Cô gái trở thành cảnh sát để tìm lại vị ân nhân đã cứu mình 20 năm trước

Một cô gái gốc Á có tên Sally ở New York từng bị bố mẹ ngược đãi nhiều năm khi còn nhỏ. Vào năm 14 tuổi, một chú cảnh sát đã đến và đưa cô rời khỏi gia đình đáng sợ đó và gửi cô cho tổ chức chính phủ nuôi dưỡng. Sau lần đó, cô đã mất 20 năm để tìm vị anh hùng này. Vào ngày gặp lại, cô đã hỏi ông điều mà mình luôn canh cánh trong lòng nhiều năm.

09:30 26/02/2018

Theo CBS New York đưa tin, cô gái gốc Á Sally Zheng có một tuổi thơ không hạnh phúc, bố mẹ luôn ngược đãi cô. Vào năm 14 tuổi, cô may mắn gặp được người đầu tiên khiến cô cảm giác an toàn trong đời, đó chính là cảnh sát Ralph Torres.

Cô kể lại với phóng viên CBS New York rằng khi đó viên cảnh sát Ralph đã nói với cô: “Chỉ cần có chú ở đây thì sẽ không có ai làm hại cháu”. Sally cho hay: “Đối với một người bị ngược đãi nhiều năm thì đây là lần đầu tiên tôi có cảm giác an toàn”.

Trước khi ông Ralph rời đi, ông đã để lại số điện thoại của mình cho Sally. Tiếc là sau khi cô đến gia đình nhận nuôi thì lại không tìm thấy tờ giấy đó. Sally Không còn sự lựa chọn nào khác, cô đành tự mình nghĩ mọi cách để tìm lại ‘người hùng’ này.

Cô cho hay: “Khi vừa được đưa đến gia đình nhận nuôi thì tôi đã bắt đầu hỏi thăm về chú ấy rồi”, nhưng vẫn luôn không có tin tức.

Để tìm được ân nhân, Sally đã trở thành một cảnh sát, như vậy sẽ dễ tìm hơn nhiều. Cô còn nhớ mình đã bắt đầu hỏi thăm khắp nơi về ông Ralph khi vừa mới đến nhận công tác ở Sở giao thông New York.

Cô nhớ lại: “Khi vừa mới đi làm, hễ gặp ai tôi cũng hỏi có biết một cảnh sát tên là Ralph Torres hay không, tôi hỏi họ: ‘Anh//chị có thể giúp tôi được không?’ rồi kể câu chuyện của mình với họ.”

Cô còn viết thư cho ông Ralph, trong thư cô bày tỏ mong muốn được gặp lại ông.

Cuối cùng thì nguyện vọng của Sally cũng được thực hiện vào tối ngày 25/5/2017.

Ngày hôm đó, Sally đã tìm thấy vị anh hùng 20 năm trước, khi điểm danh ở khu giao thông thứ 30 ở Trung tâm khu Brooklyn, đã có một đóa hoa tươi xuất hiện trước mặt cô…. Khi Sally nhìn thấy vị anh hùng mà mình đã vất vả tìm kiếm 20 năm đứng trước mặt mình, cô đã không kìm được nước mắt.

Lúc ông Ralph cao lớn bước đến ôm lấy Sally, cô đã không thốt nên lời. Tất cả mọi người ở đó cũng rất cảm động vỗ tay nhiệt liệt.

Ông Ralph kể với tờ CBS New York khi trả lời phỏng vấn rằng: “Tôi nhớ năm đó khi đi vào nhà Sally, nhìn thấy một đứa trẻ đang rất sợ hãi, tôi biết là cô bé cần được an ủi. Cô bé sợ hãi lắm, một cô bé đang run rẩy, khi đó tôi cảm thấy mình cần phải làm gì đó.”

Sally thì cho biết, đã nhiều năm trôi qua, cô luôn nghĩ: “Có lẽ trong đầu ông ấy cũng sẽ nghĩ đến cô bé khi đó ra sao rồi, vì vậy tôi muốn nói với ông ấy là tôi rất ổn.”

Sally chia sẻ với truyền thông rằng cô luôn có một câu hỏi muốn hỏi ông, đó chính là: “Cháu đã làm rất tốt, chú có tự hào về cháu không?”

Khi Sally vừa khóc vừa hỏi ông Ralph câu hỏi này, ông mỉm cười với Sally: “Vô cùng tự hào.”

Ngày 1/6/2017, Sở cảnh sát New York đã đăng tải đoạn clip xúc động này và viết bên dưới:

“Mỗi tối trước khi đi tuần ở ga tàu điện ngầm New York, cảnh sát Sally Zheng đều đến điểm danh, lần điểm danh này cô ấy đã nhận được niềm vui bất ngờ: Cảnh sát Zheng đã gặp lại cảnh sát Ralph Torres đã về hưu, người mà 20 năm trước đã chăm sóc cô, từ 20 năm trước cô luôn đợi giây phút được bày tỏ sự cảm kích đến ông, cảm ơn ông đã truyền cảm hứng cho cô để giúp đỡ người khác”.

Cuối cùng Sally còn cho biết, sở dĩ cô muốn chia sẻ câu chuyện của mình là vì cô hy vọng bản thân có thể trở thành tấm gương cho những trẻ em được nhận nuôi, để các em hiểu rằng, đời người luôn có hy vọng.

Thanh Trúc

Tags:
Dusty Coot Butera, cô giáo đầu tiên dạy nghề nail cho người Việt ở Mỹ

Dusty Coot Butera, cô giáo đầu tiên dạy nghề nail cho người Việt ở Mỹ

Dusty Coots Butera? Ai vậy? Rất nhiều người, kể cả dân chuyên nghiệp đang sống bằng nghề nail, cho rằng nữ tài tử điện ảnh Tippi Hedren là người dạy nghề nail cho người Việt Nam năm 1975, nhưng đây chỉ là một sự ngộ nhận rất “dễ thương.”

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất