5 sản phẩm công nghệ được Mỹ phát triển từ khí tài chiến tranh

Lò vi sóng và internet là hai trong số hàng loạt sản phẩm của cuộc đua công nghệ quân sự kéo dài suốt thế kỷ 20.

22:07 01/07/2017


 Lò vi sóng được sản xuất nhờ công nghệ radar.

Trong suốt thế kỷ 20, rất nhiều tiến bộ quân sự được tạo ra để tạo lợi thế cho các bên tham chiến. Nhiều phát minh trong số đó đã dần biến đổi, trở thành những sản phẩm phục vụ mục đích dân dụng, theo War History.

Lò vi sóng

Là thiết bị quan trọng trong các căn bếp hiện đại, lò vi sóng có nguồn gốc từ Thế chiến II. Percy Spencer, một kỹ sư người Mỹ, nghiên cứu thiết kế đài radar có khả năng tạo bức xạ điện từ cường độ lớn.

Trong khi Spencer thử nghiệm thiết bị này, một thanh chocolate trong túi ông bị chảy ra. Đây được coi là lần sử dụng đầu tiên của lò vi sóng trong lịch sử. Spencer mở rộng nghiên cứu của mình để hoàn thiện sản phẩm, nhằm tạo ra thiết bị có khả năng làm nóng đồ ăn.

Năm 1947, chiếc lò vi sóng dân dụng đầu tiên được bán ra thị trường, với mức giá cực kỳ cao và kích cỡ quá lớn cho các hộ gia đình bình thường. Trong vòng 20 năm sau đó, các phiên bản lò vi sóng dần được thu nhỏ và có giá cả rẻ hơn, biến nó trở thành vật dụng không thể thiếu trong các căn bếp hiện đại.

Kính phi công

Những cặp kính phi công được đánh giá là một trong những chuẩn mực thời trang hiện đại. Khi công ty Bausch & Lomb lần đầu chế tạo sản phẩm này vào năm 1936, chúng không có tác dụng thời trang mà hoàn toàn phục vụ nhu cầu chiến đấu của phi công.

Loại kính này được phát triển riêng để bảo vệ mắt phi công trong khi bay. Những mẫu ban đầu chặn tới 80% ánh sáng, có thiết kế phù hợp với mũ bay, cho phép phi công phát hiện máy bay đối phương ngay cả khi nhìn thẳng vào Mặt Trời.

Kính phi công dần thay thế cho những cặp kính bảo vệ nặng nề bất tiện trước đó và trở thành phụ kiện thời trang sau Thế chiến II. Khi tướng Douglas MacArthur sải bước trên bờ biển Philippines với cặp kính phi công, các phóng viên đã ghi lại hình ảnh của ông và đưa loại kính này vào lịch sử.

Flycam

Máy bay không người lái (UAV) được triển khai rộng rãi trong các hoạt động quân sự, nhưng nó cũng giữ vai trò quan trọng với đời sống dân sự. UAV xuất hiện từ năm 1916, khi hải quân Mỹ phát triển một nguyên mẫu bom không người lái. Sản phẩm đầu tiên của họ rất nặng nề và không hiệu quả.

5-san-phm-cong-nghe-duoc-my-phat-trien-tu-khi-tai-chien-tranh

Flycam khởi nguồn từ một loại vũ khí không người lái. Ảnh: Wordpress.

Tới năm 1973, một người đam mê máy bay mô hình có tên John Stuart Foster Jr. phác thảo thiết kế UAV thiết thực và có hình dáng khí động học hơn. Điều đó thúc đẩy Cơ quan nghiên cứu các dự án phòng thủ tiên tiến (DARPA) thuộc Bộ Quốc phòng Mỹ làm việc với Foster để sản xuất máy bay không người lái.

Khi công nghệ UAV phát triển và có giá thành hợp lý hơn, nó đã mở rộng sang cả lĩnh vực dân sự, phục vụ mục đích giải trí, quay phim, chụp ảnh... Đây là một trong số ý sản phẩm vẫn được sử dụng trong cả quân sự và cuộc sống hàng ngày.

Mạng Internet

Năm 1963, nhà khoa học máy tính J.C.R Licklider đề xuất khái niệm mới mang tính đột phá, trở thành ý tưởng đặt nền móng cho mạng Internet ngày nay. Nghiên cứu lý thuyết của ông được phát triển thành cho ARPANET, mạng lưới chia sẻ tài nguyên giữa các máy tính dành riêng cho Lầu Năm Góc.

Tới năm 1969, Bộ Quốc phòng Mỹ kết nối 4 máy tính với ARPANET, đánh dấu sự khởi đầu của mạng Internet. Ngày nay, Internet là yếu tố cơ bản trong mọi khía cạnh của cuộc sống, từ giải trí, truyền thông tới nghiên cứu khoa học và điều hành chính phủ.

Thực tế ảo

Trước khi công nghệ thực tế ảo (VR) phổ biến trong năm 2016, DARPA từng phát triển hệ thống mô phỏng, giúp binh lính làm quen với địa hình họ sẽ chiến đấu. Quân đội Mỹ tiến hành thử nghiệm bằng cách gắn một camera lên ôtô và ghi hình liên tục trên những con phố của Mỹ.

5-san-phm-cong-nghe-duoc-my-phat-trien-tu-khi-tai-chien-tranh-1

Kính VR là sản phẩm bắt nguồn từ khái niệm mô phỏng của quân đội. Ảnh: War History.

Những bức ảnh được tái tạo thành hình ảnh hai chiều trên màn hình máy tính, cho phép binh sĩ dùng chuột và bàn phím để nhìn về mọi phía. Đây cũng chính là nguyên lý hoạt động của Google Street View ngày nay. Hạn chế về kinh phí khiến dự án bị thu hẹp, nhưng nó đã xây dựng cơ sở cho các hệ thống như Google Street View, cũng như làn sóng thiết bị VR cá nhân trong những năm gần đây.

Tags:
Đối thủ 'bạt vía' trước vũ khí mang tên 'cơn ác mộng mặt đất' của Mỹ

Đối thủ 'bạt vía' trước vũ khí mang tên 'cơn ác mộng mặt đất' của Mỹ

Trực thăng AH-64 Apache được mệnh danh là ‘cơn ác mộng mặt đất’. Đây là một trong những vũ khí tốt nhất trong lực lượng trên bộ của Mỹ.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất