Các diện bảo lãnh đi Mỹ phổ biến

Khi chuẩn bị sang Mỹ định cư, vấn đề giấy tờ là một cản trở khá lớn cho mọi người. Hôm nay tôi sẽ chia sẻ với quý vị về các diện phổ biến trong bảo lãnh đi Mỹ. Thủ tục bảo lãnh đi Mỹ các diện phổ biến bao gồm: đoàn tụ gia đình, bảo lãnh sang Mỹ cho vợ chồng, con cái và anh chị em.

03:30 19/12/2017

Mối quan hệ giữa người bảo lãnh và người được bảo lãnh sẽ quyết định hồ sơ đó thuộc diện ưu tiên nào và thời gian chờ đợi trước khi visa đáo hạn

Diện đầu tiên là diện bảo lãnh cha mẹ: Một công dân Hoa Kỳ có thể bảo lãnh cha mẹ sang Mỹ định cư, điều kiện ở đây cha mẹ là mối quan hệ huyết thống trực thuộc. Visa theo diện này được cấp trong thời gian gần như là ngắn nhất. Sau khi hồ sơ bảo lãnh được chấp nhận, sẽ được gửi tới Trung tâm kháng chiếu di dân để thực hiện thủ tục bảo lãnh cho tới khi người được bảo lãnh tham gia phỏng vấn diện đoàn tụ gia đình tại lãnh sự quán hoặc đại sứ quán Mỹ. Thời gian chờ đợi phải hoàn thành các thủ tục được sở di trú chấp nhận, thường từ 4-6 tháng. Giấy tờ cần thiết cho bảo lãnh diện này là: bản sao hộ khẩu, quốc tịch, bản sao hôn thú của cha mẹ, giấy xác nhận đổi tên (nếu có), phí khoảng hơn 400 đô.

Hình ảnh minh họa

Diện thứ 2 là diện bảo lãnh cho con cái: Một công dân Mỹ được quyền bảo lãnh cho con cái của mình ( có gia đình hoặc chưa) sang Mỹ định cư. Nếu con dưới 21 tuổi và chưa lập gia đình được xem là quan hệ trực thuộc, không xếp vào diện ưu tiên nào, sẽ có thời gian đi nhanh chóng nhất. Còn trường hợp con trên 21 tuổi, thời gian chờ đợi sẽ được xếp vào diện bảo lãnh là F2B, nếu con có gia đình là diện ưu tiên F3. Sau khi hồ sơ bảo lãnh được chấp nhận, sẽ được gửi tới Trung tâm kháng chiếu di dân để thực hiện thủ tục bảo lãnh cho tới khi người được bảo lãnh tham gia phỏng vấn diện đoàn tụ gia đình tại lãnh sự quán hoặc đại sứ quán Mỹ. Thời gian tùy thuộc vào thời điểm hoặc diện ưu tiên của con cái tại thời gian làm hồ sơ bảo lãnh. Giấy tờ cần thiết cho diện bảo lãnh này bao gồm: bản sao hộ khẩu, quốc tịch, bản sao hôn thú của con (nếu có), giấy xác nhận đổi tên (nếu có), phí khoảng hơn 400 đô.

Diện thứ 3 là bảo lãnh theo diện anh chị em, thời gian chờ đợi của diện này xếp vào diện F4. Sau khi hồ sơ bảo lãnh được chấp nhận, sẽ được gửi tới Trung tâm kháng chiếu di dân để thực hiện thủ tục bảo lãnh cho tới khi người được bảo lãnh tham gia phỏng vấn diện đoàn tụ gia đình tại lãnh sự quán hoặc đại sứ quán Mỹ. Thời gian xử lý hồ sơ sẽ khác nhau ở tùy thời điểm nhưng thường là rất lâu, có thể kéo tới khoảng 10 năm.

Các thành viên gia đình của công dân Mỹ có điều kiện thường trú tại Mỹ có thể trở thành thường trú nhân tại Mỹ và được cấp thẻ xanh.

Tất cả những điều trên là một vài chia sẻ của tôi về các diện bảo lãnh đi Mỹ phổ biến. Rất mong chia sẻ trên phần nào trở thành thông tin hữu ích cho quý vị để lựa chọn diện bảo lãnh hợp lý nhất với bản thân mình.

Nguồn: Youtube Duong Trung Hieu

Biên tập: Ngọc Ánh/Tinnuocmy.com

Bảo lãnh người thân sang chơi, vấp rào cản thủ tục xin Visa Mỹ

Bảo lãnh người thân sang chơi, vấp rào cản thủ tục xin Visa Mỹ

Tiệc cưới của 2 con đã chuẩn bị xong, thiệp mời đã gửi cùng hồ sơ thủ tục xin visa Mỹ, nhưng người thân ở Việt Nam của ông Thanh Van Nguyen (bang Pennsylvania) không thể sang chia vui với cháu, vì không được cấp thị thực nhập cảnh, theo báo The Philadelphia Inquirer (Mỹ).

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất