Các chuyên gia nhận định về 90 ngày “vật lộn” giữa Mỹ và TQ

Tổng thống Hoa Kỳ Biden đã ra lệnh cho các cơ quan tình báo gửi báo cáo điều tra về nguồn gốc của virus COVID-19 và Phòng Thí nghiệm Vũ Hán trong 90 ngày. Tuy nhiên, ông Pompeo cảm thấy rằng vẫn chưa có dấu hiệu rõ ràng cho thấy ông Biden đặt quyết tâm, vậy Hoa Kỳ rốt cuộc có lập trường gì đối với Bắc Kinh? Giới phân tích nhìn nhận thế nào về vấn đề này?

11:00 15/06/2021

Chuyên gia kinh tế học Đài Loan Ngô Gia Long (Wu Jialong) trên webcast cho biết, ông dự đoán rằng Hoa Kỳ thực ra đã có bằng chứng, thời hạn 90 ngày này chẳng qua chỉ là hình thức. Nếu Bắc Kinh bị kết tội phát động chiến tranh sinh học chống lại thế giới, thì đó không chỉ là bồi thường mà thôi, toàn thế giới nhiều người chết như vậy thì tính sao đây? 

Ông Joe Biden và ông Tập Cận Bình (Nguồn: china-embassy.org – Trí Thức VN đồ họa)

Ngoài ra, liên quan đến mối quan hệ giữa tam giác lớn Mỹ – Trung – Nga và tam giác nhỏ Mỹ – Trung – Đài, ông Ngô và chuyên gia khoa học chính trị Đài Loan Minh Cư Chính (Ming Juzheng) cũng bày tỏ quan điểm.

Các chuyên gia nhận định về 90 ngày “vật lộn” giữa Mỹ và TQ

Truyền thông Mỹ đưa tin ngày 26/5, ông Biden đã chỉ thị các cơ quan tình báo báo cáo liệu virus COVID-19 xuất hiện lần đầu tại Trung Quốc Đại Lục là đến từ động vật hay vô tình bị rò rỉ từ phòng thí nghiệm. Trong một tuyên bố do Nhà Trắng đưa ra, ông đã yêu cầu các cơ quan tình báo “tăng gấp đôi nỗ lực để thu thập và phân tích thông tin có thể đưa chúng ta đến gần hơn một kết luận cuối cùng và báo cáo lại sau 90 ngày.” Ông cũng đề cập: “Hoa Kỳ sẽ tiếp tục hợp tác với với các đối tác cùng chí hướng trên toàn thế giới, để gây áp lực buộc Trung Quốc tham gia vào một cuộc điều tra quốc tế đầy đủ, minh bạch và dựa trên bằng chứng, đồng thời cung cấp tất cả thông tin liên quan và tiếp cận bằng chứng.”

Ông Ngô Gia Long bình luận trên kênh “Phân tích tin tức”, đầu tiên nên phân biệt các giai đoạn, từ giữa đến cuối tháng Năm, tình hình ngày càng rõ ràng hơn. Từ việc Hoa Kỳ yêu cầu Bắc Kinh thay thế đại biểu đàm phán thương mại Lưu Hạc (Liu He), mở rộng danh sách các thực thể trong danh sách trừng phạt, rồi lại tổ chức một cuộc gặp với ông Putin để ông Tập Cận Bình khó chịu ra mặt, và sau đó máy bay vận tải quân sự chiến lược C-17 Globemaster III của không quân Hoa Kỳ hạ cánh xuống Đài Loan, thành lập nhóm tấn công thương mại, thông qua dự luật Đổi mới và Cạnh tranh, cho đến cuộc điều tra nguồn gốc virus.

  • Tạ Điền: Máy bay quân sự Mỹ đến Đài Loan là chiến lược được tính toán kỹ

Ông Ngô Gia Long phân tích, đầu tiên, tờ Wall Street Journal báo cáo rằng ba nhân viên từ phòng thí nghiệm Vũ Hán đã được chẩn đoán vào tháng 11/2019, sau đó đến ông Fauci (cố vấn y tế chính của Nhà Trắng) thay đổi tuyên bố của mình và thừa nhận rằng virus có thể đã bị rò rỉ từ phòng thí nghiệm, tiếp đến là mấy tổ chức nghiên cứu cũng thay đổi quan điểm và cho rằng cấu trúc virus hẳn là được tạo ra một cách nhân tạo, sau đó, Facebook và các kênh truyền thông cánh tả khác bắt đầu theo dõi tin tức này, và cuối cùng ông Biden xuất hiện ra lệnh điều tra 90 ngày.

Ông Ngô Gia Long nhận xét, nhiệm vụ này của cơ quan tình báo không giống như học sinh tiểu học làm bài tập về nhà, hoàn thành trong một thời hạn nhất định là xong. Vì vậy, ông dự đoán rằng khả năng trên thực tế là Hoa Kỳ đã có chứng cứ, 90 ngày chỉ là hình thức. Việc điều tra viết báo cáo, nếu không có gì trong tay, sao có thể chắc chắn 90 ngày là có thể lấy được kết quả? Hoa Kỳ để thuyết phục mọi tầng lớp xã hội chỉ có một khả năng là bằng chứng này đến từ những người trong cuộc ở Bắc Kinh, và người này phải là người có cấp bậc đủ cao, bài phát biểu phải có trọng lượng, có tin tức nói rằng đó là nhân viên quân sự đã đưa ra chương trình vũ khí sinh học.

Ông Ngô Gia Long cũng nói rằng nếu virus là được cố tình tung ra, thì có thể có 3 mục đích chiến lược: một là ngăn cản Hồng Kông biểu tình chống Luật Dẫn độ; hai là phá hủy nền kinh tế Hoa Kỳ và ngăn ông Trump tái đắc cử; ba là bán vắc-xin. Hiện nay các cường quốc đang chiến đấu với một cuộc chiến vô hình, đó là sự lây lan của virus tấn công vào sự ổn định kinh tế và xã hội của quốc gia.

Ông Ngô phân tích thêm, nếu Hoa Kỳ có bằng chứng thì tại sao lại chưa phơi bày ra? Ngay sau khi các bằng chứng được đưa ra, nó tương đương với một lời tuyên chiến chính thức với Bắc Kinh, vì đây là một cuộc chiến tranh sinh học, vậy sẽ ra sao? Do đó, trước tiên Hoa Kỳ cần tách rời nền kinh tế, tiếp đến liên kết các đồng minh của mình, và sau đó mới đưa ra bằng chứng. Nếu Bắc Kinh bị kết tội phát động chiến tranh sinh học chống lại thế giới, thì đó không chỉ là bồi thường mà thôi, toàn thế giới nhiều người chết như vậy thì tính sao đây?

Ông Ngô tin rằng về chiến tranh sinh học, không thể nói đơn giản là anh ném virus vào tôi thì tôi ném virus lại anh, không thể nói chơi như vậy được. Do đó, khi Hoa Kỳ đối phó với cuộc chiến sinh học chưa từng có trong lịch sử này, cần một khoảng thời gian hòa hoãn, bao gồm cả việc chế tạo vắc-xin và thuốc giải độc trước, hơn nữa còn phải gây sức ép lên nội bộ Bắc Kinh, khiến mọi việc trở nên bất lợi cho Tập Cận Bình độc tài toàn trị và loại bỏ Tập.

Tam giác lớn Mỹ – Trung – Nga, Tam giác nhỏ Mỹ – Trung – Đài

Ngoài ra, ông Ngô Gia Long cho rằng dù là mối quan hệ nào thì cũng sẽ có động có tĩnh và có tính kết nối. Ví dụ, trước đây, Hoa Kỳ liên kết với Bắc Kinh để chống lại Nga, sau đó đàn áp Đài Loan; bây giờ để đối phó với sự trỗi dậy của Bắc Kinh, lại phải trợ giúp Đài Loan và liên kết với Nga. 

Ông Ngô cũng nói rằng trên thực tế, Hoa Kỳ luôn duy trì một loại trạng thái đối với vấn đề Đài Loan, đó là phân ra nhưng không chia rẽ, tức là họ có độc lập trên thực tế nhưng không thể lý luận về vấn đề này. Hoa Kỳ không cho phép Bắc Kinh đơn phương thay đổi hiện trạng. Chính sách của Hoa Kỳ là duy trì giải quyết hòa bình các tranh chấp chính trị giữa hai bên eo biển và duy trì cán cân sức mạnh quân sự trên toàn eo biển.

Ông Ngô cho rằng Hoa Kỳ hiện đã có chiến lược rõ ràng đối với Bắc Kinh, từ chiến tranh kinh tế, quan điểm địa chính trị, giá trị nhân quyền và cuối cùng là điều tra vấn đề dịch bệnh, rõ ràng là đang đối đầu với Bắc Kinh về mọi mặt.

Tại chương trình tin tức này, ông Minh Cư Chính cũng đưa ra nhận định về kế hoạch của Hoa Kỳ là: 

  1. Ngăn chặn Nga có các hành động can thiệp quân sự tại Ukraine và cũng không toàn lực ủng hộ Bắc Kinh;
  2. Toàn tâm toàn ý đối phó với Bắc Kinh (chính là vấn đề ông Ngô Gia Long đã phân tích ở trên);
  3. Ông Pompeo từng nói rằng sẽ liên kết với Nga để đối phó với Bắc Kinh chính là phiên bản mới của mối quan hệ tam giác lớn.

Vậy tính toán của Bắc Kinh là gì? Ông Minh Cư Chính nhận định, đó chính là: 

  1. “Chiến lang” giả vờ dễ mến và đáng tin cậy hơn để gọi mời Hoa Kỳ cải thiện các mối quan hệ kinh tế, thương mại và chiến lược; 
  2. Lôi kéo quan hệ hợp tác chiến lược với Nga để ly gián quan hệ Nga – Mỹ.

Cuối cùng, ông Minh nói về những tính toán của Nga: 

  1. Xác định Hoa Kỳ là cường quốc số một, là mối đe dọa nhưng hiện có thể kiểm soát được; 
  2. Bắc Kinh tự tin rằng trỗi dậy và thách thức Hoa Kỳ sẽ đe dọa Nga, chẳng hạn như sáng kiến “Một vành đai, Một con đường”, phát triển quân sự, bành trướng Biển Đông và thôn tính Đài Loan; 
  3. “Ngư ông đắc lợi”, quan hệ Mỹ – Trung tốt nhất nên ác liệt, bản thân không nên đánh, tốt nhất là để hai bên đều thiệt hại, không thì ít nhất cũng để Bắc Kinh bị suy yếu nặng nề và Hoa Kỳ cũng ít nhiều bị suy yếu.

Lưu Thế Dân, Vision Times

Tags:
Trung Quốc cảnh báo G7: Thời nhóm ‘nhỏ’ cai trị thế giới qua lâu rồi

Trung Quốc cảnh báo G7: Thời nhóm ‘nhỏ’ cai trị thế giới qua lâu rồi

Trung Quốc hôm Chủ Nhật (13/6) đã cảnh báo Nhóm 7 nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) rằng những ngày tháng khi mà các nhóm “nhỏ” các nước quyết định số phận của toàn thế giới đã qua lâu rồi. Phát ngôn này của Bắc Kinh được đưa ra sau khi các nhà lãnh đạo G7 dấy lên sáng kiến đầu tư cơ sở hạ tầng khổng lồ nhằm cạnh tranh với Vành đai và Con đường của Trung Quốc.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất