Cách nhà báo Mỹ giúp con vượt qua 'chứng sợ hãi tất cả mọi điều'

Bạn nên cho con thấy bạn bình tĩnh và có thể bảo vệ con an toàn chứ không phải cố gắng tránh thủ phạm gây sợ hãi.

02:36 01/02/2018

Nhỏ bé trong thế giới rộng lớn có thể là một nỗi sợ, nhưng vài em bé lại tỏ ra sợ hãi nhiều hơn so với những đứa trẻ khác. Con gái 5 tuổi của Katharine Stahl, nữ nhà báo lâu năm người Mỹ, là một trong số đó. Cô bé không dám bước vào căn phòng tối một mình. Trước sinh nhật 5 tuổi của mình, cô bé chẳng bao giờ đứng xếp hàng dài trong công viên để chờ đợi một trò chơi mà hầu hết những đứa trẻ đều yêu thích. Con gái của Katharine dường như sợ tất cả mọi thứ xung quanh. 

Sau nhiều năm, nhà báo hai con đã tìm ra cách giúp con gái vượt qua nỗi sợ hãi, khuyến khích con chủ động hơn. Và đây là cách mà Katharine đã làm với con gái mình!

Nếu không xử lý đúng khi con sợ hãi trước một điều gì đó, bố mẹ có thể khiến cho nỗi sợ trở thành ám ảnh. 

Nếu không xử lý đúng khi con sợ hãi trước một điều gì đó, bố mẹ có thể khiến cho nỗi sợ trở thành ám ảnh. 

1. Thừa nhận cảm xúc của con: Ngay cả khi nỗi sợ hãi của trẻ bắt nguồn từ một lý do vô lý, bạn cũng không nên phán xét rằng: "Thật là ngớ ngẩn!" hay "Con mãi chẳng chịu lớn". Thay vào đó, bạn hãy nói: "Bố/mẹ biết con đang sợ như thế nào và bố/mẹ ở đây để giúp đỡ con".

2. Nói chuyện với con nếu chúng có thể: Một đứa trẻ dưới 3 tuổi có lẽ sẽ chẳng nhận được điều gì từ cuộc nói chuyện về chủ đề "Con không nên sợ những con quái vật vì chúng không có thật". Nhưng khi con lớn hơn, việc nói chuyện không chỉ giúp con bình tĩnh mà bố mẹ cũng có thể hiểu được gốc rễ vấn đề.

3. Khuyến khích chứ không thúc giục: Nếu con của bạn sợ làm một việc gì đó, ví dụ như đi tàu lượn hoặc leo núi trong nhà, bạn hãy trở thành một cổ động viên nhiệt thành. Chẳng phải những trải nghiệm mới mẻ đều khiến chúng ta có đôi chút lo lắng đó sao? Tuy nhiên, nếu trẻ vẫn cương quyết nói không với những điều này, đừng ép buộc chúng. Theo thời gian, con của bạn có thể thay đổi suy nghĩ, việc ép buộc trẻ làm điều chúng không muốn quá vội vàng có thể khiến nỗi sợ hãi trở thành ám ảnh lâu dài.

4. Đừng để sự sợ hãi kiểm soát hành động của bạn: Có một sự khác biệt giữa thừa nhận nỗi sợ và cho phép nó. Thay đổi lối sống của gia đình bạn vì con sợ bóng ma trong tủ quần áo hay một điều gì đó chẳng khác nào bạn đang thừa nhận nỗi sợ hãi là có thật.

5. Luôn nhắc với con rằng công việc của bố mẹ là giữ cho chúng an toàn: Cho dù con có phản ứng quá kịch tính đối với một điều nhỏ nhặt nào đó hoặc hốt hoảng vì cái gì đó lớn hơn, điều quan trọng là bạn phải nói với con rằng bạn đang bình tĩnh và bạn kiểm soát được tình hình, bạn có khả năng giữ cho chúng an toàn. Sự nghi ngờ, lúng túng hay sợ hãi của bạn sẽ chỉ làm trầm trọng thêm một tình huống đáng sợ. 

Tags:
U23 Việt Nam tiếp tục ‘vang danh’ trên báo Mỹ

U23 Việt Nam tiếp tục ‘vang danh’ trên báo Mỹ

Trang tin thể thao của Mỹ gọi U23 Việt Nam là những anh hùng dân tộc.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất