Bạп sẽ ᵭược пɦữпɢ ɢì ʋà ɱấł пɦữпɢ ɢì ƙɦi sốпɢ ở Mỹ ᵭược 40 пăɱ?

Ở ρɦầп łłɾước łôi ᵭã пói ʋề ɱộł ʋài ưᴜ ᵭiểɱ củɑ пɢười Việł Nɑɱ ƙɦi siпɦ sốпɢ ʋà ᵭịпɦ cư łại Mỹ, пước Mỹ có łɦể пói ℓà пước củɑ ɗâп пɦậρ cư ʋà cũпɢ cầп пɦữпɢ cɦᴜyêп ʋiêп ᵭể ɢóρ ρɦầп xây ɗựпɢ ᵭấł пước. Việł Nɑɱ có łɦể ᵭược coi ℓà пɦữпɢ ɗi ɗâп ɢươпɢ ɱẫᴜ, пɢười Việł Nɑɱ łɑ ᵭược ɓiếł ᵭếп ℓà пɦữпɢ пɢười cầп cù, cɦăɱ cɦỉ ʋà cɦịᴜ ƙɦó, còп có łiпɦ łɦầп ɦɑɱ ɦọc ɦỏi. Tɦế ɦệ пɢười Việł Nɑɱ ɾɑ ᵭi пăɱ 1975 ρɦầп ᵭôпɢ ℓà łɾí łɦức ở Sài Gòп, пêп ɗễ ɦọc ℓại пɦữпɢ cɦᴜyêп ɱôп пước Mỹ cầп. Nɦờ ᵭó ρɦầп ℓớп cɦúпɢ łôi ᵭã łɦàпɦ côпɢ.

00:00 11/05/2021

Các bạn có biết yếu điểm của người Việt Nam là gì không? Theo cách nhìn của riêng bản thân tôi thì đó là chúng ta “Việt Nam” quá, vì vậy nên đôi lúc có hay xảy ra mâu thuẫn hay xung đột với xã hội Mỹ. Có một lần một ông cán bộ đến Mỹ du lịch. Ông ta vô tiệm Phở ở đây ăn phở, mà miệng bô bô khoe mình có quyền và có tiền ở quê nhà. Suýt nữa ông bị đánh ngay tại tiệm…

Thế hệ ra đi năm 1975 họ đều phải cố gắng gạt bỏ đi quá khứ để bắt đầu một cuộc hành trnh mới. Nhưng, không phải ai cũng có thể làm được điều này, họ vẫn chưa thể dứt ra được quá khứ, họ vẫn nhớ về quá khứ quá nhiều nên những người này rất khó để hòa nhập và thành công khi cứ mãi vương vấn những chuyện trong quá khứ. Người Mỹ tôn trọng họ, vì ở đây xã hội tự do, nhưng sẽ không tốt nếuc ứ sống quyây quần, đông đảo như vậy mãi được, và sẽ hội nhập vào xã hội bên này một cách chậm chạp, ở khía cạnh khác nếu sống với người Việt Nam thì những thói quen tập tục người địa phương chống đối, như ăn thịt chó, cạo gió, đánh đập vợ con, v..v… sẽ vẫn còn, và nó là không tốt.

Yếu điểm của người Việt Nam mình là văn hóa quá khác biệt với người Mỹ, và phần lớn nhiều người không muốn thay đổi để hòa đồng, hay thay đổi chậm quá, nên khó hòa đồng. Lúc đậu xong MBA và bắt đầu làm việc, tôi thường gặp khó khăn trong các buổi họp, hay trong tiệc tùng cần xã giao.

Người Mỹ thảo luận hay. Ngôn ngữ họ lưu loát. Tôi nói tiếng Mỹ cũng khá lắm, viết cũng được, nhờ học đại học ở đây. Tuy nhiên tôi cũng gặp khó khăn ăn nói và thảo luận trước công chúng. Nhiều người dùng những từ ngữ dao to búa lớn như “Mỹ Hóa” để nói tới sự hòa đồng với xã hội địa phương.  Họ dùng từ ngữ này để chưởi và miệt thị người Mỹ gốc Việt, muốn hòa động với xã hội Mỹ. Riêng bản thân tôi khi nhìn lại 40 năm định cư Mỹ, tôi rất tiếc mình chưa Mỹ Hóa đúng mức, nên không thành công được như mong muốn.

Tôi không đủ hiểu biết để khuyên các bạn trẻ. Tôi chỉ muốn chia sẻ những kinh nghiệm mà mình đã tích cóp được trong 40 năm ở đây. Trong khoảng thời gian đó, trong tôi như hình thành hai con người, với hai bậc thang giá trị khác nhau, chưa hội nhập hoàn toàn vô xã hội Mỹ được. Trước hết tôi là một người sanh ra ở Sài Gòn, với nhiều đức tánh Việt Nam. Khi tới Cali hay Texas thăm bạn bè, tôi hành xử như người Việt Nam. Nhưng khi đi làm việc, tôi hành xử như một người Mỹ trung bình. Nói đúng hơn tôi cố gắng hết sức để hòa đồng, và có được những đức tánh của người Mỹ. 40 năm định cư ở Mỹ, hai người này vẫn là hai, chưa thành một.

Nhưng những thế hệ con cháu của tôi sau này thì lại khá hơn ở điểm này. Cháu của tôi sanh tại Mỹ nói tiếng Mỹ trong điện thoại, các bạn không biết được nó là Việt Nam. Và tất nhiên là tụi nó hiểu được văn hóa Mỹ hơn tôi, hiểu được âm nhạc, thể thao, tất cả. Còn cái gì Việt Nam trong chúng không? Còn. Chúng thương ông bà cha mẹ từ Việt Nam tới. Đặc biệt chúng thích thức ăn Việt Nam, phở, bánh cuốn, canh chua cá kho tô, cơm tấm sườn bì chả, thịt bò lút lắc v.v.., tất cả các món ăn Việt Nam được cha mẹ cho ăn từ thời tuổi trẻ.

Sau khi đậu xong MBA, tôi bắt đầu tìm kiếm một nơi ở mới và rời khỏi Xóm Việt Nam, và bắt đầu cuộc đời hội nhập vô nước Mỹ. Thật ra ở New York, khí hậu lạnh và đời sống mắc mỏ, nên người Việt Nam mình không thích sống. Và sau này tôi vẫn thường hay đi chơi với những bạn đồng hương của tôi, họ là những chuyên viên như tôi, cũng muốn buông bỏ quá khứ để tìm kiếm cho mình một cuộc sống mới tốt đệp hơn. Và chúng tôi thường hay chia sẻ những kinh nghiệm sống, nhờ vậy càng ngày càng hội nhập tốt đẹp hơn.

Và sau này khi con cái tôi đẫ lớn khôn thì chúng có gia đình riêng. Bên Mỹ người ta sống khác với bên nhà. Khi con cái lớn khôn, chúng nó thích sống riêng. Chúng sẽ được tự do và sẽ tự làm chủ bản thân. Còn ở VN thì việc mua nhà khó hơn nên chúng ta thường thấy đa số các con thường sống chung với cha mẹ.

Từ chỗ khóc vì hoàn cảnh lưu lạc xứ người mấy năm ố hai ba thế hệ thường sống chung một căn nhà chật hẹp. Ở Mỹ đám con của tôi có hai hoặc nhiều nhà, nên ai cũng ra riêng. Gia đình tôi trở thành một “empty nest”, một ổ chim trống vắng, không còn chim con chiu chít nữa.  Thời gian đầu định cư ở Mỹ, tôi từ từ tìm được niềm vui ở đây, giúp thuyền nhân, và giúp đỡ bên nhà nữa.

20 năm sau khi Clinton bỏ lệnh cấm vận. Lúc này vợ chồng tôi mừng rỡ về thăm quê hương. Tôi cứ nghĩ là mình sẽ định cư Mỹ mãi mà không thể về thăm lại quê hương, vì lúc đó Cộng Sản mạnh lắm. Đó là thế lực đang lên. Miền Nam cố gắng chận đứng họ. Nhưng miền Bắc được Tàu và Nga quyết tâm giúp đỡ, tiền, khí giới và cả nhân sự nữa, để đánh miền Nam, Cộng Sản hóa Đông Dương, và đe dọa cả Đông Nam Á. Năm 1975 tôi tưởng sẽ không có ngày trở về. Nhưng bây giờ lại được về thăm quê, thăm ngừoi thân thật sự là rất đỗi hạnh phúc.

Ai cũng vậy, đi thì nhớ nhưng vẫn phải đi, đi để tìm kiếm cho mình một môi trường tốt hơn để phát triển và Mỹ có lẽ sẽ là điểm dừng chân thsich hợp cho nhiều người và nhiều bạn trẻ sau này.

tuvandinhcumy.info

Tags:
Báo Mỹ tố chính quyền Trump do thám

Báo Mỹ tố chính quyền Trump do thám

Washington Post cho rằng chính quyền Trump đã bí mật thu dữ liệu điện thoại từ ba phóng viên viết bài về nghi án Nga can thiệp bầu cử Mỹ.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất