Chuyên gia cảnh báo tác động tiêu cực của thương chiến Mỹ - Trung với kinh tế Việt Nam

Xung đột thương mại giữa hai cường quốc có khả năng đẩy dòng vốn đầu tư sang Việt Nam, nhưng cũng có thể tác động tiêu cực đến hàng xuất khẩu.

11:30 08/06/2019

Đầu tháng 5, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố tăng thuế lên 25% đối với 200 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc, cáo buộc Bắc Kinh thay đổi cam kết sau các cuộc đàm phán thương mại trước đó, đồng thời đe dọa sẽ có tiếp tục tăng thuế với hơn 300 tỷ USD hàng hóa còn lại của Bắc Kinh. Trung Quốc trả đũa bằng cách tăng thuế đối với 60 tỷ USD hàng Mỹ từ ngày 1/6. Căng thẳng leo thang khi Mỹ đưa Huawei, tập đoàn công nghệ hàng đầu của Trung Quốc, vào danh sách "đen", cấm mua các bộ phận và linh kiện từ Mỹ.

Cảnh báo về những tác động của chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, giáo sư Michael George Plummer, hiệu trưởng trường Nghiên cứu quốc tế tiên tiến (SAIS), Đại học Johns Hopkins, Italy cho biết ông "không cho rằng được hưởng lợi xét về tổng thể". Kinh tế Trung Quốc bị suy giảm có thể dần dẫn tới tác động tiêu cực đến hàng xuất khẩu của Việt Nam. Chiến tranh thương mại kéo dài có thể khiến đồng Nhân dân tệ bị mất giá và hàng nhập khẩu từ Trung Quốc trở nên đắt đỏ hơn.

Công nhân  chuẩn bị lô hàng cá tra xuất khẩu. Ảnh: Vietnamplus.

Công nhân Việt Nam chuẩn bị lô hàng cá tra xuất khẩu. Ảnh: Vietnamplus.

 

Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung cũng có thể gây hại đến mối liên kết giữa Trung Quốc và Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu, khi Hà Nội và Bắc Kinh đều là thành phần của chuỗi này. 

Trong Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), khi xung đột với Trung Quốc, Mỹ có thể tìm cách hủy bỏ các quy định hỗ trợ thương mại toàn cầu. Do đó, Việt Nam cũng bị ảnh hưởng xấu khi nền kinh tế có độ mở lớn. 

" nên tăng cường hội nhập kinh tế quốc tế thông qua các thỏa thuận lớn để hưởng lợi từ hệ thống thương mại toàn cầu, như tham gia CPTPP. Hà Nội cũng nên tiếp tục cải cách nền kinh tế để thu hút nhiều đầu tư nước ngoài", ông Plummer khuyến cáo.

Tiến sĩ Đinh Trường Hinh, cựu Kinh tế trưởng Ngân hàng Thế giới (WB) tại Washington DC giai đoạn 1978 - 2014, hiện sống ở Virginia, Mỹ, nói với VnExpress rằng khi hai nền kinh tế lớn nhất thế giới lâm vào cuộc chiến thương mại, các công ty Mỹ đang đầu tư ở Trung Quốc sẽ đưa nhà máy đến Việt Nam, các công ty Trung Quốc cũng sẽ có động thái tương tự, tăng đầu tư vào Việt Nam, để tránh bị Mỹ đánh thuế nhập khẩu. 

Theo Tiến sĩ Hinh, việc các công ty nước ngoài chuyển hướng sang sẽ góp phần giúp công nghệ ở phát triển và thúc đẩy kinh tế thị trường. "Việt Nam sẽ được cả thế giới để ý", cựu chuyên gia kinh tế trưởng của WB nói.

Đồng tình với nhận định này, Giáo sư Plummer dự đoán đầu tư và thương mại sẽ đổi hướng sang Việt Nam khi chiến tranh thương mại Mỹ - Trung tăng nhiệt.

Theo Cục Thống kê Mỹ, trong ba tháng đầu năm 2019, tốc độ xuất khẩu hàng hóa từ Việt Nam đến Mỹ tăng 40,2% so với cùng kỳ năm trước, tăng nhanh nhất trong nhóm 12 nước xuất khẩu lớn nhất vào Mỹ năm 2018. Nếu duy trì được tốc độ tăng trưởng trong quý I cho phần còn lại của năm 2019, Việt Nam có thể vượt các nước lớn như Pháp, Anh, Italy và Ấn Độ để trở thành nhà xuất khẩu hàng hóa lớn thứ 7 vào Mỹ, với giá trị dự kiến lên đến gần 69 tỷ USD. 

Bloomberg đánh giá đã trở nên nổi bật trong khu vực khi "các bộ máy xuất khẩu chủ lực" bị tổn thương vì cuộc chiến thương mại giữa Mỹ - Trung và chu kỳ tăng trưởng đang vào giai đoạn chậm lại. Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore và Đài Loan đều chứng kiến sự sụt giảm xuất khẩu hàng hóa sang Mỹ trong tháng 4, trong khi Việt Nam tăng 7,5% so với cùng kỳ năm 2018.

Đưa ra những khuyến cáo cho Việt Nam, nhằm tránh khó khăn về thương mại với Mỹ trong tương lai do xuất siêu, Tiến sĩ Hinh cho rằng Hà Nội nên nhanh chóng giải thích rõ thặng dư thương mại thực sự với Washington. 

"Một phần thặng dư thương mại này là hàng xuất khẩu từ bao gồm xuất khẩu của các nước khác, vì thành phẩm ở chủ yếu có từ lắp ráp", ông Hinh lưu ý.

Ông đưa ra ví dụ là mỗi năm xuất sang Mỹ hàng điện tử có giá trị rất lớn, lên tới 4 tỷ USD năm 2016, nhưng chỉ được hưởng chưa tới 1% giá trị, do đa số thành phần của các sản phẩm này được nhập từ các nước khác. Nói cách khác, khi xuất khẩu điện thoại sang Mỹ, "cũng giúp các nước khác như Hàn Quốc, Nhật Bản, Đức... xuất khẩu hàng hóa của họ".

Mỹ cũng được hưởng lợi khi họ xuất linh kiện vào Việt Nam và lắp ráp tại đây. Do đó, Việt Nam nên có một bản nghiên cứu kỹ về giá trị thực sự của hàng xuất từ Việt Nam. Việt Nam cần xem lại Luật đầu tư để kiểm soát danh mục này.

Tiến sĩ Hinh cũng cho rằng Việt Nam cần thận trọng với việc các hàng hóa bị Mỹ hạn chế được đẩy sang Việt Nam với giá rẻ nhằm thao túng thị trường. Việt Nam cũng cần lưu ý tránh việc các công ty nước ngoài đưa công nghệ cũ, không thân thiện với môi trường đến. Ngoài kiểm soát hai vấn đề trên, chính phủ Việt Nam cũng nên có chiến lược xử lý cán cân thương mại với Trung Quốc, tăng lượng và chất hàng xuất sang Bắc Kinh.

Với tầm nhìn dài hạn, Tiến sĩ Hinh cho rằng đây là lúc nên tranh thủ chiến tranh thương mại để thực hiện công cuộc Đổi Mới lần hai. "Việt Nam nên chớp lấy cơ hội này để tiến xa và nhanh", ông Hinh gợi ý.

Theo ông, Việt Nam nên khuyến khích đầu tư vào các ngành tạo ra các sản phẩm có giá trị gia tăng cao, ưu tiên cho các doanh nghiệp đầu tư vào công nghệ cao, sử dụng máy móc tiên tiến. Việt Nam cũng cần có chính sách linh động về đầu tư, nên thí điểm để thử các chính sách mới ở các đô thị lớn như Hà Nội, TP HCM, Đà Nẵng, trước khi áp dụng trên cả nước.

"Cần có một hội đồng liên ngành, dưới sự chỉ đạo của Thủ tướng, họp hàng tháng, để theo dõi và giải quyết các vấn đề cấp bách về chính sách đầu tư", ông Hinh nói. Nhà nước cần đóng vai trò quan trọng trong một số lĩnh vực như bảo vệ môi trường, an ninh thực phẩm, bảo vệ quyền lợi của công nhân.

Quan trọng nhất là phải có các sản phẩm "Made by Vietnam - Do Việt Nam chế tạo", chứ không phải "Made in Vietnam - Sản xuất tại Việt Nam" như hiện nay. Chính phủ nên nhận dạng các ngành công nghiệp phụ trợ quan trọng, có liên kết với công nghệ trong nước, mang lại giá trị xuất khẩu lớn. Ông Hinh cũng khuyến cáo Việt Nam nên chú trọng vào giáo dục để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và có các quy định tạo thuận lợi cho doanh nghiệp tư nhân phát triển.

Dự báo về xu hướng chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, giáo sư Plummer lạc quan là cả hai bên đều cố gắng tìm ra giải pháp vào cuối năm 2019. Trung Quốc có nguy cơ gánh chịu thiệt hại kinh tế lớn từ xung đột này, trong khi chính quyền Mỹ cũng muốn dành tâm trí cho cuộc bầu cử tổng thống năm 2020.

"Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình lo rằng họ trông có vẻ yếu đuối nếu nhượng bộ, nên tình hình vẫn sẽ căng thẳng trong ngắn hạn. Nhưng về dài hạn, hai bên đều biết cái giá phải trả là rất đắt", ông Plummer nói.

Trong khi đó, Tiến sĩ Hinh đánh giá chiến tranh thương mại chỉ là một phần trong cuộc chiến lớn giữa Mỹ và Trung Quốc về chính trị, quân sự và tư duy để lãnh đạo thế giới. Bắc Kinh tự coi mình là một cường quốc và có tham vọng lãnh đạo thế giới trong những năm tới, Washington thì chưa sẵn sàng để nước khác thay thế vai trò của mình. Do đó, nếu có giải pháp thương mại trong tương lai gần thì cũng chỉ là tạm thời.

"Về lâu dài, chiến tranh thương mại sẽ còn kéo dài chừng nào cuộc chiến lớn còn tiếp diễn", ông Hinh dự báo.

Khánh Lynh

Tags:
17 công ty xe hơi gửi thư kêu gọi TT Trump xét lại việc giảm tiêu chuẩn ô nhiễm

17 công ty xe hơi gửi thư kêu gọi TT Trump xét lại việc giảm tiêu chuẩn ô nhiễm

Một số công ty sản xuất xe hơi lớn hàng đầu thế giới hôm Thứ Năm, 6 Tháng Sáu, đã cùng nhau ký vào bức thư gửi đến Tổng Thống Donald Trump để kêu gọi ông xét lại việc giảm tiêu chuẩn ô nhiễm cho xe hơi, vì điều này đe dọa cho thương vụ của họ và sẽ đưa ra tình trạng bất ổn không thể chấp nhận được trong một kỹ nghệ quan trọng nhất của nước Mỹ.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất