Chú chim cánh cụt vượt 8.000 km mỗi năm để thăm ân nhân cứu mạng

Tình cảm chân thành của một chú chim cánh cụt đối với một cụ già đã từng cứu mạng nó đã khiến nhiều người cảm động.

14:00 25/10/2021

Vào năm 2011, ông cụ 71 tuổi người Brazil có tên Joao Pereira de Souza, vốn là một thợ nề đã về hưu, đang làm nghề đánh cá để kiếm kế sinh nhai, vô tình phát hiện một chú chim cánh cụt đang ngắc ngoải trên những tảng đá bên bờ biển ngôi làng Proveta, thuộc hòn đảo Ilha Grande, Brazil. Bị mắc kẹt trong một vũng dầu, chú chim không thể thoát ra được và bị kiệt sức vì đói. Tội nghiệp nó, ông de Souza liền gỡ nó ra khỏi vũng dầu rồi mang về nhà chăm sóc. Ông đặt cho nó cái tên Dindim.

Phải mất một tuần ông Souza mới lau sạch những mảng dầu đen nhớp nhúa bám trên bộ lông của Dindim. Khi cảm thấy chú chim đã hoàn toàn bình phục và khỏe mạnh, ông quyết định thả nó về biển, trong lòng buồn rầu thầm nghĩ mình sẽ không bao giờ còn gặp lại người bạn bé nhỏ này nữa.

Thế nhưng chỉ vài tháng sau đó, Dindim bất ngờ quay trở lại ngôi làng của vị ân nhân, lạch bạch đi khắp nơi tìm ông, rồi lững thững theo ông về nhà. Hiện tại mỗi năm, chú chim sẽ dành ra 8 tháng để sống cùng ông de Souza và phần còn lại trong năm để sinh sống cùng đồng loại của mình ở ngoài khơi bờ biển Argentina và Chile.

Chú chim cánh cụt vượt 8000km mỗi năm để thăm ân nhân cứu mạng
Khi mới gặp ân nhân, chú chim đang ngắc ngoải vì kiệt sức và đói.

Tổng cộng mỗi năm, chú chim này phải bơi hơn 8.000 km để quay về gặp lại vị ân nhân cứu mạng mình. Ông de Souza cho biết:

“Tôi yêu quý chú chim này như con đẻ của mình, tôi tin nó cũng yêu quý tôi. Nó không cho bất kì ai khác chạm vào mình. Nó sẽ cắn đó. Nó thích chui vào lòng tôi, để cho tôi tắm, thích được tôi cho ăn cá và để tôi muốn bế đi đâu thì bế.”

Chú chim cánh cụt vượt 8000km mỗi năm để thăm ân nhân cứu mạng
Ông de Souza đã mang nó về nhà chăm sóc, rửa lông, cho ăn cho uống cho đến khi nó khỏe mạnh và đủ sức ra khơi.(Ảnh: Tinvn)

Ông de Souza cho biết sau khi cứu Dindim khỏi vũng dầu, mỗi ngày ông đều cho nó ăn cá để tăng cường sức khỏe, sau đó mang nó ra biển để trả tự do cho nó.

“Thế nhưng nó không chịu đi, nó ở với tôi suốt 11 tháng, rồi sau khi nó thay lông mới, nó đã đi mất. Ai cũng nói rằng nó sẽ không quay trở về nữa, thế mà suốt 4 năm qua nó luôn đều đặn quay trở về thăm tôi. Nó luôn xuất hiện vào tháng 6 rồi bỏ đi vào tháng 2. Lần nào quay trở về nó cũng quấn quít tôi hơn trước và luôn mừng rỡ khi trông thấy tôi.”

Thế nhưng khi thả nó về biển, Dindim không chịu đi mà cứ quấn quít lấy de Souza và ở luôn cùng ông suốt 11 tháng.

Chú chim cánh cụt vượt 8000km mỗi năm để thăm ân nhân cứu mạng
Càng ngày nó càng trở nên quấn quít và yêu quý ông cụ (ảnh: tinvn)

Nhà sinh vật học Joao Paulo Krajewski, người thực hiện cuộc phỏng vấn với ông de Souza, cho biết:

“Tôi chưa từng chứng kiến trường hợp nào tương tự trước đây. Tôi nghĩ chú chim cánh cụt tin rằng ông Joao là một phần của gia đình nó, có lẽ nó tin ông ấy cũng là một chú chim cánh cụt. Mỗi lần gặp ông ấy, nó đều vẫy đuôi như một chú cún và ré lên mừng rỡ.”

Nhưng sau khi thay lông, nó quyết định bỏ đi hẳn để chung sống với đồng loại của mình. Vài tháng sau, nó lại quay trở lại tìm vị ân nhân cũ và tiếp tục chung sống cùng ông.

Chú chim cánh cụt vượt 8000km mỗi năm để thăm ân nhân cứu mạng
Ảnh: Tinvn

Càng ngày nó càng trở nên quấn quít và yêu quý ông cụ. Tổng cộng mỗi năm chú chim tình nghĩa này đã bơi hơn 8.000 km để về thăm ân nhân của mình.

Theo Tinvn

Tags:
Những khác biệt trong cách hành xử trên bàn ăn của các quốc gia trên thế giới

Những khác biệt trong cách hành xử trên bàn ăn của các quốc gia trên thế giới

Người Italy không gọi cappuccino sau bữa ăn, người Nhật không để lại tiền boa còn người Anh không nói chuyện khi có thức ăn trong miệng...

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất