Bật mí bí mật học bài thi quốc tịch định cư Mỹ đỗ cao

Thi quốc tịch không khó, nói đúng hơn là khá đơn giản, với những ai biết tiếng Anh, hiểu tiếng Anh. Tuy nhiên, thi quốc tịch cũng là nỗi ám ảnh lớn của không ít người đến Mỹ khi đã bước vào tuổi trung niên, khi mà việc học chữ bắt đầu chậm lại, và chuyện học ngoại ngữ lại muôn vàn khó khăn hơn.

21:30 08/06/2018

Theo chân những người đã đi qua thời son trẻ, mang theo mái đầu bạc cùng bao lo lắng “làm sao để cho đậu quốc tịch để định cư Mỹ” vào những lớp học luyện thi, mới thấy được nhiều hơn tâm tư của họ, những người đang chờ ngày “vượt vũ môn”.Có một số “bí kíp” được “truyền” lại như thế này: học bài bất cứ lúc nào có thể, học mọi lúc, mọi nơi, học thuộc như cháo càng tốt.

Những bí kíp sống còn khi thi quốc tịch định cư Mỹ

Trước khi nộp hồ sơ thi Quốc tịch, tôi đã bỏ ra chút thời gian đọc được vài cách học bài thi quốc tịch từ các “tiền bối”. Có một số “bí kíp” được “truyền” lại như thế này: học bài bất cứ lúc nào có thể, học mọi lúc, mọi nơi, học thuộc như cháo càng tốt.

Hoặc “bí kíp” trả lời những câu hỏi trong mẫu đơn N-400 theo quy tắc “YES, NO”. Ví dụ, nếu câu hỏi bắt đầu bằng “Have you ever” thì trả lời “NO”, còn câu hỏi bắt đầu bằng “Do you” thì trả lời “YES”,….

Bao lo lắng “làm sao để cho đậu quốc tịch để định cư Mỹ” vào những lớp học luyện thi

Tuy nhiên, với tôi, tôi lại không thích lối học “tủ” này, tôi lại chuộng lối học và hiểu những gì mình đang học thì tốt hơn. Tại sao tôi lại nói như vậy? Đơn giản thôi vì tôi nghĩ mỗi viên chức Sở Di Trú sẽ có cách phỏng vấn khác nhau, mặc dù họ cùng dựa trên nền tảng là những thông tin đương đơn đã khai trên mẫu đơn N-400 và 100 câu hỏi về lịch sử và chính phủ. Thêm vào đó, cùng một câu hỏi nhưng họ có thể hỏi theo nhiều cách khác nhau. Chẳng hạn, có hai câu hỏi thế này:

1. Do you owe any federal, states, or local tax?

2. Have you ever not filed a Federal, states, or local tax return?

Hai câu hỏi này giống nhau về nghĩa , nhưng cách hỏi khác nhau. Nếu bạn được hỏi theo câu số 1 mà ḅan lại áp dụng quy tắc trả lời YES” cho câu hỏi bắt đầu bằng “ Do you” thì bạn sẽ gặp rắc rối liền.

Tôi cũng đã đọc những bài viết của nhiều người chia sẻ về buổi phỏng vân của họ. Có vài người, thường là người lớn tuổi, họ chỉ được hỏi vài câu thôi rồi cho đậu. Có it́ nhất 2 trường hợp đã rớt vì cái lối học thuộc “như cháo” và áo dụng quy tắc “YES, NO”. Tôi có quen một gia đình người Mỹ gốc Nga, cả gia đình 5 người đi thi quốc tịch, 4 người kia được phỏng vấn khoảng 15, 20 phút là xong và đều đậu, còn lại người cha thì bị chất vấn cả tiếng đồng hồ vì trước đó ông có tham chiến gì đó ở Nga. Vào ngày tôi đi thi, có một anh chàng bị đánh rớt chỉ vì viết thiếu chữ trong phần thi viết một câu mà viên chức SDT yêu cầu (anh chàng này viết sai luôn cả ba lần )

Mỗi trường hợp mỗi khác, không ai giống ai. Thế cho nên khi quyết định đi thi quốc tịch, bạn nên chuẩn bị kĩ cả về kĩ năng nghe, nói lẫn đọc, viết. Nếu bạn rớt phần nào, họ sẽ cho bạn thi lại phần đó lần 2. Nhưng nếu bạn rớt luôn lần thứ 2, bạn sẽ phải đóng tiền và nộp đơn thì lại, và bạn lại phải đợi chờ thêm một thời gian nữa.

Với những người khá về tiếng Mỹ thì thi quốc tịch không khó nhưng nó sẽ không dễ với những người hạn hẹp về ngôn ngữ.Mỗi người sẽ có cách học bài riêng cho mình. Có người lo xa học trước cả năm. Còn tôi, tôi đợi đến khi biết lịch phỏng vấn tôi mới học. Không ai biết được mình sẽ gặp người phỏng vấn dễ hay khó, họ thích hỏi y chang như trong đơn hay họ hỏi theo cách khác. Vậy, nên chuẩn bị cả về tâm lý lẫn kiến thức để cho dù có bị “xoay” thế nào thì mình cũng có khả năng để xử lý.

Bất kỳ người di dân nào đến định cư Mỹ, sau thời gian 3 năm hay 5 năm làm thường trú nhân, tùy theo trường hợp, đều mong chờ ngày được gọi đi thi quốc tịch để có cơ hội trở thành công dân Hoa Kỳ.

Xác định khó khăn khi thi quốc tịch định cư Mỹ

Cho rằng “chuyện thi quốc tịch là rất quan trọng vì mình đã định cư Mỹ ở đây thì mình phải có quốc tịch ở đây,” nên dù còn ba tháng nữa mới tròn năm năm ở Mỹ, nhưng từ Tháng Chín năm trước, bà Dung Nguyễn đã ghi danh theo học lớp luyện thi quốc tịch ở trường Santa Ana College do thầy Timothy Võ phụ trách.

Sau mấy tháng theo học, bà Dung cảm thấy “có khá hơn là tự học ở nhà hay học bằng cách lên internet xem.”Vừa dò theo từng câu hỏi trong sách, đọc theo thầy, rồi thực tập cùng nhóm, những từ tiếng Anh nào không rõ nghĩa, bà Dung lại tra từ điển từ chiếc điện thoại cầm tay để ghi chú thêm vào bài học.

Chuyện thi quốc tịch là rất quan trọng vì đã định cư Mỹ thì phải có quốc tịch ở đây

“Bài học thì không khó, cái khó là mình chưa quen tiếng Anh nhiều, nhất là nghe chưa quen, nên tôi sợ phần đó,” bà Dung cho biết.Cũng có sự chuẩn bị trước như bà Dung là ông Hậu Võ, người sẽ đủ điều kiện nộp đơn xin nhập tịch vào năm 2018.

Cũng có mặt trong lớp luyện thi quốc tịch ở Hội Người Già là ông Dương Bảo Anh, 65 tuổi, sống ở Santa Ana. Ước mơ được sang Mỹ và trở thành công dân định cư Hoa Kỳ, tuy nhiên, do bị bệnh về mắt, ông Bảo Anh không nhìn thấy đường nên chuyện học của ông cũng gặp nhiều khó khăn.

Theo lời cô Nguyệt, sau khi đưa tờ giấy để cô viết một câu tiếng Anh mà người phỏng vấn yêu cầu, ông ta thu tờ giấy lại, rồi hỏi “Năm nay chị nhiêu tuổi rồi?”, “Chị có chồng chưa?”, “Chị chưa từng lấy chồng hay đã li dị?”, “Chị có con không?”…

“Ông ta cứ hỏi tôi những câu như vậy, rồi tôi trả lời. Xong, ổng nói ‘Chúc mừng chị. Chị đã đậu.’ Tôi nghe mà ngạc nhiên quá chừng,” cô Nguyệt kể trước lớp trong sự ngạc nhiên thú vị của nhiều người.Trường hợp của cô Nguyệt thật ra không là ngoại lệ. Cô Xuyến Huỳnh, người thi quốc tịch định cư Mỹ từ nhiều năm trước cũng rơi vào cuộc phỏng vấn tương tự.

“Tôi vô phòng thi, ông giám khảo hỏi tôi làm nghề gì, tôi trả lời tôi làm y tá. Ổng nói vợ ổng cũng làm y tá. Thế là hầu như tôi và ổng chỉ hỏi đáp những câu liên quan đến chuyện này. Xong, ổng nói tôi đậu rồi,” cô Xuyến chia sẻ kinh nghiệm.Giải thích về những trường hợp “ngoại lệ” này, ông Trịnh Ngọc Luyến, người phụ trách lớp quốc tịch ở Hội Cộng Đồng Người Việt cho rằng, “Không người phỏng vấn nào muốn đánh rớt quý vị hết nếu họ nhìn thấy ở quý vị sự nỗ lực để trở thành công dân Hoa Kỳ.

Khi quí vị có thể tự tin đối đáp với họ như vậy nghĩa là quý vị đã có sự cố gắng, cũng như khả năng Anh ngữ tốt. Vậy là đủ để đậu rồi.” Chuẩn bị thật kỹ bản hồ sơ cá nhân. Học thuộc 100 câu hỏi qui định. Và bình tĩnh. Tự tin. Chỉ cần như vậy là có thể yên tâm chờ ngày tuyên thệ, rằng: Tôi là công dân Hoa Kỳ!

Theo ditrunuocngoai

Tags:
Cảm giác ghê sợ giúp chúng ta khoẻ mạnh hơn

Cảm giác ghê sợ giúp chúng ta khoẻ mạnh hơn

Hầu hết cảm giác ghê sợ là điều không ai muốn trải qua, nhưng theo một nghiên cứu mới đây, ghê sợ là loại phản ứng cần thiết khiến cho cơ thể tránh khỏi các mối đe doạ.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất