Chiến thuật "nước rút" Trump quyến rũ cử tri Mỹ

Trump dồn dập tung ra loạt chính sách đối nội và đối ngoại mới trên mọi lĩnh vực, nhằm thu hút cử tri trong chặng nước rút bầu cử.

21:30 17/09/2020

Tổng thống Donald Trump dường như đang cố "nén" tất cả động thái chính sách của mình trong nhiều tháng và bung ra trong vài tuần còn lại trước ngày bầu cử 3/11, với mục tiêu nâng cao vị thế của ông trong các khối cử tri quan trọng, theo Meridith McGraw, nhà phân tích của Politico.

Trump vài tuần qua tung ra một loạt động thái quan trọng trên tất cả lĩnh vực, từ văn hóa đến sắc tộc, từ khai thác dầu khí trong nước tới thỏa thuận hòa bình ở Trung Đông, nhắm tới những đối tượng cử tri rất rõ ràng.

Ông cấm các cơ quan liên bang tổ chức những buổi đào tạo nhân viên về chống phân biệt chủng tộc, cho rằng hoạt động này "phi Mỹ". Yêu cầu được cho nhằm củng cố ủng hộ của nhóm cử tri da trắng, đồng thời đối phó tình trạng chia rẽ tại Mỹ sau khi biểu tình chống phân biệt chủng tộc và bạo lực cảnh sát lan rộng.

Trump công nhận Wilmington, bang Bắc Carolina, là thành phố di sản Thế chiến II đầu tiên của Mỹ, động thái được xem "mở cánh cửa" cho ông tới cử tri ở bang chiến trường này.

Tổng thống Donald Trump tại sân bay Sacramento McClellan ở  hôm 14/9. Ảnh: Bloomberg News.
Tổng thống Donald Trump tại sân bay Sacramento McClellan ở hôm 14/9. Ảnh: Bloomberg News.

Tổng thống Mỹ cũng gia hạn lệnh cấm khoan dầu ngoài khơi một số bang miền nam, gồm Florida, Georgia và Nam Carolina. Động thái này đi ngược lại cam kết ông đưa ra năm 2018, cho phép khoan dầu ở hầu hết vùng ven biển Mỹ. Song lệnh cấm lại giúp thu hút nhiều thành viên Cộng hòa nổi tiếng trong ngành du lịch và bất động sản ở Florida, bang quan trọng mà Trump phải giành phần thắng, do họ lo ngại các nguy cơ tiềm ẩn từ hoạt động khai thác dầu khí đối với công việc kinh doanh của mình.

Ông tiếp tục đưa ra những hứa hẹn về các vấn đề quan trọng đối với cử tri, như chăm sóc sức khỏe, thuế và nhập cư, sau khi ký một loạt sắc lệnh trong vài tuần gần đây liên quan tới giảm giá thuốc và thị thực lao động tạm thời.

Trên lĩnh vực đối ngoại, ông chủ Nhà Trắng hôm 15/9 tổ chức lễ ký thỏa thuận bình thường hóa quan hệ giữa Israel và hai quốc gia Arab gồm Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) và Bahrain.

"Chúng tôi có mặt tại đây để thay đổi lịch sử", Trump phát biểu từ ban công , gọi các thỏa thuận giữa UAE và Bahrain với Israel là "bước đột phá quan trọng giúp người dân thuộc mọi tín ngưỡng và nguồn gốc chung sống hòa bình, thịnh vượng".

Sự kiện là cơ hội để Trump đứng sát vai bên Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu, như dấu hiệu cho thấy sự đoàn kết giữa lãnh đạo nước ngoài bảo thủ với người Mỹ theo đạo Tin lành, nhóm ủng hộ mạnh mẽ cho Israel và có xu hướng quay lưng với Trump trong các cuộc khảo sát gần đây.

Bình luận viên McGraw cho rằng loạt động thái trên là chiến thuật quen thuộc của Trump: Tung ra hàng hoạt chính sách đầy hứa hẹn và tích cực, dù mang tính thực tế hay không, ngay trước thềm bầu cử.

Năm 2018, ngay trước thềm cuộc bầu cử quốc hội giữa kỳ rất quan trọng với đảng Cộng hòa, Trump đã hứa hẹn về các biện pháp cắt giảm thuế. Nhận thấy người di cư là vấn đề được cử tri ở các khu vực bầu cử quan trọng rất quan tâm lúc đó, Trump liên tục đề cập đến đoàn người di cư từ Trung Mỹ tới biên giới Mỹ, biến nó thành "mối đe dọa" với cử tri.

"Phe Dân chủ không quan tâm rằng các chính sách nhập cư cực đoan của họ sẽ ảnh hưởng thế nào tới khu dân cư, trường học hay bệnh viện của các bạn", Trump tuyên bố tại một cuộc vận động ở Houston, khi chỉ còn hai tuần nữa là tới bầu cử quốc hội giữa kỳ. "Họ không thèm quan tâm đến việc đoàn người di cư bất hợp pháp ồ ạt sẽ khiến hoàn toàn sụp đổ".

Nhưng khi cuộc bầu cử giữa kỳ qua đi, với kết quả đảng Cộng hòa giành quyền kiểm soát Thượng viện, Trump không còn đả động gì tới đoàn người di cư, hay hiện thực hóa cam kết cắt giảm thuế của mình.

McGraw nhận định một loạt sắc lệnh gần đây của Trump, được ký kết ở Nhà Trắng hay thông báo trên Twitter, đều có tác dụng tương tự và hướng đến các khối cử tri quan trọng.

Jason Miller, cố vấn chiến dịch của Trump, bảo vệ cách làm của ông chủ . "Đây là nỗ lực nhằm thực hiện tốt các lời hứa trong chiến dịch tranh cử năm 2016, cũng như trong suốt nhiệm kỳ đầu tiên của ", Miller nói. "Có rất nhiều thứ mà chúng tôi đưa ra phải mất nhiều năm để thực hiện, nên nó chỉ xảy ra khi mọi thứ sắp hoàn thành".

Tuy nhiên, các nhà phê bình cho rằng việc các thông báo, sắc lệnh, cam kết được đưa ra quá dồn dập và sự hồ hởi của chiến dịch Trump khi đưa chúng vào quảng cáo tranh cử cho thấy chúng mang động cơ chính trị.

Sau lễ ký thỏa thuận ở hôm 15/9, Halie Soifer, giám đốc điều hành Hội đồng Dân chủ Do Thái của Mỹ, nói rằng "bất kỳ cánh cửa nào được mở ra giữa Israel và các nước láng giềng đều là chuyện tích cực", nhưng thêm rằng "không thể phủ nhận sự kiện này được thúc đẩy bởi mục đích chính trị trong nước cho Donald Trump".

Nhưng Ralph Reed, đại diện hàng đầu cho chiến dịch của Trump và giám đốc điều hành Liên minh Tự do và Niềm tin, nhóm bảo thủ xã hội lớn, ca ngợi lễ ký kết như sự kiện lịch sử.

"Việc nó tác động tốt đến một số khu vực bầu cử cũng không thể nào xóa đi bản chất lịch sử của thành tựu này hay khả năng thúc đẩy hòa bình trong khu vực", Reed nói.

Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu, Tổng thống Donald Trump, Ngoại trưởng Bahrain Khalid bin Ahmed Al Khalifa và Ngoại trưởng UAE Abdullah bin Zayed al-Nahyan (từ trái qua phải) sau lễ ký thỏa thuận tại  hôm 15/9. Ảnh: AP.
Từ trái qua: Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu, Tổng thống Donald Trump, Ngoại trưởng Bahrain Khalid bin Ahmed Al Khalifa và Ngoại trưởng UAE Abdullah bin Zayed al-Nahyan sau lễ ký thỏa thuận tại hôm 15/9. Ảnh: AP.

Tung ra những chính sách hứa hẹn hay công bố đột phá về ngoại giao trước thềm bầu cử từng được những người tiền nhiệm của Trump thực hiện. Năm 1996, tổng thống Bill Clinton ký thành luật cải cách phúc lợi lưỡng đảng, tước lợi thế tranh cử trong vấn đề này của ứng viên đảng Cộng hòa.

Với Trump, lệnh cấm khoan dầu của ông được đánh giá là "nỗ lực quyến rũ cử tri Florida hai tháng trước ngày bầu cử", theo Gina McCarthy, người đứng đầu Cơ quan Bảo vệ Môi trường dưới thời tổng thống Barack Obama và hiện là CEO của Hội đồng Bảo vệ Tài nguyên Thiên nhiên.

Nhiều quan chức cho rằng Trump sẽ tiếp tục tung ra nhiều thông báo tương tự trong những tuần tới, dù một số lời hứa có thể không bao giờ trở thành hiện thực.

Trump cũng sẽ tiếp tục tổ chức các cuộc vận động tranh cử lớn ở các bang, cùng nhiều sự kiện ở Nhà Trắng, với các bài phát biểu công kích đối thủ Joe Biden.

"Tháng 9 và 10 trước cuộc bầu cử là thời điểm bạn phải cố gắng làm hai điều. Một là nỗ lực hạ bệ đối thủ và hai là thể hiện vai trò tổng thống của mình", Brinkley nói.

Link nguồn: https://vnexpress.net/chien-thuat-nuoc-rut-trump-quyen-ru-cu-tri-my-4162738.html

Tags:
Mỹ sẽ cấp vaccine COVID-19 miễn phí cho toàn bộ người dân

Mỹ sẽ cấp vaccine COVID-19 miễn phí cho toàn bộ người dân

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC), chiến dịch này có quy mô lớn và phức tạp hơn chiến dịch vaccine cúm mùa và các chiến dịch khác có liên quan tới vaccine.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất