Ba yếu tố giúp Biden đánh bại Trump

Joe Biden từng là phó tổng thống dưới thời chính quyền Barack Obama và vẫn là một người nổi tiếng hàng đầu trong chính trường Mỹ

08:43 08/11/2020

Chiến thắng của Biden trong cuộc bầu cử 2020 được cho là điều không thể tránh khỏi, bởi ông là người nổi tiếng, có kinh nghiệm và được yêu quý.

Joe Biden từng là phó tổng thống dưới thời chính quyền Barack Obama và vẫn là một người nổi tiếng hàng đầu trong chính trường Mỹ. Ông ra tranh cử để đấu với Tổng thống đương nhiệm Donald Trump, người chưa từng giành được quá 50% tỷ lệ ủng hộ trung bình của các cuộc khảo sát. Chiến dịch của ông cũng hướng tới mục tiêu đưa Mỹ thoát khỏi cuộc khủng hoảng y tế và kinh tế vì Covid-19, đại dịch đã khiến hơn 240.000 người chết và hàng triệu người thất nghiệp.

Để đi tới chiến thắng này, Biden đã phải vượt qua nhiều chỉ trích, nghi ngại về chiến lược tranh cử để thiết lập một liên minh trải dài từ những người Dân chủ tới các thành viên ôn hòa của đảng Cộng hòa. Cách tranh cử thận trọng của Biden giữa Covid-19 thậm chí còn khiến nhiều thành viên Dân chủ lo lắng, khi cho rằng ông không làm đủ nhiều để thu hút cử tri và tạo ra nền tảng ủng hộ vững chắc cho chiến dịch tranh cử.

Nhưng cuối cùng, Biden đã chiến thắng trong cuộc bầu cử có tỷ lệ cử tri đi bầu có lẽ cao nhất từ năm 1900 và giành được nhiều phiếu hơn bất kỳ ứng viên nào trong lịch sử, theo Ezra Klein, biên tập viên của Vox. Klein cho biết sẽ cần thêm thời gian để Mỹ hoàn tất quá trình kiểm phiếu ở từng bang và công bố kết quả cuối cùng, nhưng theo xu hướng hiện tại, Biden sẽ giành được số phiếu phổ thông lớn hơn, phá kỷ lục của Hillary Clinton năm 2016, Barack Obama năm 2012 hay George W. Bush năm 2004.

Tổng thống đắc cử Joe Biden (trái) và Tổng thống đương nhiệm Donald Trump. Ảnh: AFP.
Tổng thống đắc cử Joe Biden (trái) và Tổng thống đương nhiệm Donald Trump. Ảnh: AFP.

Ezra Klein nhận định có ba yếu tố làm nên chiến thắng của Biden trong cuộc đua năm nay và đầu tiên là tư tưởng chính trị cốt lõi của ông. Biden là một chính trị gia theo nghĩa chân thực nhất và sâu sắc nhất của thuật ngữ này, theo Klein.

"Chính trị của Biden không phải là những điều mà ông ấy tin, mà đó là tìm ra điểm giao nhau giữa những gì ông ấy tin rằng đất nước này tin tưởng và điều mà những người ông ấy cần thuyết phục tin tưởng", Klein cho biết.

Biên tập viên của Vox cho rằng tư tưởng chính trị cốt lõi của Biden có thể thấy rõ trong một đoạn trích từ cuốn sách Promise Me, Dad của ông. "Người bạn cũ Tip O’Neill của tôi, chủ tịch Hạ viện nổi tiếng của thế kỷ 20, từng có câu nói nổi tiếng 'Tất cả chính trị đều mang tính địa phương'. Tôi đã mất rất nhiều thời gian để có thể mạo muội cải thiện tuyên bố đó. Tôi tin rằng tất cả chính trị đều mang tính cá nhân, bởi nhìn chung, chính trị phụ thuộc vào lòng tin. Nếu bạn không thể thiết lập được mối quan hệ cá nhân, thật khó để xây dựng niềm tin", nội dung đoạn trích.

Việc tập trung vào các mối quan hệ cá nhân đã mang lại nhiều kết quả cho chiến dịch tranh cử của Biden. Để trở thành ứng viên của đảng Dân chủ chính là cuộc chiến giữa phe ôn hòa, trung lập hơn của đảng với phe cánh tả đang trỗi dậy. Cuối cùng Biden giành chiến thắng ấn tượng sau khi nhiều tên tuổi lớn bỏ cuộc hoặc quay sang ủng hộ ông.

"Tôi nghĩ điều khác biệt hiện giờ, giữa bạn và tôi, là tôi có mối quan hệ tốt với Joe Biden hơn với Hillary Clinton và Biden dễ dàng ngồi xuống nói chuyện với tôi và nhiều thành viên cấp tiến khác hơn chúng tôi từng thấy trong quá khứ", Bernie Sanders, từng là đối thủ của ông Biden trong cuộc bầu cử sơ bộ của đảng Dân chủ, nói.

Như Biden đã viết, mối quan hệ cá nhân giúp xây dựng lòng tin, thông qua đàm phán và thỏa hiệp. Đây chính là cốt lõi chính trị của Biden và việc thành lập liên minh Biden - Sanders là minh chứng cho tính hiệu quả của nó.

Ezra Klein thêm rằng thay vì xem chiến thắng trước Sanders là cơ hội để xác định , Biden xem đây là cơ hội để thống nhất đảng. Với cách tiếp cận này, thậm chí ông đã "lấy lòng" được những người từng chỉ trích, gièm pha mình và Varshini Prakash, giám đốc nhóm hoạt động vì môi trường Sunrise Movement, là một trong số đó.

Khi Sander đề xuất thêm Prakash vào liên minh của họ, nhóm của Biden lập tức đồng ý. "Họ có thể nói 'Tôi không muốn Varshini trở thành một phần của liên minh, vì tổ chức của bà ấy từng không ưa tôi'. Nhưng họ không làm vậy và điều đó khiến tôi tín nhiệm họ", Prakash nói.

Cách tiếp cận dựa trên đàm phán xây dựng lòng tin cũng được Biden sử dụng khi tìm cách thu hút các thành viên đảng Cộng hòa. "Tôi nghĩ rằng mình có thành tích tốt trong việc tập hợp các thành viên Dân chủ và Cộng hòa", Biden từng nói hồi tháng 7.

Ông cho rằng một số thành viên Cộng hòa "sẽ cảm thấy được giải phóng một chút" nếu Trump bị đánh bại và sẵn sàng bắt tay với Dân chủ về nhiều vấn đề như cơ sở hạ tầng và bất bình đẳng chủng tộc.

Biden cũng luôn tự hào về vai trò của mình trong chính quyền Obama, khi là đảng viên Dân chủ duy nhất có thể đạt thỏa thuận với Mitch McConnell, hiện là Lãnh đạo phe đa số của đảng Cộng hòa ở Thương viện. Đồng thời, Biden tin rằng mối quan hệ với đảng Cộng hòa sẽ "đơm hoa kết trái" trong nhiệm kỳ tổng thống của ông.

Joe Biden phát biểu tại Wilmington, Delaware, ngày 6/11. Ảnh: Reuters.
Joe Biden phát biểu tại Wilmington, Delaware, ngày 6/11. Ảnh: Reuters.

Yếu tố thứ hai giúp làm nên chiến thắng của Biden là ông đã thay đổi cùng sự thay đổi của nước Mỹ. Chương trình nghị sự của Biden năm nay đã khiến ông có vị thế tốt hơn Hillary Clinton năm 2016, cựu tổng thống Obama năm 2012 và của chính ông năm 2008.

Đối với Biden, công việc của một chính trị gia là tiếp nhận những bất đồng và nhu cầu của một quốc gia bị rạn nứt, chia rẽ, đồng thời sử dụng các kênh và thể chế chính trị để tạo nên một liên minh vững chắc.

Khi còn trẻ, Biden từng được xem là một chính trị gia "kiêu ngạo", không được lòng phe cánh tả, nhưng khi đã nhiều tuổi hơn, đặc biệt sau khi là phó tổng thống và mất đi con trai cả Beau, ông đã trở thành một người thân thiện và cởi mở hơn.

Ngoài ra, khi phải đối mặt với cuộc khủng hoảng y tế và kinh tế nghiêm trọng do Covid-19, chiến lược của Biden đã đạt hiệu quả "lấy lòng" cử tri. Những cam kết đẩy lùi đại dịch, tìm kiếm một lựa chọn bảo hiểm y tế tốt hơn cho người dân Mỹ, các chính sách giảm nghèo đói có thể trở thành cuộc cải tổ sâu sắc nhất từ thời Lyndon Johnson về chính sách đối nội nếu được thông qua, Klein nhận định.

Chiến dịch của từng mô tả Biden là "con rối" của phe cực tả với những chính sách không tưởng. "Điều kỳ diệu của Joe Biden là ông đã biến mọi thứ trở thành điều hợp lý mới", Andrew Yang phát biểu tại Hội nghị Quốc gia 2020. "Nếu ông ấy đưa ra một kế hoạch đầy tham vọng để giải quyết biến đổi khí hậu, mọi người đột nhiên sẽ đi theo sự dẫn dắt của ông ấy".

Nhiều nhà phân tích cho rằng Biden nhiều khả năng gặp trở ngại với các chính sách đối nội khi phải đàm phán với các thành viên Cộng hòa ở Thượng viện. Nhưng về đối ngoại, tân tổng thống Mỹ có thể nắm được nhiều quyền hành hơn. Trong lĩnh vực này, quan điểm của ông đã có nhiều thay đổi.

Trong những năm 1990, Biden từng thúc đẩy can thiệp nhân đạo và từng ủng hộ đề xuất cựu tổng thống George W. Bush về cuộc chiến tranh Iraq. Nhưng sự thất bại của cuộc chiến đó đã cho Biden bài học và đã giúp ông trở thành một trong những tiếng nói thận trọng nhất về can thiệp quân sự của chính quyền Obama.

"Bạn nói rằng Joe từng ủng hộ chiến tranh Iraq. Ông ấy đã có được bài học từ đó. Và như bạn biết đây, ông ấy có lẽ là người muốn hạn chế sử dụng sức mạnh quân sự nhất trong số cố vấn cấp cao trong nhiệm kỳ của tôi", Obam từng nói trong cuộc phỏng vấn với Pod Save America.

Yếu tố cuối cùng giúp Biden thành công nằm ở việc ông là "một ứng cử viên không ầm ĩ".

Nhiều nhà quan sát cho rằng trong kỷ nguyên chính trị bị chi phối bởi mạng xã hội như hiện nay, đối thủ của Tổng thống Trump phải đủ mạnh để đấu với ông trên các nền tảng như Facebook hay Twitter. Tuy nhiên, đây không phải lựa chọn của Biden.

"Ông Biden chỉ có 32.000 người theo dõi trên nền tảng video có tầm ảnh hưởng này (YouTube), một mức thấp so với các đối thủ của ông ấy trong và ít hơn khoảng 300.000 so với ", bài viết trên NYTimes hồi tháng 4 với tiêu đề 'Biden đang đánh mất mặt trận Internet. Liệu điều này có vấn đề gì không?' cảnh báo.

Biden đã thực hiện chiến dịch tranh cử khá khiêm tốn, thậm chí còn trở nên thận trọng hơn sau khi Covid-19 tấn công Mỹ. Trong khi đó, Tổng thống Mỹ tổ chức họp báo hàng ngày, xuất hiện tại nhiều sự kiện vận động tranh cử và thu hút sự chú ý của cả nước Mỹ. Điều này khiến nhiều thành viên trong nhóm Biden lo lắng.

Song Biden đã nói rõ về chiến lược của mình. "Ông ấy càng nói nhiều, tôi càng thấy tốt", ứng viên Dân chủ nói về Trump hồi tháng 5.

Biden cược rằng người Mỹ sẽ mệt mỏi với những tiếng nói ồn ào, với những tranh chấp và bất bình của Trump tràn ngập trên mạng và các phương tiện truyền thông. Và thực tế chiến lược từng giúp Trump giành chiến thắng năm 2016 đã không thể đưa ông tới thành công lần này.

"Có nhiều người hồi tháng 3, tháng 4 nói rằng Biden dường như vô hình và ông ấy cần phải có các cuộc họp báo hàng ngày", một cố vấn cấp cao của Biden nói hồi tháng 6. "Nhưng người dân không tìm kiếm một phiên bản 2.0. Họ không muốn có thêm Trump của . Họ muốn một tổng thống. Và cách tốt nhất để đấu lại Trump chính là trở thành một tổng thống mà người dân đang thiếu vào lúc này".

Tags:
Ông Lý Xuân Hải: Tổng thống Trump điều hành nước Mỹ như một CEO, có KPIs rõ ràng

Ông Lý Xuân Hải: Tổng thống Trump điều hành nước Mỹ như một CEO, có KPIs rõ ràng

Ví việc điều hành nước Mỹ của Tổng thống Donald Trump giống như CEO chèo lái doanh nghiệp, ông Lý Xuân Hải tin rằng ông trùm tài phiệt New York đã đạt được gần hết những KPI đã đề ra.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất