Cách đặt tên trường đại học ở Mỹ khiến du học sinh dễ nhầm lẫn

Tên các trường đại học ở Mỹ thường được đặt dựa trên địa điểm, chuyên ngành, trường công lập hoặc tư thục cũng như hệ thống giáo dục mà trường trực thuộc.

14:00 29/09/2017

ảnh minh họa 

Một số trường có tên gần giống nhau dễ gây nhầm lẫn khi tìm kiếm hoặc sử dụng thông tin. Với số trường nhiều nhất nước Mỹ, California cũng là nơi có nhiều tên trường gây nhầm lẫn, đặc biệt đối với du học sinh.

California là tiểu bang nằm về phía Tây Nam nước Mỹ. Với diện tích phân bổ dọc theo chiều Bắc Nam và hẹp theo chiều Đông – Tây, California có hai trung tâm kinh tế – xã hội lớn là Bắc California và Nam California.

Phía Bắc có khu vực vùng Vịnh (the Bay Area) với ba thành phố lớn là San Francisco, Oakland, và San Jose.

Phía Nam có khu siêu đô thị Los Angeles với nhiều thành phố lân cận và cũng là nơi tập trung của giới điện ảnh – giải trí của Mỹ. Xa hơn về phía cực Nam của California là thành phố San Diego. Diện tích giữa khu vực Bắc và Nam California chủ yếu là đồi núi, bán hoang mạc, một số khu chăn nuôi và các thị trấn nhỏ.

Mặc dù cách nhau 61 km, University of Southern California (ở thành phố Los Angeles) và trường (ở thành phố Costa Mesa) vẫn được xem là ở miền Nam California.

University of Southern California (USC) được thành lập năm 1880, là trường uy tín của Mỹ và nổi tiếng thế giới. Trong khi đó, California Southern University – trường cấp bằng tiến sĩ cho ông Nguyễn Xuân Anh – thành lập năm 1978, chỉ đào tạo online và không danh tiếng.

Dù có tên gọi gần giống nhau, đây là hai trường hoàn toàn độc lập với chất lượng và phương thức đào tạo khác hẳn nhau. Một số trường chọn địa danh gần đó để đặt tên như Golden Gate University ở San Francisco,

Các trường đại học tại Mỹ còn đặt tên dựa theo chuyên ngành. Ví dụ, Hastings Law School là trường dạy luật hay Academy of Art University dạy mỹ thuật ở thành phố San Francisco. 

Trường đại học lớn đặt tên các khoa như một trường, ví dụ: San Jose State University – School of Engineering hay Harvard Business School. Việc nhầm lẫn thường xảy ra do tên các trường giống nhau về chữ, nhưng khác về cách sắp xếp như trường hợp của California Southern Law School (thành phố Riverside, miền Nam California) và California Southern University School of Law!

Tony Phan – tác giả bài viết này -là doanh nhân có 6 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực giáo dục ở Mỹ. Ông là giám đốc điều hành – đồng sáng lập American Education Alliance.

Tên của trường còn cho thấy tính chất công lập hay tư thục. Trường công lập và tư thục khác nhau cơ bản về nguồn tài chính.

Trường công lập tại Mỹ nhận nguồn kinh phí hoạt động từ chính phủ và tuân theo các chính sách kinh tế – giáo dục – xã hội do cơ quan công quyền cấp tiểu bang hoặc liên bang đề ra. Các trường tư thục dựa vào học phí và đóng góp của mạnh thường quân để hoạt động.

California có 2 hệ thống trường công lập lớn là California State University (viết tắt là CSU) và University of California (viết tắt là UC). Các trường đại học trực thuộc hệ thống này sẽ có tên bắt đầu bằng tên hệ thống (hoặc gần với tên hệ thống) đi kèm tên địa điểm của trường. Các trường tư thục được tự do đặt tên miễn là tên gọi và thương hiệu không vi phạm luật pháp.

Ở Mỹ, giới truyền thông thường “chơi chữ” khi đưa bài để thu hút lượt người xem và gặp phải sự phản đối của các trường đại học được nhắc đến. Trong các bài báo đưa tin về giải thi đấu thể thao giữa các trường, University of Southern California không cho phép dùng tên trường là Southern Cal để tránh so sánh với chữ Cal là tên thường gọi của trường công lập University of California, Berkeley.

Một số trường tư thục mới thành lập cũng “chơi chữ”, do vô tình hay cố ý, dùng tên có những chữ tương đồng với các trường nổi tiếng lân cận, để thu hút học sinh bằng những từ khóa quen thuộc tạo lòng tin.

Việt Nam, với thói quen biên dịch tên gốc của các trường đại học, đánh đồng University, Institute, Academy hay College bằng chữ đại học – cao đẳng và bỏ qua trật tự tên gọi của trường sẽ càng dễ gây nhầm lẫn cho học sinh tìm kiếm thông tin bằng tiếng Việt, hoặc từ các trang không chính thức.

Theo ZingVn

Tags:
Bị lạnh nhạt, gã đàn ông Mỹ gốc Việt sát hại vợ

Bị lạnh nhạt, gã đàn ông Mỹ gốc Việt sát hại vợ

Một người đàn ông Mỹ gốc Việt đã ra tay sát hại vợ sau khi biết rằng người phụ nữ "đầu ấp tay kề" hơn 20 năm qua không muốn chung sống với mình nữa.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất