Bà mẹ Mỹ ân hận khi 8 năm ở nhà trông con

"Nhìn những người mẹ đi làm, tôi thấy họ ánh lên niềm hạnh phúc, rạng ngời tự tin, còn tôi chỉ kiệt sức và nhếch nhác", chị Molly viết.

22:00 11/12/2017

Bài viết đưới đây là chia sẻ của bà mẹ ba con người Mỹ Molly England trên tờ HuffPost về lý do chị quyết định đi làm lại sau 8 năm ở nhà chăm con:

Vào năm học, khi cả ba con đều ở trường cả ngày, tôi bị nhiều người vô tâm hỏi: "Thế chị ở nhà làm gì?". Tôi có thể trả lời rằng: Giặt đồ, rửa bát, đi chợ, tập yoga, chạy bộ, dắt chó đi dạo, kiểm tra thư điện tử, gọi điện, trả các hóa đơn, đi cà phê với bạn, viết lách, thở, đi vệ sinh, ngồi, đứng - mà không bị ai làm phiền.

Tôi có thể chỉ cần nói vậy và làm vậy, nhưng bây giờ nghĩ lại, tôi thấy như thế không đủ. 

Có một phần trong tôi - cái phần tồn tại từ trước khi tôi mang thai ba đứa con trong bụng mình - muốn được đi làm. Tôi muốn đóng góp cho xã hội hơn là chỉ sinh ra và nuôi dạy những đứa con tốt. 

ba-me-my-an-han-khi-8-nam-o-nha-trong-con

Tác giả bài viết, chị Molly England. Ảnh: Huffingtonpost.

Trước khi làm mẹ, tôi là một nhân viên xã hội. Tôi cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe, nhà cửa và trợ giúp những người vô gia cư, đau bệnh mãn tính. Họ xứng đáng có được quyền con người cơ bản và hơn thế nữa. 

Tôi có thể đã từ bỏ công việc xã hội nhưng những bất công xã hội không bao giờ biến mất khỏi thế giới mà chúng ta đang sống. Tận sâu trong trái tim người mẹ là một khao khát. Khi các con dành nhiều thời gian ở trường hơn ở nhà, khao khát đi làm trong tôi lớn dần. Tôi muốn cùng chung tay phục hồi lại thế giới mà dường như mỗi ngày lại bị tàn phá nhiều thêm này.

Khi đặt những suy nghĩ cao cả ấy sang một bên, tôi cũng lo về tương lai của mình khi 50 tuổi. Khi các con đã cứng cáp và rời khỏi tổ, tôi không chắc liệu có còn nhớ chính mình như thế nào trước khi tụi nhỏ có mặt trên đời. Nếu không tỉnh ngộ sớm, có lẽ tôi sẽ lạc lối mãi mãi.

Ba người bạn thân nhất của tôi không bao giờ ngừng làm việc khi họ có con và tôi đã hỏi họ rằng cuộc sống vừa làm mẹ vừa đi làm thế nào. Tôi ngưỡng mộ sự tự tin của họ. Họ dường như luôn biết rõ mình muốn gì, cần gì.

Tất cả họ đều quay trở lại công việc ngay sau khi hết thời gian nghỉ sinh. Họ vẫn tiếp tục thực hiện những điều mình đang làm từ thời chưa có con, còn tôi thì không. 

Khi quan sát những người bạn ấy, tôi thấy họ ánh lên niềm hạnh phúc của người mẹ đồng thời tràn đầy sự tự tin về nghề nghiệp. Nhưng khi nhìn mình trong gương, tôi thấy một bà mẹ kiệt sức và nhếch nhác. Đôi mắt đờ đẫn của cô ấy nhìn chằm chằm vào tôi.

Ngọn lửa trong cô ấy đâu rồi? Niềm vui lấp lánh biến đi đâu? Nó đang ẩn giấu phía sau nỗi sợ hãi. Không dễ dàng thừa nhận sự hối tiếc. Nhưng tôi hối tiếc vì đã tách mình khỏi thế giới công việc. 

Tác giả Jack Canfield từng nói: Mọi thứ bạn muốn là phía bên kia của nỗi sợ hãi". Tôi tin ông ấy. Tôi biết điều đó bởi trước khi trở thành mẹ tôi cũng từng sợ hãi. Tôi cảm thấy bất an và căng thẳng về việc bắt đầu một nhân danh mới: người mẹ. Bây giờ tôi vẫn vậy. 

Đối mặt với những nỗi sợ của mình dẫn tôi tới vai trò làm mẹ và đối mặt với những nỗi sợ hôm nay sẽ dẫn tôi tới công việc bên ngoài cánh cửa nhà mình. Nhưng điều đó không có nghĩa là tôi ngừng làm mẹ. Tôi sẽ vượt qua thử thách này giống như tất cả những thử thách trước đây - với cả chút hỗn độn, sự quyết tâm cùng một tình yêu lớn lao cho gia đình và cho chính mình. 

Tags:
Tôi bất ngờ vì cách con được dạy đạo đức ở Mỹ

Tôi bất ngờ vì cách con được dạy đạo đức ở Mỹ

Nghe những câu chuyện của con, tôi đâm suy nghĩ về cách thức dạy đạo đức trong nhà trường Việt Nam.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất