Chuyện về cộng đồng người Philippines ở tiểu bang Alaska, Mỹ

Vào năm 2018, người Philippines sống ở tiểu bang Alaska, Mỹ có khoảng 112.800 người, chiếm hơn 15% dân số tiểu bang, theo SCMP.

22:30 07/05/2019

Jerry Manolo luôn mơ được nhìn thấy tuyết. Anh lớn lên ở Philippines, nơi có nhiệt độ trung bình quanh năm là 26,6 độ C, nhưng anh luôn mơ mộng được sống trong một căn nhà gỗ mộc mạc ẩn mình giữa những ngọn núi băng tuyết, đi bộ trên những hồ nước đóng băng và trượt xuống những ngọn đồi trắng xóa.

Khi anh kể với bạn bè và gia đình về mơ ước này của mình, họ nghĩ rằng anh bị điên. Và năm 2003, anh đi du lịch đến tiểu bang Alaska, tiểu bang lạnh nhất nước Mỹ. “Người dân ở quê nói với tôi rằng trời quá lạnh ở đó. Và khi tôi hỏi họ rằng họ đã từng [trải nghiệm cái lạnh] như vậy chưa, họ nói chưa!… Vẻ đẹp của Alaska rất độc đáo. Tôi yêu thiên nhiên nơi này – đó là lý do tại sao tôi vẫn ở đây”, Manolo nói.

Hiện tại, Manolo sống tại thành phố Anchorage, tiểu bang Alaska. Sau khi Manolo định cư ở Alaska, mẹ anh, 5 anh em, một người dì, chú và vợ anh đã đến định cư tại Alaska. Hiện tại, gia đình anh đang kinh doanh dịch vụ ăn uống phục vụ các món ăn Philippines như thịt lợn adobo, thịt gà nướng và lumpia (chả giò Philippines) cho cư dân của thành phố Anchorage.

“Thịt lợn Adobo là món ăn số 1 ở Philippines”, Manolo nói và mô tả đó là món được chế biến từ thịt lợn (hoặc thịt gà, thịt bò, hải sản) nấu với nước tương, tiêu, tỏi, muối, dấm cùng nhiều gia vị khác và thường được ăn với cơm.

Jessie Gacal-Nelson cũng lớn lên với mơ ước sống trong mùa đông tuyết trắng. Hiện tại, Jessie đã sống ở thị trấn Soldotna, Alaska được 4 năm sau khi lấy chồng người Mỹ.

“Tôi đã yêu Alaska. Tôi đã điều chỉnh [cuộc sống phù hợp] với thời tiết. Tôi luôn ra ngoài đi dạo hoặc đạp xe dù trời nóng hay lạnh. [Cảnh đẹp ở] Alaska đã giúp phát huy tốt nhất [năng khiếu] nghệ thuật và nhiếp ảnh của tôi”, Jessie nói.

Mỹ
Nông dân Philippines ở Thung lũng Pajaro, gần Watsonville, , tháng 9/1939. (Ảnh: Hiệp hội lịch sử Thung lũng Pajaro).

Người Philippines bắt đầu đến tiểu bang Alaska bắt đầu từ năm 1788, khi các thủy thủ người Philippines trên các tàu buôn đến buôn bán lông thú với người bản địa. Đầu những năm 1900, gần 1.000 người Philippines – chủ yếu là đàn ông độc thân – đã đến làm việc trong ngành đánh bắt cá thương mại ở Alaska, nơi họ thường được trả lương thấp và phải sống trong điều kiện kham khổ.

Trong cuốn sách xuất bản năm 1996 viết về người Philippines ở Alaska, tác giả Thelma Buchholdt đã mô tả các công nhân da trắng được sống ở nơi ấm áp trong khi công nhân người Philippines thường phải sống trong những không gian chật chội, không có lò sưởi và được cho ăn những bữa ăn ít cá và cơm. Một người Mỹ gốc Philippines, ông Gabriel Garcia, phó giáo sư sức khỏe cộng đồng tại đại học Alaska Anchorage giải thích rằng những người đàn ông này đến Alaska để tìm cơ hội cho một cuộc sống tốt hơn.

Theo SCMP, vì Philippines là một lãnh thổ của Mỹ vào thời điểm đó nên những người Philippines chính là công dân Hoa Kỳ nhưng họ vẫn phải đối mặt với sự phân biệt đối xử. Người Philippines không được phép tương tác với người da trắng, đặc biệt là phụ nữ da trắng. Và vào thời điểm đó, người Mỹ thổ dân ở Alaska cũng phải đối mặt với nạn phân biệt chủng tộc tương tự.

“Họ đã làm việc cùng nhau để chống lại sự phân biệt đối xử. Theo thời gian, nhiều người thổ dân và người Philippines đã lấy nhau và có con. Họ kết hợp văn hóa thổ dân và Philippines trong việc nuôi dạy con cái họ”, E.J.R. David, một giáo sư tâm lý học và lịch sử người Mỹ gốc Philippines tại Đại học Alaska Anchorage cho biết.

Nez Danguilan, một nhà lãnh đạo cộng đồng người Philippines nói rằng nhiều người Alaska thậm chí không nhận ra họ có một phần văn hóa của người Philippines cho đến khi họ tương tác với những người mới đến từ Philippines. “Tôi đã nói chuyện với một số đồng nghiệp Alaska của tôi về thực phẩm của Philippines và họ nói, ‘Đợi đã, ông tôi đã nấu món đó”, Danguilan kể.

Sau khi Đạo luật di trú Hoa Kỳ năm 1965 được thông qua, nhiều người Philippines đã đến Hoa Kỳ. “Người Philippines đến Alaska ngày hôm nay vì những lý do điển hình của bất kỳ người nhập cư nào khác – để tìm kiếm việc làm, cho cuộc sống tốt hơn hoặc để có nhiều cơ hội hơn”, David ở Đại học Alaska cho biết.

Băng Thanh

Tags:
Quan chức Mỹ giải thích lý do TT Trump đột ngột tăng thuế hàng TQ

Quan chức Mỹ giải thích lý do TT Trump đột ngột tăng thuế hàng TQ

Một số quan chức thương mại hàng đầu của Mỹ hôm thứ Hai (6/5) nói rằng việc Trung Quốc rút lại một số cam kết thực chất mà họ đã đồng ý trong các cuộc đàm phán thương mại với Mỹ đã thúc đẩy Tổng thống Donald Trump quyết định tăng thuế lên hàng hóa Trung Quốc từ 10/5, Reuters đưa tin.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất