3 tàu sân bay Mỹ hộ tống Tổng thống Trump đến Châu Á

Với ba tàu sân bay đang có mặt ở vùng biển châu Á – Thái Bình Dương, sự hiện diện quân sự của Mỹ trong khu vực đã tăng lên mức kỷ lục trong vòng một thập kỷ.

11:30 29/10/2017

Đáng lưu ý, khi bàn về hoạt động của số lượng tàu sân bay Mỹ, người ta thường có câu “một là tuần tra, hai là phát tín hiệu răn đe, và ba để chuẩn bị khai chiến”.

Ba tàu sân bay của Mỹ hộ tống bởi đội hình tàu khu trục và tàu hỗ trợ tên lửa vừa đồng thời được triển khai ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương ngay trước chuyến công du châu Á của Tổng thống Trump và đúng lúc căng thẳng với Triều Tiên đang leo thang.

Giới quan sát cho rằng việc ba tàu sân bay lớn của Mỹ cùng lúc có mặt tại châu Á – Thái Bình Dương chính là một “dấu hiệu của chiến tranh” hoặc là một thông điệp cảnh báo đáng lo ngại đối với Triều Tiên hay Trung Quốc.

Tàu sân bay luôn được coi là biểu tượng sức mạnh của Hải quân và Không quân Mỹ, chúng cho phép triển khai quân đội ở bất cứ đâu trên thế giới mà không cần các cơ sở hậu cần trên đất liền. Ba tàu sân bay hiện có mặt tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương gồm USS Nimitz, USS Theodore Roosevelt và USS Ronald Reagan thuộc biên chế Hạm đội 7 vốn đang đồn trú ở đây từ trước.

Vậy những tàu sân bay này có các đặc điểm gì?

1.Tàu sân bay USS Nimitz

Một trong những siêu hàng không mẫu hạm lớn nhất và đắt nhất thế giới chạy bằng năng lượng hạt nhân. USS Nimitz CVN-68 là tàu sân bay đầu tiên thuộc lớp Nimitz, được khởi đóng ngày 22/6/1968, hạ thủy ngày 13/5/1972. CVN-68 đi vào hoạt động từ ngày 5/5/1975 cho đến nay. Tàu sân bay này được đặt theo tên của chỉ huy hạm đội Thái Bình Dương trong Thế chiến thứ 2 Chester W. Nimitz.

Với chiều dài 333 m và lượng choán nước trên 100.000 tấn, USS Nimitz là một trong những hàng không mẫu hạm lớn nhất trên thế giới.

Tốc độ tối đa của tàu là 56km/h, công suất cực đại 190 MW. CVN-68 có thể mang 90 máy bay các loại. Thủy thủ đoàn trên tàu lên đến 3.200 người trong đó có 2.480 nhân viên hàng không.

Thay vì sử dụng hệ thống động lực tua-bin khí hay điện-diesel như nhiều tàu sân bay hiện đại khác, USS Nimitz dùng 2 lò phản ứng hạt nhân A4W tạo ra hơi nước áp lực cao làm xoay 4 trục cánh quạt.

USS Nimitz là soái hạm của Nhóm tác chiến tàu sân bay số 11 (CSG-11) thuộc hạm đội Thái Bình Dương. Vì chạy bằng năng lượng hạt nhân, USS Nimitz có thể hoạt động trong vòng 20 năm mà không cần nạp nhiên liệu và dự tính thời gian phục vụ là trên 50 năm.

Yonhap ngày 25/10 đưa tin, tàu sân bay USS Nimitz của Mỹ đã tiến vào tây Thái Bình Dương sau khi hoàn thành nhiệm vụ ở Trung Đông.

Hải quân Mỹ cho biết tàu sân bay USS Nimitz cùng đội tàu hộ tống sẽ được triển khai ở khu vực hoạt động của Hạm đội 7, trong đó có bán đảo Triều Tiên.

Giải thích về sự xuất hiện cùng lúc “hiếm có” của 3 tàu sân bay Mỹ ở tây Thái Bình Dương, Hải quân Mỹ nói rằng động thái này hoàn toàn bình thường, là một phần của kế hoạch triển khai đã được vạch ra từ trước.

2.Tàu sân bay USS Theodore Roosevelt

Tàu sân bay lớn nhất của Mỹ USS Theodore Roosevelt có thể dự trữ đủ lương thực để duy trì hoạt động trong 90 ngày, phục vụ trên 18.000 suất ăn mỗi ngày.

Được biết đến với biệt danh “Big Stick” (cây gậy lớn) là chiếc thứ 4 của lớp Nimitz.

Tàu sân bay Mỹ USS Theodore Roosevelt được đặt tên theo vị Tổng thống thứ 26 của nước Mỹ là Theodore Roosevelt.

Tàu sân bay khổng lồ này được coi là biểu tượng sức mạnh của Hải quân Mỹ, với 4 đường băng, 4 máy phóng máy bay.

Tàu có tổng chiều dài 332,85 m và trọng lượng gần 100.000 tấn. Vận tốc của USS Theodore Roosevelt có thể lên tới 35 hải lý/giờ.

Tàu USS Theodore Roosevel có thể mang theo 90 phi cơ các loại và 5.000 thủy thủ.

Tàu sân bay USS Theodore Roosevelt (CVN-71) trị giá 4,5 tỷ USD và được đưa vào sử dụng ngày 25/10/1986.

Hoạt động quân sự lớn đầu tiên của chiếc tàu này là tham gia vào chiến dịch Bão táp sa mạc năm 1991. Lần làm nhiệm vụ lớn nhất gần đây của tàu này là vào năm 2002, khi nó hoạt động liên tiếp 159 ngày trên biển, phá vỡ kỷ lục thời gian có mặt trên biển lâu nhất từ Thế chiến I.

3. Tàu sân bay USS Ronald Reagan (CVN-76)

Đồn trú tại căn cứ Yokosuka (Nhật Bản) là USS Ronald Reagan (CVN-76) – một siêu hàng không mẫu hạm thuộc lớp Nimitz chạy bằng Lò phản ứng hạt nhân. Đây là chiến hạm thứ 9 trong số 10 chiếc của lớp Nimitz được đóng.

Tàu được đặt theo tên tổng thống thứ 40 của Mỹ, đây là chiếc tàu chiến đầu tiên được đặt theo tên một cựu tổng thống vẫn còn sống.

Tàu USS Ronald Reagan có một đội ngũ thủy thủ đoàn gồm 4.539 người và được trang bị khoảng 60 máy bay chiến đấu. Tàu được hạ thủy vào 12/7/2003 và có chi phí khoảng 8,5 tỉ USD.

Từ tháng 5/2012 siêu hàng không mẫu hạm này là soái hạm của Nhóm tác chiến tàu sân bay số 9 (CSG-9) thuộc hạm đội Thái  Bình Dương, hải quân Mỹ. USS-Ronald Reagan đã được triển khai làm nhiệm vụ hỗ trợ trong chiến dịch Tự do Iraq – 2003, chiến dịch Tự do bền vững tại Afghanistan.

Năm 2012, CVN-76 được lấy làm cảnh quay chính trong bộ phim bom tấn Battleship.

Các thông số kỹ chiến thuật cơ bản của USS-Ronald Reagan.
Hệ thống động lực và hiệu suất hoạt động của động cơ.
Tổ hợp các loại vũ khí trang bị trên tàu.
Tổ hợp các loại vũ khí trang bị trên tàu.

Thành Đồng 

Tags:
Los Angeles County có 17 người chết vì virus West Nile

Los Angeles County có 17 người chết vì virus West Nile

Số người chết vì virus West Nile ở Los Angeles County, trong những ngày nóng bức vừa rồi, lên đến 17 người.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất