyền thống của Mỹ, từ khi lập quốc, Chính phủ đóng vai trò như “người gác đêm”, tức là người bảo vệ và duy trì trật tự xã hội chứ không phải là người sử dụng quyền lực để cướp đoạt lợi ích. Điểm này tương tự với nội hàm “thế Thiên hành đạo” (thay Trời hành đạo), “thuận Thiên nhi hành” (làm theo ý Trời) trong văn hóa truyền thống Trung Hoa khi xưa.

Vào năm 1929, ở phương Tây xảy ra đại khủng hoảng kinh tế trầm trọng, các công xưởng đồng loạt đóng cửa, người dân thất nghiệp. Trong bối cảnh như vậy, Chủ nghĩa Cộng sản xuất hiện ở Liên Bang Xô Viết và Trung Quốc được các phóng viên phương Tây tô vẽ trở thành “phương thuốc mới” cải biến thế giới. 

“Chính sách kinh tế mới của Roosevelt” (Roosevelt’s New Deal) ở Mỹ đúng là đã bị dẫn dắt bởi nền kinh tế kế hoạch của Liên Bang Xô Viết. Nếu đem so sánh với xã hội truyền thống “vô vi nhi trị” (lấy đạo đức cảm hóa người dân thông qua đó ổn định xã hội) trước đó thì chính phủ Mỹ đã bước sang con đường trở thành đại chính phủ và đi theo chủ nghĩa can thiệp. Nhà tư tưởng phái bảo thủ Dinesh D’Souza đã chỉ ra trong tác phẩm “Đại dối” như sau: “Về cơ bản, Chính sách kinh tế mới của Roosevelt đã gióng lên hồi chuông báo tử cho nền kinh tế thị trường tự do của Mỹ”.

Đến năm 1963, Tổng thống Johnson đã phát động phong trào “Tuyên chiến với đói nghèo” và vận động “Xã hội vĩ đại”. Mà cương lĩnh của “Xã hội vĩ đại” không khác gì “Cương lĩnh mới của Đảng Cộng sản Mỹ”. Cũng vào những năm 60, tại Trung Quốc phát sinh cuộc cách mạng văn hóa, phong trào Cộng sản cũng thổi tới phương Tây, lối sống buông thả như Hippie đường phố, phản truyền thống, phản quyền uy, phản đạo đức, giải phóng tình dục, hút hít ma túy, và các hình thức văn nghệ theo trường phái hiện đại chứa đựng đầy yếu tố bạo lực, ma quái và kích thích dục tính, đâu đâu cũng có. 

Sau khi những thanh niên trẻ của thập niên 60 gặp thất bại trong cuộc cách mạng đường phố, một số người trong đó đã tiến nhập vào các trường đại học và viện nghiên cứu, hoàn thành văn bằng thạc sỹ, tiến sỹ, rồi dần dần gia nhập vào giới chủ lưu của xã hội Mỹ, giương cao cờ hiệu “chủ nghĩa tiến bộ”, “chủ nghĩa lý tính”, mang theo gen di truyền của chủ nghĩa xã hội thâm nhập vào xã hội Hoa Kỳ. Cuộc cách mạng không bạo lực đã âm thầm len lỏi bám rễ vào xã hội Mỹ suốt mấy chục năm, gọi là “cuộc trường chinh dài trong hệ thống”. Các loại biến thể của chủ nghĩa Mác đã xâm nhập cơ thể xã hội Mỹ, hơn nữa nó còn có đủ năng lực tự mình sinh sôi nảy nở cùng phát triển. 

Có thể nói, cho tới sau thập niên 70, 80 của thế kỷ trước, phần lớn những người Mỹ chịu nhận ảnh hưởng của Chủ nghĩa xã hội đã tiến nhập vào xã hội chủ lưu, các kênh truyền thông chủ yếu của xã hội Mỹ, các trường đại học, cao đẳng, và Hollywood đã trở thành đại bản doanh của phe cánh tả. Bên trong Nhà Trắng, các đời tổng thống cũng cũng có chút thay đổi theo phái cánh tả, từ những năm 90 trở lại đây, xu hướng này ngày càng mạnh mẽ và đạt đỉnh điểm vào mấy năm gần đây. 

Chủ nghĩa xã hội đã hoàn toàn bao phủ nước Mỹ, nó đã hoành hành tại Hoa Kỳ đạt đến mức độ không còn kiêng nể gì nữa. Nhiều người trẻ trong trường đại học còn công nhiên lớn giọng cho rằng chủ nghĩa xã hội là tốt.


Ảnh: NTDVN tổng hợp.

Ông trời bù đắp cho những người cần cù lao động, đó là một quy luật thường tình hợp với luân lý của con người, tuy nhiên, vô Thần luận lại không cho là như thế. Nó cho rằng  con người sinh ra là như nhau, không có phân biệt giàu nghèo, nếu có người giàu có thì nhất định là do họ đi chiếm đoạt trước tài sản của người khác. Lối tư duy này còn gọi là quan niệm “hiện đại”, làm cho phong trào chủ nghĩa xã hội ngày càng trở nên nghiêm trọng. 

Gần một thế kỷ trở lại đây, nước Mỹ trở thành trung tâm kinh tế, văn hóa, mọi hoạt động ở quốc gia này đều ảnh hưởng đến toàn thế giới. Cho đến thời điểm hiện tại, mặc dù “triều đại đỏ” đã tung hoành khắp nơi, tàn sát bừa bãi nhưng nước Mỹ vẫn là quốc gia mà chính phủ tập trung ít quyền lực nhất, vẫn là nước giữ vai trò lực lượng đầu tàu gìn giữ trật tự thế giới. Nhưng nếu như chính phủ Mỹ tập trung quyền lực cao nhất, thu thuế cao, phúc lợi xã hội chủ nghĩa chiếm vị trí chủ đạo, cùng với ủng hộ phá thai, đồng tính luyến ái, chuyển giới, thì xã hội Mỹ sẽ biến thành như thế nào? 

Vào thế kỷ 16, nhà tiên tri nổi tiếng người Pháp Nostradamus đã tiên đoán: “Đến lúc đó Marx sẽ thống trị thế giới, nói rằng đó là để con người có một cuộc sống hạnh phúc”. Những thứ gọi là phúc lợi xã hội hiện nay chẳng phải là cái mà Chủ nghĩa Cộng sản thực hiện ở các nước tư bản phát triển sao? Đây chính là cuộc cách mạng không bạo lực. 

Thách thức mà Tổng thống Trump phải đối mặt: Cuộc chiến chính tà kéo dài gần một thế kỷ

Cựu Tổng thống Mỹ Reagan từng nói: “Chúng ta thường nghĩ rằng xã hội quá phức tạp, không thể dựa vào quyền tự trị. Một chính phủ do giới tinh hoa kiểm soát sẽ tốt hơn một chính phủ do nhân dân điều hành. Nhưng là, khi mỗi người trong chúng ta không thể tự quản lý mình, ai sẽ có khả năng quản lý người khác?”

Phần đông người thuộc phái bảo thủ lo lắng cho tương lai của Hoa Kỳ, bởi vì họ đã thấy rằng, từ những năm 1930, Hoa Kỳ đã bị ăn mòn bởi triều đại đỏ dưới lớp áo của “chủ nghĩa tự do”. Ai có thể thanh lý sạch thứ ung nhọt nặng như vậy?

Trump đứng lên và nói: “Chúng tôi tôn thờ Chúa, không sùng bái chính phủ”.

Trump đã làm sống lại các giá trị truyền thống, thổi kèn lệnh hút cạn đầm lầy, tạo nên sự hoảng loạn trong giai cấp quyền lực và các nhóm lợi ích. Vốn dĩ, các chính trị gia, đại gia công nghệ, tập đoàn đa quốc gia và giới truyền thông đã quen với sự móc nối giữa quyền lực và lợi ích, hình thành nên một sự cân bằng mỏng manh, nhưng lại có “một con voi xông vào hàng đồ sứ”.

Kể từ khi Trump tuyên bố tranh cử tổng thống vào ngày 16/6/2015, giới truyền thông Mỹ đã không ngừng công kích ông.

Trên thực tế, đối với nhiều chuyên gia chính trị nhận xét, việc Trump đắc cử gần như là một kỳ tích. Vào tháng 1/2017, Trump đã tuyên thệ nhậm chức, “Tôi sẽ làm rung chuyển con đường chính trị ở cả hai phe quyền lực, bởi vì tôi sẽ không bị mua chuộc. Tôi muốn đưa nước Mỹ trở lại, một lần nữa khiến nước Mỹ vĩ đại và phồn vinh trở lại”. Lời nói này giống như một mũi kim đâm sâu vào tập đoàn lợi ích và nhóm người hy vọng thực hiện tập trung quyền lực của thế lực ngầm hắc ám. 

Donald Trump đang tuyên thệ nhậm chức Tổng thống Hoa Kỳ vào tháng 1/2017 (ảnh: Wikipedia).

Khi Trump vào Nhà Trắng, ông chỉ nói sự thật và nói thẳng, điều này hoàn toàn khác với các cách làm trước đây của Nhà Trắng. Trước đây, các đời tổng thống Mỹ và các chính trị gia khác thường bị giới truyền thông chế ước hoặc hạn chế, giữ mặt mũi cho truyền thông, bên nào cũng thuận lợi, gọi là PR (quan hệ công chúng). Nhưng Trump không tin tà ác, ông trực tiếp gọi những kênh truyền thông này là “Báo chí giả” (Fake news).

Cựu Chủ tịch Hạ viện, Newt Gingrich không e ngại mà nói thẳng: “Donald Trump sẽ đại biểu cho ngày tận thế của phương tiện truyền thông giả”. Tuy nhiên, tình thế mà Trump phải đối mặt cũng không hề đơn giản. Đối với dân chúng mà nói, rất nhiều tin tức thật thật giả giả lại có sức thuyết phục và cuốn hút người xem. Do vậy mà điều này khiến nhiều người hiểu lầm và bất bình với Tổng thống Trump. 

Theo Trung tâm Nghiên cứu Truyền thông nhận thấy, ngay từ năm đầu tiên lên nắm quyền, Tổng thống Trump đã phải đối diện với sự kiện “Cổng Nga”. Giới truyền thông và những thành phần hủ bại muốn dựng nên sự kiện này nhằm bôi nhọ và hạ thấp uy tín của ông. Năm 2017, 3 kênh truyền hình hàng đầu của Mỹ như ABC, CBS, NBC đã liên tục đưa tin tức bôi nhọ Trump vào khung giờ vàng tin tức mỗi tối. Số bản tin lên tới 3430 tin tức, tổng thời lượng gần 100 giờ, chiếm 1/3 tổng số bản tin.

Tuy nhiên trong vụ bê bối thương mại và chính trị khác của Đảng Dân chủ, vụ “cổng mỏ uranium” (Hillary Clinton’s “uranium mine gate”), mặc dù có bằng chứng và điều tra cụ thể, tuy nhiên từ tháng 1 đến cuối tháng 10/2017, chỉ có đài CBS đưa tin với thời lượng 69 giây trong chương trình trò chuyện “Face the Nation”. Còn ABC và NBC đã không báo cáo gì và hoàn toàn ỉm đi sự kiện này. 

Vào tháng 9/2018, Tờ New York Times đã đăng một bài bình luận của một nhân vật tự xưng là quan chức cấp cao của Nhà Trắng ẩn danh, chỉ trích Tổng thống Trump gây chia rẽ đất nước. Thông thường, tờ báo chấp nhận đăng những bài báo ẩn danh đều sẽ tự làm giảm uy tín của mình trong lòng độc giả, tuy nhiên với các phương tiện truyền thông lớn ở Mỹ lại tình nguyện làm việc này. 

Ví dụ nổi bật nhất là vụ luận tội Tổng thống Trump, bắt đầu vào ngày 24/9/2019 và Thượng viện Liên bang đã ra phán quyết Trump vô tội vào ngày 5/2/2020. Sự kiện này giống như một trò hề.

Ngoài ra, cái được gọi là phương tiện truyền thông chính thống thường dùng những sự vụ vụn vặt, thêm bớt từng phần, đưa tin thiên vị đã tạo ra rất nhiều chiêu trò bêu xấu Tổng thống Trump. Những tin tức giả mạo này là lý do khiến nhiều người dân Mỹ không biết được sự thật mà hiểu sai, ghét bỏ Trump, do vậy trong cuộc tổng tuyển cử này, họ sẵn lòng xóa và sửa phiếu bầu, ném phiếu bầu. Cách thức này liệu có khác gì trò dán nhãn, chụp mũ, đấu tố, bêu xấu trên đường phố mà Đảng Cộng sản Trung Quốc đã thực hiện kéo dài trong thời Cách mạng Văn hóa cho tới tận ngày nay? 

Từ quy mô gian lận của kỳ bầu cử lần này có thể thấy rõ thế lực chống lại Tổng thống Trump tụ tập đông chưa từng có. Họ liên thủ chặt chẽ trong một hệ thống dày đặc, nhiều tầng lớp và có chân rết ở khắp nơi. Họ có mặt trong chính quyền tiểu bang, liên bang, và các tổ chức khác như BLM, Antifa hay các tổ chức chống phát xít giả hiệu. 

Hoạt động chống Trump mạnh mẽ nhất là các công ty truyền thông lớn với sự hỗ trợ đắc lực của các nền tảng xã hội (Facebook, Twitter, youtube), Antifa (Antifa) và nhiều tổ chức cánh tả khác, các công ty công nghệ hàng đầu và lực lượng Trung Quốc. Vụ bê bối “Máy tính” kinh thiên động địa thì họ không nhắc đến, và cuộc bầu cử còn chưa kết thúc, họ lại không ngừng loan tin rằng “Biden thắng cử”… 

Tuy nhiên, Trump nhìn thấy rất rõ ràng và ông có phương pháp để ứng phó. Các lực lượng chính nghĩa đang được tập hợp lại để trợ lực cho trận quyết đấu Chính – tà vào thời khắc cuối cùng. 

Chính khí đang lên cao trên con đường chính nghĩa 

Vào ngày 13/11, khi cuộc chiến trong “Tổng tuyển cử” đang lên cao trào, chính quyền Trump đã tuyên bố rằng họ sẽ lật đổ bức tường lửa và cấm doanh nghiệp của Hoa Kỳ đầu tư vào các công ty quân sự của Trung Quốc.

Dưới thời TT Trump, Mỹ và Trung Quốc như nước với lửa, không thể dung hòa. Mặc dù Trung Quốc nói rằng nó “nằm ngoài vòng tròn” của cuộc bầu cử Hoa Kỳ, nhưng thực tế, nó lại liên quan đến việc tiến hay lùi của Mỹ cũng như thế giới. Tổng thống Trump đã lặp lại nhiều lần rằng: “Nếu Biden thắng, Trung Quốc sẽ thắng”. Nói thẳng ra, Trung Quốc với tư cách là thành trì của chủ nghĩa cộng sản, đã vươn lên thành nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới vào khoảng năm 2010. Nó không giấu giếm bản chất, tứ phương xuất kích, lấy tấm biển quảng cáo của Tân Hoa Xã treo tại trung tâm Quảng trường Thời đại của New York làm mồi nhử, điều này khiến hầu hết các kênh truyền thông chủ lưu của Mỹ lần lượt trúng phải những viên đạn bọc đường của Trung Quốc. Nếu Trung Quốc và thế lực ngầm của phe cánh tả hội tụ lại, đó mới là thời kỳ khởi đầu của chủ nghĩa vô Thần Marx và thảm họa đấu tranh giai cấp “nhất thống thiên hạ”. 

Chống lại Trung Quốc là một trong những thành tựu quan trọng nhất của Tổng thống Trump trong nhiệm kỳ đầu tiên. Chính quyền Trump là chính phủ Hoa Kỳ đầu tiên thực sự nhận ra lòng lang dạ sói của Trung Quốc trong nhiều thập kỷ qua. 

Chính quyền Tổng thống Trump là chính quyền Mỹ đầu tiên đưa ra nhận xét rằng: Hoa Kỳ đã đánh giá sai về Trung Quốc từ những năm 1930, nói lên sự khác biệt giữa Trung Quốc và người dân Trung Quốc, thực hiện phá bỏ bức tường lửa của Trung Quốc, áp dụng chế tài đối với các quan chức cấp phó của nhà nước Trung Quốc. 

Dưới sự lãnh đạo của Tổng thống Trump, chính phủ Hoa Kỳ đã đưa ra một số biện pháp đối phó với Trung Quốc, chẳng hạn như chiến tranh thương mại, truy quét gián điệp công nghệ của Trung Quốc, bao vây Huawei, điều tra các phương tiện truyền thông chính thức của Trung Quốc ở Hoa Kỳ, đóng cửa Tổng lãnh sự quán Trung Quốc ở Houston và đóng cửa các Viện Khổng Tử… Mặt khác, Tổng thống Trump cũng tích cực bảo vệ quyền tự do của người dân Trung Quốc, ông đã ký “Đạo luật Nhân quyền và Dân chủ Hồng Kông” để xử phạt các quan chức ở Trung Quốc và Hồng Kông đã vi phạm nhân quyền và lên án cuộc đàn áp Pháp Luân Công của Trung Quốc.

Dưới sự dẫn dắt của Hoa Kỳ, liên minh chống Trung Quốc trên phạm vi quốc tế dần hình thành. Ngày càng có nhiều quốc gia dám nói “không” với Trung Quốc. Cục diện chính trị thế giới đang thay đổi, chính nghĩa đang trỗi dậy.

Ảnh: Tổng hợp.

Tóm lại, lý do khiến Tổng thống Trump gặp phải sự phản kháng lớn trong thời gian nắm quyền là vì ông đã dám bảo vệ chính nghĩa, bảo vệ các giá trị truyền thống và chống lại cái ác. Đây không phải là một cuộc tranh chấp đảng phái, mà là sự lựa chọn của các giá trị đạo đức đã bám rễ sâu trong tâm mỗi người: hoặc là trở về truyền thống, gìn giữ chính nghĩa, hoặc là thoát khỏi truyền thống và “khiêu vũ” cùng ma quỷ!

Lời kết

Vào ngày 28/4/2011, Mark Taylor, một lính cứu hỏa Mỹ đã nghỉ hưu và rất sùng đạo, khi đang xem cuộc phỏng vấn  trên TV của Trump, một ông trùm bất động sản đang nói lên suy nghĩ của mình về tương lai của nước Mỹ, thì đột nhiên nghe thấy một giọng nói: “Con đang nghe giọng của Tổng thống!”. Taylor nhớ lại.

Ngay sau đó, Taylor vội lấy giấy bút ghi lại những lời mà Chúa truyền cho ông biết, rằng Ngài đã chọn Trump đảm nhiệm chức vụ Tổng thống Hoa Kỳ: “Ta chọn người này, Donald Trump”. “Người này sẽ mang lại vinh quang, sự tôn trọng và phục hưng cho nước Mỹ một lần nữa”. 

“Những thế lực chống Trời sẽ bàng hoàng run sợ. Chúng sợ hãi người mà ta lựa chọn. Ngay khi người này tuyên bố ra tranh cử, thế lực đó đã khiếp sợ đến phát run. Điều này khiến cho các thế lực đen tối trên toàn thế giới phải chấn động”.

Chúa nói: “Không ai có thể ngăn cản việc ta muốn làm …” Lời tiên tri của Taylor đã nhanh chóng truyền khắp thế giới. Những người kiên định với chính tín sẽ không thể quên được ước định kỳ diệu này. 

Gần một thế kỷ qua, ác quỷ nhảy múa vũ điệu cuồng loạn trên khắp thế giới, và tưởng rằng không ai có thể thắng được nó. Nhưng mọi người đều đã thấy, Liên bang Xô Viết từng hùng mạnh tới cỡ nào, nhưng lại bất ngờ sụp đổ trong khi không có dấu hiệu báo trước nào. Bức tường Berlin vững chắc là thế, vậy mà lại bị sụp đổ chỉ trong một đêm.

Thời điểm tà ác điên cuồng nhất cũng chính là lúc nó bắt đầu bị tiêu hủy triệt để. 

Theo Vision Times

San San biên dịch

Tags:
Hơn 75% cử tri Cộng hòa tin ông Trump sẽ trở lại đường đua năm 2024

Hơn 75% cử tri Cộng hòa tin ông Trump sẽ trở lại đường đua năm 2024

Thăm dò dư luận do Politico và Morning Consult tiến hành cho thấy đa phần cử tri Mỹ, đặc biệt là những đảng viên Cộng hòa, tin Tổng thống Trump sẽ tái tranh cử vào năm 2024.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất