Chuyên gia Mỹ: Nga, Trung Quốc "vớ bẫm" nếu TT Trump rút Mỹ khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran

Các cựu quan chức Mỹ cho rằng, quyết định của TT Trump sẽ khiến Mỹ bị cô lập trên trường quốc tế cũng như tạo điều kiện manh nha thêm cuộc xung đột quân sự tiềm ẩn ở Trung Đông.

02:29 24/10/2017

Nguy cơ tiềm ẩn

Các cựu quan chức Mỹ, từng đóng vài trò quan trọng trong việc ký kết hiệp ước về chương trình hạt nhân của Iran năm 2015 đã lên tiếng chỉ trích quyết định hủy bỏ hiệp ước vô cùng quan trọng này của Tổng thống Donald Trump, khi họ tuyên bố rằng bước đi này sẽ khiến Mỹ bị cô lập trên trường quốc tế.

Dù Iran lên tiếng cảnh báo, cũng như Trung Quốc, Pháp, Đức, Nga và Anh phản đối nhưng hôm 13/10 vừa qua, Tổng thống Trump tuyên bố không xác nhận việc Iran tuân thủ Kế hoạch hành động chung hay Thỏa thuận hạt nhân Iran - được ký dưới thời Tổng thống Barack Obama.

Ông Trump cho rằng, Iran đã vi phạm các điều khoản của thỏa thuận này, tuy nhiên lãnh đạo các nước khác cũng như những đại diện của Liên hợp quốc và Bộ Ngoại giao Mỹ không cùng chung quan điểm như vậy.

Theo ý kiến của các chuyên gia, chiến lược này có thể khiến cho vị thế của Mỹ suy giảm một cách đáng quan ngại trong cộng đồng quốc tế cũng như trước các đồng minh thân cận.

Nếu Mỹ rút khỏi hiệp ước này và cố tình áp dụng các biện pháp trừng phạt thì không có bất cứ lý do nào để châu Âu ủng hộ điều đó”, ông Ben Rhodes, cựu Phó cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ dưới thời chính quyền Obama nói.

Ông Trump cố tình hạ thấp vị thế các nước trong chính sách của mình, nhưng các nước khác không có lý do để ủng hộ điều này. Tất cả những gì ông ấy đang làm đó là đẩy Mỹ ra xa khỏi các đồng minh thân cận", ông Rhodes nhấn mạnh thêm.

Theo dự luật về việc sửa đổi các điều khoản thỏa thuận chương trình hạt nhân của Iran do Hạ viện Mỹ thông qua vào tháng 5/2015, Tổng thống Mỹ cứ 90 ngày sẽ phải xác nhận việc Iran thực thi các điều khoản của hiệp ước.

Hiện nay, chính quyền Trump vẫn chưa đệ trình các bằng chứng cho thấy Iran vi phạm các điều khoản của hiệp ước, mà theo đó Tehran phải cắt giảm đáng kể chương trình hạt nhân của mình để đổi lấy việc các biện pháp trừng phạt quốc tế bị bãi bỏ.

Tuy nhiên, Washington đã buộc tội Tehran vi phạm "tinh thần của hiệp ước” khi triển khai thử nghiệm các tên lửa đạn đạo và hỗ trợ những tổ chức Hồi giáo người Shite trên khắp khu vực Trung Đông".

Theo lời ông Rhodes, việc ông Trump từ chối xác nhận Iran đã thực hiện thỏa thuận sẽ buộc Hạ viện Mỹ trong vòng 60 ngày phải đưa ra quyết định áp dụng các biện pháp trừng phạt bổ sung đối với Iran.

Điều này sẽ khiến cho hiệp ước này có nguy cơ bị thất bại và vô hình trung giúp Iran có những cơ hội mới để trang bị vũ khí hạt nhân – đồng nghĩa manh nha thêm một cuộc xung đột quân sự tiềm ẩn ở Trung Đông.

Chuyên gia Mỹ: Nga, Trung Quốc vớ bẫm nếu TT Trump rút Mỹ khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran - Ảnh 1.

Tổng thống Mỹ Donald Trump và các lãnh đạo thế giới tham dự G20 Hamburg, Đức hồi tháng 7/2017. Ảnh AP

Đồng minh chỉ trích

Một loạt quốc gia từng ký vào hiệp ước này cũng lên tiếng chỉ trích quyết định của Tổng thống Trump. 

Ngày 12/10, Ngoại trưởng Đức Sigmar Gabriel cho rằng “điều quan trọng hiện nay là làm sao để châu Âu giữ được sự thống nhất trong vấn đề này”, trong khi người đồng cấp Anh Boris Johnson gọi văn bản này là “thỏa thuận mang tính then chốt giúp vô hiệu hóa được mối đe dọa hạt nhân từ phía Iran”.

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron khuyên Mỹ không nên rút thỏa thuận như những gì Washington từng làm hồi tháng 6 khi rút khỏi Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu.

Theo hãng thông tấn TASS đưa tin, trong tuần vừa rồi Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã chia sẻ với người đồng cấp Mỹ Rex Tillerson rằng, “Tehran tuân thủ các nghĩa vụ của bản thân trong thỏa thuận" và nhấn mạnh sự cần thiết của tất cả các bên khi tuân thủ chúng.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh đánh giá, thỏa thuận này “đóng vai trò then chốt trong việc giữ vững cơ chế quốc tế về không phát triển vũ khí hạt nhân, cũng như bảo đảm hòa bình, ổn định của khu vực Trung Đông”.

Cựu Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ, bà Wendy Sherman nhận định, quyết định này của ông Trump có thể sẽ biến Châu Âu thành “cái gai” ở giữa những lợi ích một chiều của Mỹ và các lợi ích của Iran, Trung Quốc và Nga, những quốc gia từng có những nước cờ quan trọng để tranh giành vị thế dẫn đầu của Mỹ tại Trung Đông.

Chúng ta làm suy yếu vị thế của mình và tự cô lập chính mình”, bà Sherman nói.

Điều này sẽ ảnh hưởng tới mối quan hệ của chúng ta với các nước khác, tới sự tận tâm, tới uy tín của chúng ta. Đây là một nước cờ thiếu suy tính từ phía tổng thống", nữ cựu thứ trưởng Ngoại giao Mỹ nhấn mạnh.

Ông Robert Malley, cựu cố vấn cao cấp Nhà Trắng cho rằng cách thức duy nhất để đạt được những nhượng bộ từ phía Iran đó là phối hợp với Tehran ở cấp độ ngoại giao chứ không phải từ chối thực hiện các trách nhiệm hiện tại.

Chúng ta đã không thể thay đổi cách hành xử của Iran trong khu vực, chúng ta đã không thể thay đổi cách hành xử của Iran trong lĩnh vực hạt nhân mãi tận đến năm 2015 khi hiệp ước được ký kết – thỏa thuận mà bây giờ không hiểu lý do tại sao chính quyền Mỹ lại nghi ngờ”, ông Molly cho biết.

Tags:
Trump: Mỹ 'được chuẩn bị toàn diện' để đối phó với Triều Tiên

Trump: Mỹ 'được chuẩn bị toàn diện' để đối phó với Triều Tiên

Tổng thống Mỹ ngày 22/10 khẳng định Washington "được chuẩn bị toàn diện" để phản ứng trước bất kỳ mối đe dọa nào từ Bình Nhưỡng.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất