Cuộc hội thoại giữa kẻ c.ắ.p máy bay Mỹ và kiểm soát không lưu

Nam nhân viên của hãng hàng không Mỹ đ.á.n.h c.ắ.p máy bay miêu tả bản thân là "gã đàn ông đổ vỡ".

01:30 12/08/2018

Chiếc máy bay 76 chỗ ngồi của hãng Horizon đâm xuống đảo Ketron, cách Seattle, bang Washington 50 cây số. Ảnh: AP.

Chiếc máy bay 76 chỗ ngồi của hãng Horizon đâm xuống đảo Ketron, cách Seattle, bang Washington 50 cây số. Ảnh: AP.

Nhân viên làm việc cho hãng hàng không Horizon đánh cắp chiếc máy bay 76 chỗ ngồi từ sân bay quốc tế Sea-Tac, thành phố Seattle, bang Washington, Mỹ và thực hiện "chuyến bay tự sát" khi đâm xuống một hòn đảo nhỏ cách điểm xuất phát 50 km, theo Washington Post. 

Điều tra ban đầu cho thấy người đàn ông 29 tuổi đã liên lạc với kiểm soát không lưu. Theo đoạn băng ghi âm cuộc hội thoại, nhân viên không lưu đã chỉ dẫn "có một đường băng chỉ nằm chếch về phía phải của anh tầm một dặm (1,6 km)" tuy nhiên nam nhân viên hãng Horizon không làm theo. "Trời ơi, những gã ở dưới sẽ vây tôi nếu tôi thử hạ cánh xuống đó", anh ta nói. "Vụ này có lẽ khiến tôi vào tù cả đời nhỉ?" 

Ed Troyer, người phát ngôn của cảnh sát hạt Pierce, cho biết trên Twitter động cơ của vụ ăn cắp máy bay là để tự sát và thủ phạm không liên quan đến khủng bố. 

Video cho thấy chiếc máy bay Q400 xoay một vòng lớn trên không và thực hiện nhiều pha mạo hiểm khác vào thời điểm hoàng hôn chập choạng ngày 10/8. Trên máy bay, không có hành khách. Ban đầu giới chức cho rằng thủ phạm là một thợ cơ khí nhưng sau đó hãng hàng không khẳng định anh ta là một nhân viên mặt đất làm nhiệm vụ chỉ dẫn máy bay đỗ và cất cánh. 

"Nhiều người quan tâm tôi. Họ sẽ thất vọng khi nghe tin tôi làm việc này... Tôi chỉ là một gã đổ vỡ và để bản thân làm việc điên rồ một chút. Tôi nghĩ vậy". 

Lực lượng Tuần duyên Mỹ đã cử một con tàu dài 14 m đến hòn đảo nơi máy bay đâm xuống sau khi các nhân chứng báo trông thấy một cột khói lớn bốc lên. Video cho thấy những đám lửa và khói xen giữa rừng cây trên đảo Ketron thưa thớt dân cư.

Cảnh sát đứng ở bến phà ở Steilacoom, bang Washington gần nơi Lực lượng Tuần duyên Mỹ cho biết đang ứng cứu một vụ đâm máy bay. Ảnh: AP.

Cảnh sát đứng ở bến phà ở Steilacoom, bang Washington gần nơi Lực lượng Tuần duyên Mỹ cho biết đang ứng cứu một vụ đâm máy bay. Ảnh: AP.

Anh Royal King chứng kiến sự việc lúc đang chụp ảnh cưới. "Tôi không hiểu chuyện gì đang xảy ra. Trông cứ như một bộ phim", King tả lại cảnh chiếc máy bay bay thấp và phía sau hai chiếc F-15 bám sát với Seattle Times"Tôi thấy vệt khói và nghe tiếng động cơ F-15". Theo quan chức, hai chiếc máy bay chiến đấu, xuất phát từ Portland, bang Oregon, xuất hiện "chỉ sau vài phút" và "đảm bảo an toàn cho dân cư dưới mặt đất".

Cảnh sát địa phương đang kiểm tra thông tin của một cư dân sống tại hạt Pierce, có thể là thủ phạm đánh cắp máy bay, tuy nhiên hiện tên của người này chưa được tiết lộ. Cảnh sát trưởng Paul Pastor nhận xét "người đàn ông này đã làm một việc ngu ngốc và đáng nhẽ đã phải trả giá bằng mạng sống".

Trước đó, lúc bị đánh cắp vào lúc 8h tối, hãng hàng không cho biết, chiếc Q400 đang trong đỗ ở vị trí chờ bảo dưỡng và không có lịch trình chở hành khách. 

Thống đốc bang Washington cảm ơn các lực lượng an ninh đã ứng cứu kịp thời và cho biết "vẫn còn nhiều điều chưa biết xung quanh sự việc bi kịch này". 

Nguồn: VnExpress.net

Tags:
Những bí ẩn chưa có lời giải đáp về hành trình của máy bay Mỹ mất tích 37 năm bổng nhiên quay trở về

Những bí ẩn chưa có lời giải đáp về hành trình của máy bay Mỹ mất tích 37 năm bổng nhiên quay trở về

Đến nay, vẫn không ai biết chiếc máy bay đó từ đâu đến, liệu có thật sự nó mất tích vào năm 1955 và xuyên qua lỗ hổng thời gian để tới năm 1992 hay không. Nhiều người vẫn đặt câu hỏi, đây là chuyện hoang đường hay có thật ở New York.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất