Con bài tẩy của Mỹ trong cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung

Mỹ sẽ đặt lên bàn đàm phán thương mại với Trung Quốc con bài hỗ trợ nào có tinh răn đe Trung Quốc sắp tới?

08:30 08/09/2019

Tính đến hôm nay, cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung Quốc đang bước vào giai đoạn quyết liệt, không khoan nhượng. Thật không may, tình hình căng thẳng đó không chỉ xoay quanh vấn đề thương mại, Mỹ, Trung Quốc đang sử dụng mọi ưu thế có thể của mình để gây áp lực lên nhau từ địa chính trị cho đến quân sự.

Vậy, Mỹ sẽ đặt lên bàn đàm phán thương mại với Trung Quốc con bài hỗ trợ nào có tinh răn đe Trung Quốc sắp tới?

Hệ thống pháo phản lực đa nòng HIMARS đang phóng đạn

Vào tháng 3/1979, thông qua “Luật quan hệ với Đài Loan”, Mỹ cam kết bảo vệ kinh tế, chế độ xã hội và an ninh cho Đài Loan. Trung Quốc đã “thử” cái cam kết này trong các lần “khủng hoảng eo biển Đài Loan” nhưng không thành công vì Mỹ tỏ ra kiên quyết hơn hẳn. Đến nay, vấn đề Đài Loan vẫn là chủ đề nhạy cảm nhất, quan trọng nhất trong quan hệ Mỹ-Trung.

Mỗi khi Mỹ có ý đồ bán vũ khí cho Đài Loan là Trung Quốc phản đối kịch liệt và không khó để nhận thức là khi đó Mỹ chơi con bài này để buộc Trung Quốc phải thỏa hiệp một vấn đề gì đó.

Trước khi cuộc chiến thương mại xảy ra, chúng ta đã rõ khi năm 2010, Mỹ đe bán cho Đài Loan gói vũ khí 6,4 tỷ USD và gần đây nhất, ngày18/12/2014, Tổng thống Barack Obama đã đặt bút ký phê chuẩn “Dự luật chuyển giao tàu chiến hải quân”, mở đường cho việc bán 4 tàu khu trục nhỏ Mỹ không còn sử dụng cho Đài Loan khi trước đó, cả Thượng viện và Hạ viện Mỹ thông qua dự luật cho phép bán 4 tàu hộ vệ tên lửa lớp Oliver Hazard Perry cho Đài Loan đã khiên cho Trung Quốc rất tức giận.

Còn bây giờ, trong khi cuộc thương chiến đang leo thang, Tổng thống Trumpquốc hội Mỹ đã chính thức chuẩn y bán vũ khí cho Đài Loan. Sau khi mua trót lọt các xe tăng chiến đấu chủ lực M1A2 và máy bay chiến đấu F-16V, Bộ Quốc phòng Đài Loan mới đây đã lên kế hoạch mua hệ thống pháo phản lực đa nòng di động (còn gọi là pháo hỏa tiễn) M142 và pháo tự hành M109A6 Paladi.

Lưu ý, hệ thống pháo phản lực đa nòng (M142 High Mobility Artillery Rocket System, HIMARS) cỡ nòng 227mm có tầm bắn lên tới 300 km. Do tầm bắn của loại vũ khí này có thể bao trùm khu vực ven biển Trung Quốc đại lục ở bờ đối diện.

Đúng thôi, vì Đài Loan là “lợi ích cốt lõi” của Trung Quốc, bán vũ khí cho Đài Loan chẳng khác nào phủ nhận “một Trung Hoa”.

Rõ ràng là việc bán vũ khí cho Đài Loan ra sao, như thế nào, thời điểm…là một đòn cực hiểm “2 trong 1” (chính trị và quân sự) của Mỹ giáng vào Trung Quốc.

Xét trong mối quan hệ song phương Trung-Mỹ, thì xử lý, hóa giải miếng đòn này là rất khó khăn.

Tuy nhiên, xét trên mối quan hệ đa phương, chiến lược toàn cầu, thì không phải không có cách để hóa giải, Trung Quốc có thể thỏa hiệp điều gì đó nhằm bảo vệ lợi ích an ninh cốt lõi, then chốt, của mình như đã từng khi chưa đủ thế lực để đối đầu tay đôi với Mỹ.

Theo Báo Đất Việt

Tags:
Bộ Quốc phòng Mỹ rút tiền xây trường, nhà trẻ mang xây tường biên giới

Bộ Quốc phòng Mỹ rút tiền xây trường, nhà trẻ mang xây tường biên giới

Bộ Quốc phòng Mỹ vừa cho biết sẽ rút lại ngân sách của 127 dự án thuộc bộ, trong đó có việc xây dựng trường học, nhà giữ trẻ cho gia đình quân nhân, để có 3,6 tỉ USD cho kế hoạch xây bức tường biên giới với Mexico.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất