20 lý do khiến bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2020 còn lâu mới kết thúc

Cho dù đông đảo giới truyền thông đã công bố ứng viên Biden (Joe Biden) là tổng thống tiếp theo của nước Mỹ, nhưng hãy cùng nhìn nhận lại xem tình hình hiện nay có thực sự như “mọi chuyện đã rồi”?

12:30 18/11/2020

Hai ứng viên Tổng thống Mỹ trong chiến dịch tranh cử năm 2020 là TT.Trump và ứng viên Biden (Nguồn: Alex Gakos /Shutterstock).

1. Ông Trump (Donald Trump) vẫn là Tổng thống hợp pháp cho đến trưa ngày 20/01/2021. Tất cả những gì xảy ra vào tuần trước, và bất cứ điều gì xảy ra trước ngày 20/1 cho dù theo bất kỳ cách nào cũng sẽ không ảnh hưởng đến vị trí hoặc quyền lực của ông ấy.

2. Joseph Robinette Biden Jr chưa phải là Tổng thống cũng chưa phải Tổng thống đắc cử.

3. “Văn phòng của Tổng thống đắc cử” là một điều hoàn toàn trong tưởng tượng. Ngay từ năm 2008 khi ông Barack Obama thắng cử đã phát minh ra bối cảnh hư cấu và vi hiến này. Khi đó chẳng có ý nghĩa gì, và đến  nay vẫn chẳng có ý nghĩa gì đối với thế giới bên ngoài các phương tiện truyền thông.

4. Trước cuộc họp của Cử tri đoàn vào ngày 14/12 thì ứng viên Biden chưa thể được xem là Tổng thống đắc cử. Tuy nhiên……

5. Ngày 8/12 được xem là thời hạn cuối của “bến cảng an toàn”, theo luật Liên bang thì các tiểu bang phải giải quyết tất cả các tranh chấp liên quan đến cuộc bầu cử mà thời điểm đó đang có tranh chấp, và các Thống đốc phải xác nhận điều này để các thành viên của cử tri đoàn có thể báo cáo cho Cục Quản lý Hồ sơ và Văn khố Quốc gia (National archives).

6. Thống đốc và các tòa án tiểu bang, bao gồm cả các tòa án cấp cao, đều không có quyền ảnh hưởng đến cuộc bầu cử liên bang ở tiểu bang của họ.

7. Nếu trước ngày 8/12 mà kết quả của cuộc bầu cử vẫn còn nghi ngờ (một tình huống hoàn toàn có thể xảy ra), thì chiến dịch tranh cử của TT. Trump có thể yêu cầu cơ quan lập pháp của bang có tranh chấp tạm không tính phiếu bị nghi ngờ, đồng thời có thể dựa theo Khoản 4 Điều 1 của Hiến pháp thực hiện quyền chỉ định và xác nhận các thành viên của Cử tri đoàn có lợi cho Đảng Cộng hòa.

8. Hiện nay Đảng Cộng hòa kiểm soát hoàn toàn 24 bang, tại các bang này họ thống trị cơ quan lập pháp và Nghị viện bang, bao gồm hai bang chiến trường Arizona và Florida. Ngoài ra, phe Cộng hòa còn kiểm soát cơ quan lập pháp tại các bang có Thống đốc là phe Dân chủ như Michigan, Pennsylvania, North Carolina và Wisconsin. Nếu cần thiết, cả 6 bang nêu trên đều có thể gửi danh sách đề cử của TT. Trump cho Chính phủ liên bang trước ngày 8/12.

Tất nhiên, liệu Thống đốc đảng Dân chủ có chấp thuận đề cử hay không là một vấn đề khác. Ngược lại, Đảng Dân chủ chỉ kiểm soát một bang chiến trường mà hiện nay số phiếu đang gây tranh chấp là Nevada, nơi họ có đa số ghế trong cơ quan lập pháp và Thống đốc cũng là người của Đảng Dân chủ.

9. Nếu Hạ viện quyết định kết quả bầu cử như năm 1800 và 1824, tức là mỗi bang có một lá phiếu bầu Tổng thống, thì TT. Trump sẽ thắng với chênh lệnh 31-18. Đối với những người hiểu rõ vấn đề, điều này có nghĩa là 185.895.957 người Mỹ đã bỏ phiếu thông qua các nghị sĩ Đảng Cộng hòa của họ, con số này sẽ vượt qua con số 133.888.565 người do các dân biểu Đảng Dân chủ đại diện.

10. Hiện tại, “bang trọng điểm” vẫn là Pennsylvania với tổng số phiếu đại cử tri là 20 phiếu. Nếu bang Arizona có thể chịu được những thách thức pháp lý, hai bang này sẽ đưa ứng viên Biden lên vị trí đỉnh cao.

Cho đến nay tại Pennsylvania, dù Tòa án Tối cao Pennsylvania do đa số người phe Dân chủ kiểm soát và Thống đốc cũng là phe Dân chủ, nhưng bang này vẫn ở hoàn cảnh tranh cãi. Tuy nhiên, nếu số phiếu này bị đảo ngược, cuộc đấu vào Nhà Trắng sẽ hoàn toàn phụ thuộc vào bang Georgia.

11. Không có nghi ngờ gì về vấn đề kết quả bầu cử bị đặt dấu hỏi mạnh mẽ rằng ở một số bang, bao gồm Michigan và Wisconsin là nơi một số lượng lớn phiếu bầu bí ẩn (trong một số trường hợp là 100% bỏ phiếu cho ứng viên Biden) được kiểm vào đêm khuya đã có vấn đề, để đảng Dân chủ có thể tính toán xem họ cần bao nhiêu phiếu để đưa ứng viên Biden dẫn trước.

12. Ở một số nơi khác đã xảy ra tố cáo về “lỗi” của hệ thống điện tử đổi phiếu của ứng viên Trump thành của ứng viên Biden, nhưng “lỗi” này không đổi phiếu của ứng viên Biden thành phiếu của ứng viên Trump.

Nhưng đối với các cuộc bầu cử quan trọng thì vấn đề này dường như nằm trong tính toán. Bằng cách nào đó phe Dân chủ đã làm được kỳ tích mà về mặt thống kê là không thể hoặc thậm chí hoàn toàn không thể xảy ra, và mỗi lần vào phút chót lại đè bẹp ứng viên của Đảng Cộng hòa.

Trong lịch sử gần đây chỉ có một lần phe Cộng hòa bị ngăn chặn là vào năm 2000 ở Florida, khi đó thất bại vì yêu cầu kiểm phiếu lại ở ba hạt có mức độ kiểm soát cao của đảng Dân chủ.

13. Chúng ta phải cảm ơn nhiều hỗn loạn do virus viêm phổi Vũ Hán được vũ khí hóa mà đại đa số các trường hợp nhiễm không gây tử vong. Phe Dân chủ đã và đang phá hỏng chuẩn mực của bầu cử tự do và công bằng, chà đạp lên Hiến pháp và quy tắc xã hội, đồng thời thực hiện nhiều biện pháp gian lận nhân danh “công bằng”. Virus tạo cho họ một cái cớ để thoải mái “bỏ phiếu sớm”, dùng cớ “vì sự an toàn” của chúng ta để chà đạp lên luật lệ và nguyên tắc.

14. Trong vài lần xuất hiện trước công chúng liên quan chiến dịch tranh cử của mình, có lần ứng viên giỏi giả vờ Biden đã tuyên bố như sau: Chúng tôi đã tập hợp lại với nhau, tôi nghĩ, thành một tổ chức gian lận cử tri quy mô và bao trùm nhất trong lịch sử chính trị Hoa Kỳ.” Hãy tưởng tượng xem cánh tả sẽ hò hét lên như thế nào nếu TT. Trump tuyên bố như vậy.

Thực ra gian lận đã song hành cùng Đảng Dân chủ chí ít là kể từ Hội Thánh Tammany (Tammany Hall) vào thế kỷ 19. Sự kiện này đã trở nên quá nổi tiếng mà mọi người đều cười nhạo, kể cả người phe Dân chủ, và tất nhiên họ tự hào về điều đó.

15. Một số nhà bình luận bảo thủ (bao gồm cả luật sư) đã cố gắng chỉ ra có vấn đề gian lận, nhưng trừ khi đó là một thực tế có ảnh hưởng đáng kể đến kết quả bầu cử, bằng không thì gian lận không quan trọng.

Nhân tiện cần bổ sung rằng những luật sư này đều là cùng một kiểu luật sư, họ vận dụng nguyên tắc “một chi tiết giả dối thì tất cả đều giả dối” (falsus in una, falsus in omnibus) để làm mất uy tín lời khai của nhân chứng trong các vụ kiện tụng quan trọng.

16. Tuy nhiên, gian lận là gian lận, do đó sự tồn tại của gian lận sẽ làm mất hiệu lực của toàn bộ cuộc bầu cử, ít nhất là ở mọi tiểu bang mà gian lận đã được chứng minh. Cho dù nó liên quan đến việc ăn cắp lá phiếu trắng trợn, lá phiếu giả mạo, lá phiếu của người nhập cư bất hợp pháp, lá phiếu “bỏ phiếu sớm” giả mạo, hoặc những lá phiếu có vẻ giả mạo đến vài ngày sau khi kết thúc ngày bầu cử cụ thể, đó là gian lận.

17. Có lẽ đã xảy ra tiền lệ, trong cuộc tổng tuyển cử năm 1960 dù Nixon (Richard Nixon) biết mình bị thua vì Thị trưởng Richard Daley ở Chicago bang Illinois, nhưng ông vẫn quyết đặt đất nước ở vị trí quan trọng hơn chính đảng và từ chối thách thức chiến thắng yếu ớt của Kennedy. Nhưng ngày đó đã một đi không trở lại. Thực trạng ngày nay rất nghiêm trọng.

18. Thời điểm đó mọi người đều biết rằng mặc dù hai ứng viên Nixon và Kennedy có chính sách khác nhau, nhưng đối với họ không có sự khác biệt về tình yêu nước nhiệt thành.

Lý thuyết phê bình ngày nay chỉ ra rằng Đảng Dân chủ không yêu thích ý tưởng nền tảng về xây dựng quốc gia mà muốn biến nước Mỹ thành một nước xã hội chủ nghĩa không tưởng. Đừng bị lừa dối bởi cái gọi là “chủ nghĩa yêu nước” của họ.

19. Đã đến lúc khiến các tổ chức truyền thông phải tự nhìn lại. Không ai, kể cả chính họ, xem bản thân họ là những phóng viên khách quan hay phương tiện truyền thông có trách nhiệm theo đuổi sự thật.

Đại đa số “nhà báo” ngày nay là cánh tả, họ sẵn sàng xem bản thân là những người đấu tranh cho công bằng xã hội và làm bất cứ điều gì cần thiết để đạt được “thay đổi xã hội”.

Tuy nhiên, chính những người làm truyền thông như vậy phải được kiểm duyệt theo cách mà họ kiểm duyệt những kẻ thù chính trị, và họ phải tuân thủ trách nhiệm pháp luật tương tự như mọi công dân khác.

20. Đồng thời, nên loại bỏ các công ty “truyền thông xã hội” và những gã khổng lồ Internet khỏi các điều khoản bảo vệ của liên bang, đặc biệt là các quy định tại Điều 230 của “Luật Đạo đức Truyền thông”, xem họ là một “nền tảng” mà không phải là nhà xuất bản, khiến họ không phải chịu trách nhiệm.

Tuy nhiên, như những gì thể hiện vào năm 2020 cho thấy họ đã và đang là thành viên tích cực của phe cánh tả, xuyên tạc và che giấu sự thật, thậm chí như được tiết lộ trong máy tính xách tay của Hunter Biden rằng họ đã xóa bỏ hoàn toàn thông tin sự thật.

Nhìn chung, dường như chúng ta đang ở trong lãnh thổ chưa được khám phá. Nhưng, như các cuộc bầu cử năm 1800, 1824, 1876 và 2000 cho thấy, chúng ta thường tìm ra giải pháp. Hãy để quá trình lập hiến hoạt động và chúng ta hãy chờ xem ai sẽ tuyên thệ nhậm chức vào tháng Giêng năm sau.

Michael Walsh

(Bài viết thể hiện quan điểm riêng của cá nhân tác giả được đăng trên Epoch Times.)

Tags:
Ông Obama khuyên TT Trump nhận thua, đặt quốc gia lên hàng đầu

Ông Obama khuyên TT Trump nhận thua, đặt quốc gia lên hàng đầu

Cựu Tổng thống Barack Obama trong một cuộc phỏng vấn với CBS News “60 Minutes”, đã khuyên Tổng thống Donald Trump, vì lợi ích di sản của chính ông, nên chấp nhận thất cử trước ứng viên tổng thống Đảng Dân chủ Joe Biden.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất