11 cách chứng minh hôn nhân thật khi xin visa kết hôn đi Mỹ

Để được cấp visa diện kết hôn, bạn phải chứng minh được hôn nhân của bạn phải “thật” bà không có dấu hiệu vi phạm luật nhập cư.

21:48 24/09/2023

Các cơ quan nhập cảnh liên bang sẽ nhìn vào “tổng quan các chứng cứ” để quyết định rằng hôn nhân của bạn có thuyết phục họ rằng đằng sau cuộc hôn nhân này là ý nguyện thực sự của đương đơn chứ không phải nhằm một mục đích nhập cư nào cả. Một số bằng chứng khá thuyết phục cho việc này chính là bạn có con chung và có sở hữu nhà đất chung với nhau.

Các văn phòng nhập cư liên bang sẽ xem một số yếu tố sau đây là kết hôn “giả”:

Khoảng cách lớn về tuổi tác;

Người bảo lãnh và người được bảo lãnh không có khả năng nói ngôn ngữ của người còn lại;

Sự khác biệt lớn về văn hóa và nguồn gốc về dân tộc;

Bạn bè và người thân không biết gì về cuộc hôn nhân này;

Kết hôn được sắp đặt từ bên thứ ba;

Kết hôn diễn ra ngay khi 2 bên mới biết nhau hoặc ngay khi người bảo lãnh vừa rời khỏi Mỹ;

Sự khác biệt trong câu trả lời về những thông tin chung của hai vợ chồng;

Không có sự sống chung không đăng ký với người khác từ sau khi kết hôn;

Người được bảo lãnh là bạn của gia đình người bảo lãnh;

Người bảo lãnh đã có bảo lãnh những người khác theo diện vợ chồng trước đó;

Khi một trong những điều trên xuất hiện trong trường hợp của bạn, bạn cần phải đưa ra thêm nhiều bằng chứng để chứng minh cho cuộc hôn nhân của mình.

Bạn hãy cứ nộp càng nhiều giấy tờ có lợi cho việc chứng minh mối quan hệ của bạn từ ngày kết hôn đến hiện tại. Danh sách các loại giấy tờ dưới đây là một số ví dụ minh họa, bạn có thể nộp thêm các loại giấy tờ khác nếu nó giúp chứng minh được sự trung thực về hôn nhân của bạn.

1. Những bằng chứng phổ biến

Các giấy tờ viết tay từ người bảo lãnh liên quan đến cuộc hôn nhân

Hình ảnh chứng minh mối quan hệ trong quá khứ của hai người

Các loại giấy tờ đóng thuế, lệ phí khi bạn đăng ký kết hôn

Giấy khai sinh con chung của hai người

Các giấy tờ tín dụng ở Mỹ

Các giấy tờ chứng minh bạn có đi du lịch hoặc đi nước ngoài mà phần thông tin bạn điền có liên quan tới người chồng/vợ của bạn.

2. Nhà cửa chung

Nếu bạn sở hữu nhà chung, hãy cung cấp các giấy tờ sau mà bạn có. Giấy tờ quan trọng nhất chính là giấy xác nhận quyền sở hữu chung đối với tài sản. Các giấy tờ có liên quan khác như hợp đồng mua bán, hợp đồng thế chấp. giấy khai thuế, hóa đơn sửa chữa nhà hoặc hóa đơn tiền điện, nước.

Nếu bạn thuê tài sản chung, giấy tờ quan trọng nhất chính là hợp đồng cho thuê. Các giấy tờ liên quan khác bao gồm biên lai tiền thuê nhà, hóa đơn sửa chữa, hóa đơn tiền điện, nước, ti vi, cáp quang…các giấy tờ liên lạc giữa bạn và chủ nhà.

Mẹo:

Khi được phỏng vấn chung cả hai vợ chồng, bạn nên mang theo chìa khóa nhà hoặc thẻ từ cửa nhà chung theo để làm bằng chứng.

Nếu bạn thuê nhà chung, nhưng trên hợp đồng chỉ có tên của một người, bạn có thể yêu cầu chủ nhà chỉnh hợp đồng thuê nhà lại cho bạn.

Và nếu bạn chỉnh sửa hợp đồng thành thuê chung, người bảo lãnh ở Mỹ có thể được hưởng phần thuế vì có vợ/chồng là người nước ngoài. Điều này bạn nên hỏi các công ty tư vấn thuế để được hưởng phần lợi ích mà bạn đáng được có.

3. Trách nhiệm chung đối với các khoản nợ tài chính

Các giấy tờ chứng minh bạn mua đồ chung (như xe, vật dụng trong nhà…) hoặc có khoản nợ chung, và các phần tiền chuyển qua chuyển lại giữa hai người. Ví dụ như:

Bằng chứng cho việc mua đồ chung (như hóa đơn, biên lai, hợp đồng lắp đặt, hợp đồng dịch vụ, thỏa thận về bảo hành…)

Thẻ tín dụng và lịch sử sử dụng thẻ tín dụng

Các khoản vay ngân hang

Chuyển tiền, séc bằng ngân hàng

4. Tài sản chung

Nếu bạn có (hoặc từng có) tài khoản tài chính chung, hãy cung cấp lịch sử giao dịch từ ngày mở tài khoản đến hiện tại. Nếu lịch sử quá dài bạn có thể chọn đại diện 10 báo cáo điển hình (ví dụ như tài khoản 10 năm thì bạn có thể cung cấp lịch sử giao dịch của tháng đầu tiên mỗi năm)

Tài khoản tài chính chung có thể là: sổ tiết kiệm, séc, tiền gửi ngân hàng, các quỹ tương hỗ, trái phiếu tiết kiệm, quỹ hưu trí…

5. Bảo hiểm

Nếu bạn có bảo hiểm chung hãy cung cấp các giấy tờ. Bao gồm hợp đồng bảo hiểm và báo cáo của tài khoản.

Các giấy tờ bảo hiểm gồm: bảo hiểm y tế, răng miệng, nhân thọ, xe…

6. Các giấy tờ liên quan đến đính hôn

Các giấy tờ này bao gồm:

Hóa đơn của lễ đính hôn (tốt nhất là hóa đơn có ghi rõ về sự kiện này)

Nhẫn đính hôn: biên lai có ghi tên người mua và vị hôn thê

Thiệp mời đính hôn

7. Giấy tờ liên quan đến lễ kết hôn

Giấy tờ chi phí của buổi lễ kết hôn. (hòa đơn của nhà hàng tổ chức tiệc cưới, hoa, nhà thờ, sảnh cưới, thuê áo cưới, ban nhạc, quay phim, bánh cưới.)

Sổ ký tên chúc mừng lể kết hôn từ quan khách. Video lễ cưới.

Phần dịch lại lời trong lễ kết hôn.

Phần giới thiệu, phát biểu cảm nghĩ của bạn bè, người thân về lễ kết hôn

Nhẫn cưới

Danh sách khách mời

Thiệp mời

8. Du lịch chung

Các bằng chứng về việc bạn đi du lịch chung, và đặc biệt là các chuyến đi về quê của chồng/vợ bạn trước khi bạn về sống chung với nhau. Các giấy tờ gồm:

Vé máy bay, xe lửa, xe thuê

Lịch đặt phòng khách sạn

Hộ chiếu có ghi những quốc gia khác bạn đi du lịch chung

9. Các giấy tờ pháp lý

di chúc, hợp đồng, các giấy tờ pháp lý có ghi tên hai người

Các giấy tờ xin visa không phải đến Mỹ có ghi tên của người còn lại

Các thỏa thuận trước và sau hôn nhân

Giấy tờ về thay đổi địa chỉ theo DHS (Bộ an ninh nội địa Hoa Kỳ).

10. Lịch sử liên lạc

Thư hoặc các bưu thiếp gởi cho nhau

Điện thoại hoặc tin nhắn điện thoại

Email. Nếu có quá nhiều email bạn có thể chọn lọc những email kéo dài theo trình tự phát triển tình cảm của hai người và in ra.

Các tin nhắn thông qua các phần mềm chat: Skype, viber, qq…

Tin nhắn trên mạng xã hội

Lịch sử cuộc gọi có ghi người gọi người nhận thời gian

Bạn cũng nên tìm hiểu về gia đình của vợ/chồng và có các bằng chứng liên lạc như email chúc mừng các kỳ lễ hoặc lịch sử điện thoại.

11. Các giấy tờ linh tinh khác

Các cuộc tư vấn trước hôn nhân. Nội dung các cuộc tư vấn này liên quán đến việc làm sao để giải quyết vấn đề trong hôn nhân, giải quyết mâu thuẫn, đặc biệt là đối với những cặp vợ chồng có truyền thống văn hóa khác nhau. Và bạn có thể nộp cho cơ quan chính phủ các biên lai tư vấn, và bản sao các bước mà tư vấn viên giúp bạn.

Các giấy tờ liên quan đến tôn giáo

Giấy tờ có ghi thông tin khẩn cấp là vợ/chồng của bạn

Một số điều riêng của các cặp vợ/chồng: như hình xăm mang tên đối phương

Một số giấy tờ khác như thành viên câu lạc bộ, giấy phép lái xe, bảng thành tích học tập của con cái…

Theo visasaigon

Tags:
Không nhận ra con gái Quyền Linh, trổ mã chuộng váy siêu ngắn phô chân dài, Hoa hậu sáng giá là đây

Không nhận ra con gái Quyền Linh, trổ mã chuộng váy siêu ngắn phô chân dài, Hoa hậu sáng giá là đây

Ở tuổi 17, Mai Thảo Linh (Lọ Lem) - con gái của MC Quyền Linh đã sở hữu chiều cao, nhan sắc vô cùng nổi bật.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất