Con đường Hoàng tử Harry tìm thấy hạnh phúc với diễn viên Mỹ

Hoàng tử Harry và hôn thê chia sẻ chung niềm đam mê với các hoạt động vì cộng động, dùng ảnh hưởng cá nhân để tạo ra sự thay đổi.

13:00 29/11/2017

con-duong-hoang-tu-harry-tim-thay-hanh-phuc-voi-dien-vien-my

Hoàng tử Harry và hôn thê Meghan Markle tại cung điện Kensington vào ngày 27/11. Ảnh: Reuters.

Sau khi tuyên bố về lễ đính hôn, Hoàng tử Anh Harry và hôn thê Meghan Markle nắm tay nhau xuất hiện tại cung điện Kengsington vào hôm 27/11. Lần đầu tiên chính thức ra mắt công chúng, nữ diễn viên Mỹ đã có hành động thu hút sự chú ý của dư luận: Cô nhiều lần xoa lên mu bàn tay của Hoàng tử Harry để động viên chồng tương lai trước áp lực của truyền thông.

Báo chí phương Tây bình luận hành động dịu dàng này cho thấy Meghan Markle rất hiểu con người nhạy cảm của Hoàng tử Harry.

Mất mẹ khi mới 12 tuổi, Hoàng tử Harry bị sang chấn tâm lý mạnh. Suốt 20 năm qua, Hoàng tử chôn chặt nỗi đau đó trong lòng và cho biết từ đó đến nay, anh chỉ khóc đúng hai lần.

"Nỗi đau vẫn chất chứa trong lòng và tôi cần phải giải tỏa bớt", Hoàng tử Harry từng công khai thừa nhận các vấn đề về sức khỏe tâm thần sau cái chết của Công nương Diana. Và chính anh trai William phải ra sức thuyết phục Hoàng tử tìm kiếm sự giúp đỡ của bác sĩ tâm lý.

"Khi đối mặt với đau khổ, mọi người phản ứng theo nhiều cách khác nhau. Cách của tôi chỉ là im lặng, không nói về nó và chôn chặt nó trong lòng... Khoảng thời gian 10 năm ở trong quân ngũ đối với tôi là khoảng thời gian trốn chạy. Tất cả như tiếng ồn trắng, một sự yên tĩnh trong hỗn loạn", Hoàng tử Harry chia sẻ.

con-duong-hoang-tu-harry-tim-thay-hanh-phuc-voi-dien-vien-my-1

Hình ảnh Hoàng tử Harry đeo băng tay có biểu tượng Phát-xít trên trang nhất một tờ báo Anh năm 2005. Ảnh: AP.

Trải qua những năm 20 tuổi đầy nổi loạn, Hoàng tử Harry từng bị các tờ báo lá cải của Anh gọi là "gã trai trẻ hoàn toàn đáng ghét" hay "nỗi ô nhục của quốc gia" hoặc "kẻ hiếm khi chịu nhấc một ngón tay lên động vào việc gì trừ khi việc đó là ăn đồ nhắm rẻ tiền ở câu lạc bộ đêm".

Các bức ảnh Hoàng tử trẻ uống rượu, hút thuốc, vui chơi nhảy múa ở vũ trường, quán bar được cập nhật liên tục trên truyền thông Anh. Năm 2005, Hoàng tử Anh đeo một chiếc băng tay in biểu tượng phát-xít, lúy túy trong một bữa tiệc đêm lọt vào ống kính của các tay săn ảnh, vụ bê bối đó nhanh chóng lên trang nhất các tờ báo với hàng tít "Harry - Tên phát xít". Ngay sau vụ việc, Hoàng tử lên tiếng xin lỗi và thừa nhận "đã ngu ngốc" chọn trang phục không phù hợp.

Vào năm 2012, Hoàng tử nước Anh tiếp tục dính vào vụ bê bối khi bị chụp trong tình trạng khỏa thân, chơi trò thách uống bia, giữa một đám các cô gái mặc áo tắm hai mảnh hở hang tại hộp đêm ở Las Vegas.

Hình ảnh của chàng hoàng tử trẻ trở nên xấu xí trong mắt công chúng đến mức kể cả khi anh đến đất nước châu Phi Lesotho làm từ thiện năm 19 tuổi cũng bị đàm tiếu rằng "Hoàng tử miễn cưỡng đồng ý lên đường và dành chút ít thời gian để ngó nghiêng người dân nghèo", một tờ báo Anh bình luận.

Những nổi loạn thời tuổi trẻ có thể khiến Hoàng gia Anh "mất mặt" nhưng cũng giúp hình thành nên con người của Hoàng tử Harry, theo một cựu thư ký của Hoàng gia, như một phần tất yếu của quá trình trưởng thành.

Ít ai biết rằng bữa tiệc "thác loạn" tại Las Vegas diễn ra ngay trước khi Hoàng tử Harry được điều ra mặt trận ở Afghanistan, một trong những chiến trường nguy hiểm nhất lúc bấy giờ.

Thời gian trong quân ngũ đã giúp tôi luyện một Hoàng tử Harry hoàn toàn khác. Sau này, trong một cuộc phỏng vấn, Hoàng tử 33 tuổi thừa nhận những năm tháng tuổi trẻ nổi loạn có lúc anh đã cận kề bờ vực suy sụp tinh thần hoàn toàn, băn khoăn về giá trị của bản thân và từng nghĩ đến việc từ bỏ cuộc sống Hoàng gia. Chính quân đội đã khiến Hoàng tử hiểu rõ về mục đích sống.

Vào năm 2008, Hoàng tử Harry buộc phải giải ngũ sau khi một tờ báo Australia công bố những bức ảnh chụp anh làm nhiệm vụ trên chiến trường Afghanistan. Trên chuyến bay về nước, Hoàng tử đi cùng hai người lính khác, một người bị cụt tay và chân còn người kia bị đạn găm vào cổ, riêng Hoàng tử trở về chỉ vì anh là một trong những người nối dõi của Hoàng gia Anh.

Đây là quãng thời gian khó khăn với Hoàng tử Harry. Nhưng rồi anh nhanh chóng tìm lại được sự tự tin khi trải qua khóa huấn luyện trở thành phi công lái máy bay tấn công Apache rồi quay trở lại chiến trường Afghanistan vào năm 2012 và hoàn thành trọn vẹn một chiến dịch hành quân.

Chứng kiến nhiều đồng đội không may bỏ mạng nơi chiến trường hoặc trở về không lành lặn, Hoàng tử Harry đã khởi xướng Invictus Games, sự kiện thể thao quốc tế dành cho các thương bệnh binh, vào năm 2014. Kể từ đó đến nay, sự kiện này được tổ chức hàng năm.

con-duong-hoang-tu-harry-tim-thay-hanh-phuc-voi-dien-vien-my-2

Hoàng tử Harry và hôn thê Meghan Markle xuất hiện tại sự kiện Invictus Games diễn ra ở Toronto, Canada hồi tháng 9. Ảnh: Reuters.

Cuối cùng, chàng hoàng tử nổi loạn ngày nào hiểu ra rằng anh có thể dùng sức ảnh hưởng của cá nhân để thay đổi cuộc sống của người khác theo hướng tích cực.

Hoàng tử Harry và hôn thê Meghan Markle đã tìm thấy ở nhau điểm chung trong niềm đam mê với các hoạt động vì cộng đồng.

Meghan Markle được chọn làm đại sứ toàn cầu của tổ chức nhân đạo World Vision của Canada, thúc đẩy bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ. Cô từng đến Rwanda vào năm 2016 để thu hút sự quan tâm của công chúng và gây quỹ nước sạch cho cho quốc gia châu Phi này. Cô cũng từng có mặt ở chiến trường Afghanistan cổ vũ tinh thần binh sĩ trước dịp Giáng sinh năm 2014.

"Sự nổi tiếng đi cùng với cơ hội", hôn thê của Hoàng tử Harry viết trong một bài báo trên tạp chí Elle tháng 11/206. "Và theo đó là cả trách nhiệm nữa... Tôi hiểu tôi cần phải có những phát ngôn mang lại giá trị - những giá trị cao hơn cái tôi ích kỷ".

Tags:
Thí sinh mắc hội chứng Down đầu tiên tại cuộc thi Hoa Hậu bang Minnesota

Thí sinh mắc hội chứng Down đầu tiên tại cuộc thi Hoa Hậu bang Minnesota

Mikayla Holmgren trở nên nổi tiếng khi là thí sinh mắc hội chứng Down đầu tiên tại cuộc thi Hoa Hậu bang Minnesota.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất