65.000 lượt chia sẻ bức ảnh xúc động về ‘em bé cầu vồng’ nước Mỹ

Cặp đôi người Mỹ Patricia và Kimberly O'Neill đã chia sẻ bức ảnh “thiên thần bé nhỏ” say ngủ giữa hàng nghìn ống tiêm xếp thành hình trái tim. Đó là trải nghiệm đ.a.u đ.ớ.n sau 4 năm dài thụ tinh trong ống nghiệm với 3 lần sảy thai và hơn 16.000 mũi tiêm. Em bé London O'Neill là "cầu vồng nhỏ" thắp sáng bầu trời của mẹ sau những ngày u ám.

02:30 20/08/2018

Video về những chia sẻ của cặp đôi Patricia và Kimberly O'Neill về hành trình gian nan để có bé London:

Sau khi được chia sẻ trên mạng xã hội, bức ảnh "em bé cầu vồng" được coi như biểu tượng cho niềm hy vọng của các cặp vợ chồng hiếm muộn đã nhanh chóng được lan truyền. Bức ảnh khiến bao người xúc động, thay hàng vạn lời nói. Hiện bức ảnh đã đạt 65.000 lượt chia sẻ và vẫn tiếp tục được lan truyền rộng rãi.

em-be-cau-vong-london-oneill-1.jpg
Bức ảnh "em bé cầu vồng" London O'Neill

Em bé 2 tuần tuổi đang ngủ say trong một vòng trái tim, được xếp từ những ống tiêm. Đó là những ống kim tiêm mà mỗi ngày mẹ em phải chịu đau đớn 2 lần, đâm chúng vào da thịt để có cơ hội có thai. Mất 4 năm, 7 lần thụ tinh ống nghiệm, 3 lần sảy thai và hơn 16.000 mũi tiêm, cặp vợ chồng đồng tính hiếm muộn Patricia và Kimberly O'Neill mới được chào đón thiên thần nhỏ của cuộc đời mình.

Patricia và Kimberly đã yêu nhau gần 6 năm trước. Patricia từng có một cô con gái 7 tuổi từ lần kết hôn trước còn Kimberly có con gái 14 tuổi. Tuy nhiên, họ muốn cùng nhau sinh một đứa con. Sau khi yêu nhau chừng 1 năm, họ bắt đầu cố gắng đi thụ tinh nhân tạo. Patricia, hiện 30 tuổi, nói rằng cô không muốn thu hẹp con đường có con của mình. Trong hành trình quyết tâm sinh con, họ kết hôn vào tháng 1/2017.

patricia-left-and-kimberly-oneill.jpg
Patricia và Kimberly O'Neill hạnh phúc bên cô con gái London O'Neill

Ở Arizona, họ tìm đến một bác sĩ sản khoa và đã tiến hành 2 lần thụ tinh ống nghiệm khác nhưng không đậu phôi thai nào. 2 lần thụ tinh tiếp theo, họ có 5 phôi thai nhưng đều bị hỏng khi được 6-8 tuần. Cảm thấy có vấn đề không ổn nên bác sĩ của cô Patricia quyết định làm một số xét nghiệm di truyền và cô Patricia bị tình trạng đông máu gọi là Factor V Leiden. Phụ nữ bị đột biến gen này có nguy cơ máu đông cao hơn trong thai kỳ.

Không từ bỏ khao khát làm mẹ, cặp đôi này tìm đến Tiến sĩ John Couvaras, một nhà nội tiết sinh sản nổi tiếng. Ông Couvaras chẩn đoán rằng Patricia có dấu hiệu viêm, hàm lượng vitamin D thấp và thiếu enzyme khiến dễ bị sẩy thai. Ông kê đơn cho Patricia tiêm thuốc Heparin 2 lần/ngày. Chất này làm loãng máu,  giúp thai nhi có được lưu lượng máu tốt hơn.

em-be-cau-vong-london-oneill-2.jpg
Nỗi đau đớn mỗi lần thụ tinh nhân tạo

Mỗi lần tiêm thuốc xong, Patricia lại cất giữ lại các kim tiêm, ống tiêm để làm kỷ niệm và nhắc nhớ đến hành trình gian nan để có con. Vợ chồng cô đã tốn 40.000 USD suốt 4 năm dài kiếm con. Hạnh phúc đã mỉm cười khi bé London O'Neill chào đời ngày 3/8 vừa qua.

Cặp đôi muốn chụp ảnh kỷ niệm cho con nên liên lạc với nhiếp ảnh gia trẻ sơ sinh Samantha Packer. Cô Packer cho biết cô đã chụp hàng chục bức ảnh của những đứa trẻ cầu vồng - những đứa trẻ sinh ra sau khi một người mẹ đã từng bị sẩy thai, thai chết lưu hay con bị chết non.

samantha-packer.jpg
Nhiếp ảnh gia Samantha Packer

Ý tưởng đặt bé London trong vòng trái tim được xếp từ những ống tiêm mà người mẹ đã chịu bao khó khăn, đớn đau khiến vợ chồng cô Patricia vô cùng xúc động. Bức ảnh đã khiến nhiều người rơi lệ, là động lực cho những cặp đôi vô sinh tiếp tục vững tâm trong hành trình sinh con.

Tags:
Em bé hoang mang không biết đâu là mẹ và dì song sinh

Em bé hoang mang không biết đâu là mẹ và dì song sinh

Em bé người Mỹ liên tục đòi đổi người bế, hoang mang không biết đâu là mẹ mình.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất