Cuộc chiến đang leo thang nguy hiểm giữa Mỹ và Trung Quốc

Đòn áp thuế mới giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ gây áp lực lớn cho nền kinh tế toàn cầu tại thời điểm nó vốn đã gánh không ít thương tổn.

01:00 26/08/2019

Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 23/8 tuyên bố sẽ nâng thuế lên 30% với 250 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc bắt đầu từ ngày 1/10, 300 tỷ USD hàng hóa còn lại, vốn được lên kế hoạch bị đánh thuế từ ngày 1/9 ở mức 10%, giờ sẽ bị đánh thuế ở mức 15%. Trước đó, Trung Quốc thông báo sẽ áp thuế 5-10% với 75 tỷ USD hàng hóa Mỹ từ ngày 1/9 và 15/12. 

Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ảnh: Reuters.

"Cuộc chiến này đã trở thành một quá trình không có mục tiêu rõ ràng, không có chiến lược cụ thể cũng như không có cả một điểm kết thúc", Craig Allen, chủ tịch Hội đồng Doanh nghiệp Mỹ - Trung, nhận xét. "Nó diễn ra giữa lúc diện mạo kinh tế toàn cầu đang xấu đi. Nó khiến những bất ổn đã tồn tại càng trở nên không chắc chắn hơn".

Bình luận viên Stephen Collinson và Donna Borak từ CNN nhận định nếu Trung Quốc tính toán tung ra đòn đánh thuế hôm 23/8 nhằm khiến Trump thêm phần hoảng loạn về tình hình kinh tế Mỹ, họ đã thành công. Những động thái "ăn miếng trả miếng" về thuế quan mới nhất còn làm gia tăng áp lực chính trị ở trong nước đối với Trump.

Tuyên bố của hồi năm 2018 rằng Mỹ sẽ "dễ dàng chiến thắng" một cuộc chiến tranh thương mại giờ đây phản lại ông, khiến ông được nhìn nhận như người đã thách đấu một siêu cường kinh tế đang trỗi dậy trong khi khả năng thắng rất hiếm hoi.

Đòn thuế được Bắc Kinh tung ra trong bối cảnh các thông điệp kinh tế từ đang gây hoang mang vì thiếu tính nhất quán. Các cố vấn hàng đầu của Tổng thống Trump đảm bảo rằng tăng trưởng kinh tế Mỹ vẫn mạnh mẽ và người dân không cần lo ngại về tình hình kinh tế. Tuy nhiên, những lời trấn an của họ đôi khi lại bị làm suy yếu bởi các phát biểu từ ông chủ Nhà Trắng. Trump từng không ít lần ngụ ý ông đang tính đến việc giảm thuế trong nước để kích thích tăng trưởng.

Sự không rõ ràng càng làm tăng thêm mối lo ngại về việc chính quyền Trump chưa sẵn sàng đối mặt với một cuộc suy thoái nếu nó xảy ra, đồng thời thiếu cả sự ổn định và bình tĩnh cần thiết để giải quyết một cuộc khủng hoảng tài chính.

Bên cạnh đó, với những diễn biến thuế quan vừa qua, Trump còn có nguy cơ bị kéo vào một cuộc xung đột leo thang khó kiểm soát với Trung Quốc. Nếu ông tiếp tục đáp trả Bắc Kinh bằng các biện pháp áp thuế mở rộng, Tổng thống Mỹ sẽ đào sâu thêm tâm lý hoang mang trong giới đầu tư cũng như gây thiệt hại cho người tiêu dùng Mỹ. Trump vốn đã hoãn một vòng đánh thuế lên hàng hóa nhập khẩu Trung Quốc trị giá 160 tỷ USD tới tháng 12 để tránh tác động tới kỳ mua sắm dịp lễ.

Quyết định trên được nhiều người coi là hành động thừa nhận của Trump rằng người Mỹ đang tổn thương vì phải trả giá cao cho các sản phẩm Trung Quốc, bất chấp việc ông thường xuyên nhấn mạnh chỉ Bắc Kinh mới là bên bị tổn hại bởi cuộc chiến thuế quan. "Nền tảng đang sụp đổ và mối quan hệ Mỹ - Trung ngày càng xấu đi", Allen nói.

Kể từ năm ngoái, trước khi và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có cuộc gặp ăn tối bên lề hội nghị thượng đỉnh G20 ở Buenos Aires, Argentina, giới chuyên gia đã lo lắng về khả năng hai nền kinh tế lớn nhất thế giới sẽ bị kéo vào một cuộc Chiến tranh Lạnh mới nếu họ không thể giải quyết các bất đồng.

Những tiếng nói cứng rắn trong chính quyền Trump, như cố vấn thương mại Peter Navarro, lập luận rằng việc xa rời Trung Quốc là cần thiết để đảm bảo sự thống trị của Mỹ, trong khi những người khác lại lo ngại về sức mạnh quân sự của Trung Quốc hoặc căng thẳng với Triều Tiên.

"Tôi nghĩ chính sách về quan hệ Mỹ - Trung đang thực sự gây bất đồng ở ", Scott Kennedy, cố vấn cấp cao tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS), nhận định. "Nó khá khó đoán... Tôi không nghĩ chính sách Mỹ nhất quán trước quan điểm coi Trung Quốc là đối thủ".

Cựu bộ trưởng tài chính Mỹ Hank Paulson từng cảnh báo về nguy cơ hai nền kinh tế lớn nhất thế giới quay lưng với nhau trong một bài phát biểu ở Singapore hồi tháng 11 năm ngoái. "Tôi sợ rằng phần lớn nền kinh tế toàn cầu cuối cùng sẽ bị đóng lại trước dòng chảy đầu tư và thương mại tự do. Đấy là lý do vì sao giờ đây tôi đang nhìn thấy viễn cảnh về một bức màn sắt kinh tế, thứ sẽ dựng lên những bức tường chắn mới ở cả hai phía và phá hủy kinh tế toàn cầu", ông nhấn mạnh.

Động thái tăng thuế của Trung Quốc chắc chắn sẽ không thể cải thiện tâm trạng của Tổng thống Trump khi ông bay tới Pháp tối 23/8 để dự hội nghị thượng đỉnh G7. Trump cũng từng phàn nàn về chính sách thương mại của châu Âu và không ít lần chỉ trích công khai Trung Quốc tại các hội nghị thượng đỉnh quốc tế, trong đó có hội nghị G7 ở Canada hồi năm ngoái.

Thời điểm sớm nhất Tổng thống Trump và Chủ tịch Tập có thể gặp mặt là tại hội nghị thượng đỉnh Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương ở Chile vào tháng 11. Nhưng với việc cuộc chiến thương mại càng ngày càng trở nên tồi tệ, hy vọng về một giải pháp tháo gỡ căng thẳng tại sự kiện này có vẻ rất xa vời, giới quan sát đánh giá.

Dù Tập Cận Bình được khắc họa là một lãnh đạo mạnh mẽ có quyền lực áp đảo, cuộc chiến thương mại với Mỹ vẫn tạo ra những áp lực chính trị nhất định đối với ông, đặc biệt khi chính quyền trung ương Trung Quốc lại còn đang phải tìm cách giải quyết cuộc biểu tình kéo dài suốt hơn hai tháng qua ở Hong Kong.

Cuộc chiến thương mại giờ đây trở thành cuộc thi sức chịu đựng giữa Mỹ và Trung Quốc, giới chuyên gia nhận định. Trump từng tự tin dự đoán rằng Chủ tịch Tập cuối cùng sẽ phải đầu hàng bởi Trung Quốc không thể chịu đựng những tổn hại đối với nền kinh tế. Sự thực là cuộc chiến thuế quan đã khiến tăng trưởng sản lượng công nghiệp của Trung Quốc rơi xuống mức thấp nhất trong vòng 17 năm qua.

Tổng thống Mỹ Donald Trump, trái, và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong cuộc gặp ở Bắc Kinh tháng 11/2017. Ảnh: Reuters.

Tổng thống Mỹ Donald Trump, trái, và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong cuộc gặp ở Bắc Kinh tháng 11/2017. Ảnh: Reuters.

Tuy nhiên, lợi thế của Chủ tịch Tập là ông không phải đối mặt với cuộc bầu cử quan trọng vào năm 2020 như . Một bài bình luận đăng trên báo People's Daily, cơ quan ngôn luận của đảng Cộng sản Trung Quốc, ngày 24/8 mô tả đòn đánh thuế mới từ phía Mỹ là "man rợ" và khẳng định Bắc Kinh có đủ sức mạnh để đấu với Washington.

Bắc Kinh có lẽ đang suy tính rằng Trump sẽ không thể chịu đựng được sức nóng chính trị bắt nguồn từ cuộc chiến thương mại khi cuộc đua vào Nhà Trắng dần tăng tốc. Những tiếng nói phản đối chiến tranh thương mại ngày một lớn dần lên từ người ủng hộ có thể sẽ khiến Trump cân nhắc tới việc lùi bước. 

Với tính toán như vậy, Bắc Kinh đã cố tình nhắm mục tiêu vào ngành nông nghiệp khi tuyên bố ngừng nhập khẩu nông sản Mỹ. Đây là ngành đặc hữu của các bang miền Trung Tây mà Trump cần thu phục phiếu bầu nếu muốn chiến thắng cuộc bầu cử vào năm tới.

Vậy nên, bình luận viên Stephen Collinson và Donna Borak cho rằng câu hỏi nan giải nhất đặt ra với Trump lúc này là liệu ông nên dịu giọng để tìm kiếm một thỏa thuận thương mại với Trung Quốc hay ông nên tiếp tục cuộc chiến, ngay cả khi nó tác động nghiêm trọng tới Mỹ và kinh tế thế giới, tạo ra áp lực chính trị có khả năng làm suy yếu triển vọng tái đắc cử.

Nguồn: VnExpress.net

Tags:
Sự khác biệt khi bị chó cắn ở Mỹ và Trung Quốc

Sự khác biệt khi bị chó cắn ở Mỹ và Trung Quốc

Gần đây, trên mạng xã hội có đăng tải một bài viết được chia sẻ rộng rãi với tiêu đề “Bạn Trung Quốc của tôi bị chó cắn… khác biệt thật sự rất lớn!”, bài viết này phản ánh sự khác biệt to lớn của xã hội Trung Quốc và Mỹ ngày nay thông qua việc so sánh kết quả tiêm ngừa dại sau khi bị chó cắn ở hai nước này.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất