Bừng tỉnh: 'Mỹ không cho ai cái gì...'

Mỹ bị chỉ trích có thái độ coi thường tính mạng con người, bất chấp những tiêu chuẩn hành xử văn minh khi theo đuổi trừng phạt trong bối cảnh hiện nay.

12:00 02/04/2020

Hành động đáng chê trách

Trang phân tích project-syndicate.org thời gian qua cho đăng nhiều bài viết bình luận về chính sách đối ngoại của Mỹ, nhất là trong bối cảnh dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 lan rộng như hiện nay. Giới phân tích đã chỉ ra sự ích kỷ, thái độ thờ ơ của khẩu hiệu “Nước Mỹ trên hết” trước gánh nặng bệnh dịch ở nhiều nước và dự đoán triển vọng không mấy sáng sủa cho Washington.

Mặc dù tỏ ra cảnh giác với dịch COVID-19 nhưng Mỹ bị đánh giá đã xem nhẹ mối đe dọa này, chần chừ trong ban hành quyết sách ứng phó. Chính quyền Mỹ cũng bị chỉ trích vì thông báo ý định mở lại các hoạt động kinh tế trước Lễ Phục sinh bất chấp số ca nhiễm virus và tử vong đang tăng vọt. Điều này được nhìn nhận nằm trong nỗ lực tái đắc cử của đương kim Tổng thống Donald Trump.

Bung tinh: 'My khong cho ai cai gi...'

Mỹ lập bệnh viện dã chiến ngay tại công viên Trung tâm ở New York

Giới phân tích đã chỉ ra cách hành xử khác biệt của Mỹ với Nga và Trung Quốc trong tình hình dịch bệnh hiện nay. Trái ngược với sự giúp đỡ mà Nga và Trung Quốc dành cho nhiều nước, trang project-syndicate.org viết: “Không ai nhờ vả Mỹ bất cứ điều gì. Mỹ cũng không cho ai cái gì, mà chỉ giữ trong mình một sự thiếu đồng cảm theo đúng chủ trương ‘Nước Mỹ trước tiên’ của ông Trump”.

Trang phân tích này thẳng thừng chỉ trích chính quyền Mỹ còn tích cực làm suy yếu năng lực đối phó khủng hoảng nhân đạo của các nước. Washington không chỉ từ chối nới lỏng trừng phạt lên Cuba, Iran và Venezuela, mà còn góp phần trong quyết định không cung cấp gói cho vay khẩn cấp trị giá 5 tỷ USD cho Venezuela của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF).

Project-syndicate.org nhấn mạnh rằng, Mỹ dường như không hiểu là khi bất kể một quốc gia nào không thể kiểm soát được SARS-CoV-2 thì toàn bộ thế giới đều nguy hiểm. Việc Mỹ duy trì những lệnh trừng phạt đang tác động mạnh đến các hệ thống chăm sóc sức khỏe của một số nước đang chịu tác động nặng nề từ dịch COVID-19, trong đó có Iran.

Theo trang phân tích, hành động này của Mỹ không chỉ đáng chê trách trên phương diện đạo đức, mà còn làm suy yếu chính những lợi ích của Mỹ vì nó khiến virus tiếp tục lây lan, đồng thời củng cố hình ảnh “hung ác” của Mỹ. Mỹ cũng bị chỉ trích không chỉ dửng dưng với nỗi đau của các đối thủ mà còn chẳng mấy quan tâm đến các đồng minh, nhất là các đồng minh châu Âu.

Bung tinh: 'My khong cho ai cai gi...'

Mỹ đánh giá sai về dịch COVID-19?

Một ví dụ khác được đưa ra để chứng minh cho sự “tư lợi” của Mỹ là việc Washington muốn sở hữu độc quyền loại vaccine mà công ty CureVac của Đức đang phát triển. Do đó, trang phân tích project-syndicate.org đánh giá lần này mọi thứ đã đi quá xa và EU không còn gì để có thể tin tưởng vào Mỹ chứ chưa nói là dựa dẫm vào Mỹ.

Xuất phát từ những phân tích trên, trang phân tích này nhận định Mỹ hầu như chắc chắn sẽ thua trong cuộc cạnh tranh siêu cường và sẽ mất đi vô vàn sinh mạng của đất nước.

Lời khuyên hành xử văn minh

Trong một bài viết khác, project-syndicate.org cho rằng các biện pháp trừng phạt của Mỹ đang gây trở ngại cho các nỗ lực kiềm chế dịch bệnh ở cấp độ toàn cầu khi mà những quốc gia đang lâm nguy cần phải tiếp cận được mọi sự hỗ trợ quốc tế cần thiết.

Project-syndicate.org viết: “Những năm qua, chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đơn phương áp đặt các biện pháp trừng phạt kinh tế hà khắc với nhiều quốc gia mà họ muốn trừng phạt chính phủ của quốc gia đó. Những biện pháp trừng phạt này thật vô nhân tính, vi phạm luật quốc tế, khiến những người dân mà Mỹ tuyên bố muốn giúp đỡ phải chịu đau khổ”.

Bung tinh: 'My khong cho ai cai gi...'

Mỹ bị chỉ trích vì theo đuổi trừng phạt giữa lúc dịch COVID-19 lan rộng

Trang này đánh giá, trong bối cảnh cả thế giới đang phải đối mặt với đại dịch COVID-19, các biện pháp trừng phạt của Mỹ cũng trở thành một mối đe dọa trực tiếp đối với sự sống còn của những con người ở các nước đang hứng chịu trừng phạt và cả những người khác nữa.

Bằng chứng là cả Iran và Venezuela, hai quốc gia là mục tiêu bị Mỹ trừng phạt, đều bị ảnh hưởng nghiêm trọng trong đại dịch COVID-19. Iran chỉ chiếm 1,1% dân số thế giới, nhưng số người tử vong vì COVID-19 của quốc gia này chiếm tới 11,2%. Trong khi đó, Venezuela cũng đối mặt thách thức lớn với tốc độ lây lan dịch bệnh nhanh chóng.

Các biện pháp trừng phạt của Mỹ được cho là đã làm suy yếu cơ sở hạ tầng y tế của cả Iran và Venezuela. Hai nước này gặp khó khăn trong việc tiếp cận ngoại hối và nhập khẩu các thiết bị y tế quan trọng.

Trang phân tích dẫn một kết quả nghiên cứu cho thấy các biện pháp trừng phạt tài chính và nhằm vào lĩnh vực dầu mỏ đã khiến nền kinh tế Venezuela mất ít nhất 17 tỷ USD/năm kể từ năm 2017. Các biện pháp trừng phạt của Mỹ được coi là một trong những nhân tố khiến nền kinh tế Venezuela bị suy giảm mạnh năm 2019 khi mất 1/3 GDP.

Đối với Iran, các biện pháp trừng phạt cũng gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới nền kinh tế. Sản xuất dầu mỏ của Iran giảm tới 1,8 triệu thùng/ngày, xuống chỉ còn một nửa so với mức trước khi bị trừng phạt, sau khi chính quyền của Tổng thống Trump đơn phương rút khỏi thỏa thuận hạt nhân năm 2015. Cơ quan Giám sát Nhân quyền hồi tháng 10 năm ngoái đã báo cáo rằng các biện pháp trừng phạt kinh tế của Mỹ “gây ra những đau khổ không cần thiết cho người dân Iran”.

Bung tinh: 'My khong cho ai cai gi...'

Dù đối mặt nhiều khó khăn song Cuba sẵn sàng cử bác sĩ tới hỗ trợ Italy chống dịch COVID-19

Có thể nói, cho tới nay Mỹ vẫn giữ quan điểm gây sức ép từ bên ngoài để gây “tự diễn biến” từ bên trong. Hồi tháng 2/2019, khi tuyên bố áp dụng trở lại các biện pháp trừng phạt Iran, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo từng công khai tuyên bố mọi thứ đối với người dân Iran “ngày càng tồi tệ” và cho rằng điều đó sẽ khiến người dân Iran “nổi dậy”.

Trang phân tích project-syndicate.org chỉ ra rằng, Mỹ không những không đình chỉ hoặc nới lỏng mà còn siết chặt các biện pháp trừng phạt khiến những quốc gia đang chịu ảnh hưởng của dịch bệnh càng khó khăn hơn khi tiếp cận ngoại hối, làm trầm trọng thêm ảnh hưởng từ việc giá dầu lao dốc.

Dẫn chứng là khi số người tử vong vì COVID-19 ở Iran đã lên tới 1.000, Bộ Tài chính Mỹ đã đưa ra "danh sách đen" gồm 9 công ty đã hợp tác với ngành hóa dầu của Iran. Ngày 12/3, Mỹ trừng phạt một công ty của Nga vì đã giúp bán dầu mỏ của Venezuela ra nước ngoài, đồng thời gây sức ép để buộc các công ty ở Ấn Độ, Trung Quốc, và Tây Ban Nha phải chấm dứt việc mua dầu mỏ của Venezuela.

Trang phân tích đã chỉ ra sự “dối trá” trong lập luận của giới chức Mỹ rằng trừng phạt không áp dụng đối với những giao dịch liên quan tới hàng hóa nhân đạo. Cách biện minh của người Mỹ được so sánh với lời khuyên dành cho những người vừa mất việc làm và thu nhập rằng họ vẫn có thể tới cửa hàng và mua bất kể thứ gì mà họ muốn!

Trang phân tích project-syndicate.org kết luận rằng việc Mỹ theo đuổi chiến lược trừng phạt trong bối cảnh thế giới đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng y tế tồi tệ nhất trong lịch sử hiện đại phản ánh thái độ coi thường tính mạng con người và bất chấp những tiêu chuẩn về hành xử văn minh.

Link nguồn: https://baodatviet.vn/the-gioi/quan-he-quoc-te/bung-tinh-my-khong-cho-ai-cai-gi-3399614/

Tags:
Xúc động con gái Mỹ phải nói lời cuối với mẹ qua FaceTime vì Covid-19

Xúc động con gái Mỹ phải nói lời cuối với mẹ qua FaceTime vì Covid-19

Michelle Bennett thậm chí còn không dám nghĩ rằng cô có thể nói lời tạm biệt với mẹ trước khi bà qua đời vì dịch bệnh Covid-19.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất