Chùm ảnh: Ranh giới rõ rệt giữa kẻ giàu, người nghèo qua quy hoạch

Bộ ảnh chụp từ trên cao đã cho chúng ta thấy rõ sự phân chia địa giới giữa người giàu và người nghèo tại một số xã hội bất bình đẳng nhất thế giới.

20:30 22/08/2018

Nhiếp ảnh gia Johnny Miller đã bắt đầu chụp những bức ảnh này từ khoảng hai năm trước sau chuyển từ Mỹ sang Nam Phi khi ông quyết định đi khắp thế giới để tìm ra những bức ảnh tương tự.

Những hình ảnh mới nhất chụp tại Mumbai, ở Ấn Độ, nơi một trong những khu ổ chuột lớn nhất thế giới đang dần bị lấn át bởi những căn nhà cao tầng, nơi công nhân của Sở Giao dịch Chứng khoán Quốc gia, có trụ sở chỉ cách đó vài trăm mét.

Bên trái: khu ổ chuột Dharavi, nơi nổi tiếng với bộ phim "Triệu phú khu ổ chuột". Bên phải là nhà ở cho những cư dân giàu có làm việc tại Sở Giao dịch Chứng khoán Quốc gia - công ty lớn nhất của Ấn Độ.

Mexico là một trong những quốc gia bất bình đẳng nhất trên thế giới, chỉ có bốn người đàn ông được cho là kiểm soát khoảng 10% toàn bộ tài sản của đất nước. Hình ảnh dưới đây là Santa Fe, một bãi rác cũ và khu ổ chuột được chuyển đổi nhanh chóng một phần thành khu thương mại và mua sắm hạng sang, là thành phố biểu tượng của sự giàu có, mặc dù những lời nhắc về quá khứ của nó vẫn còn.

Mexico là nơi có khu ổ chuột lớn thứ 2 thế giới, Ciudad.

Nezahualcoyotl, nơi có gần 1,2 triệu người sống trong những ngôi nhà đổ nát như những bức ảnh ở bên phải.

Trong khi hầu hết các khu ổ chuột ở Mexico đều có màu xám từ bê tông, thì các quầy hàng lại được sơn màu sáng sủa hơn. Đối với hầu hết người nghèo ở thành phố, các thị trường này cung cấp mọi thứ từ thực phẩm cho đến đồ điện tử.

Các mái che sáng màu sử dụng cho các quầy hàng.

Dự án của Miller, mang tên Unequal Scenes, nhằm mục đích cung cấp một quan điểm mới về sự bất bình đẳng mà Miller tin rằng thường bị bỏ qua.

Ông ấy nói: “Những hình ảnh gửi gắm thông điệp mạnh mẽ nhất là khi máy ảnh nhìn thẳng xuống - cái được gọi là "tầm nhìn tối thượng", nhìn vào biên giới thực sự giữa người giàu và người nghèo.

“Đôi khi ranh giới là một hàng rào, đôi khi là một con đường hoặc một vùng đất ngập nước với những cái lều nhỏ hoặc những ngôi nhà nghèo ở một bên, và những ngôi nhà hoặc biệt thự lớn hơn ở bên kia.

“Mọi người có thể thấy mình trong bức ảnh, và nó vô cùng bất ổn.”

Năm 2012, Mỹ ước tính khoảng 70% dân số của thành phố sống trong các khu ổ chuột như ở Dar es Salaam, nằm ở ngoại ô phía bắc Mikocheni. Bên trái là vùng đất giàu có vốn từng thuộc về những người giàu có ở Anh và Đức và bây giờ là những ngôi nhà sang trọng, trong khi bên phải là khu ổ chuột của Msasani.

Dar es Salaam, Tanzania.
Khu ổ chuột ban đầu hình thành xung quanh bãi rác ở Santa Fe.

Ở Santa Fe, chính phủ ban đầu có ý định di dời tất cả mọi người sống ở đây để nhường vị trí cho các tòa nhà mới, nhưng sau khi kháng cự bạo lực từ một số người, họ được phép ở lại.

Johannesburg, Nam Phi. Bên trái là vùng ngoại ô giàu có Primrose, trong khi bên phải là khu ổ chuột Makause.

Dharavi là một trong những khu vực dân cư đông đúc nhất trên thế giới. Nó được thành lập vào năm 1883 dưới sự cai trị của thực dân Anh để phù hợp với công nhân nhà máy bị đẩy ra khỏi trung tâm thành phố của chính phủ, và là nơi mà công nhân nông thôn nghèo đã dừng chân sau khi đến thành phố.

Các mái nhà màu xanh được sử dụng đề phòng các cơn gió mùa.
Casey Park, Johannesburg: Một khu ổ chuột nằm ngay cạnh khu nhà ở giàu có được quy hoạch tử tế.

Hải Vân – tinnuocmy.com

Người Mỹ phân biệt giàu nghèo qua việc có dùng iPhone hay không

Người Mỹ phân biệt giàu nghèo qua việc có dùng iPhone hay không

Tại Mỹ, việc sử dụng các thiết bị Apple như iPhone, iPad là dấu hiệu cho thấy bạn khá giả và kiếm được nhiều tiền. Tình trạng tương tự này đã từng xảy ra cách đây gần một thập kỷ tại Việt Nam, và khi đó, giới truyền thông phương Tây xem là một hiện tượng kỳ lạ.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất