Cuộc rượt đuổi UFO của tiêm kích Mỹ năm 1948

Cuộc rượt đuổi UFO của tiêm kích F-51 Mỹ khiến một phi công thiệt mạng chưa bao giờ có lời giải thích thỏa đáng.

23:00 14/09/2017

cuoc-ruot-duoi-ufo-cua-tiem-kich-my-nam-1948

Tai nạn của Mantell là một trong những vụ chạm trán UFO nổi tiếng nhất. Ảnh minh họa: Wikipedia.

Vào một buổi chiều đầu tháng 1/1948, nhân viên kiểm soát không lưu ở căn cứ không quân Godman, bang Kentucky, Mỹ phát hiện một vật thể bí ẩn lơ lửng trên bầu trời. Các sĩ quan cảnh sát tuần tra trên đường cao tốc gần đó cũng cho biết đã nhìn thấy vật thể bay không xác định (UFO) lượn lờ gần mặt đất.

Cùng thời điểm phát hiện UFO, biên đội 4 tiêm kích F-51 Mustang dẫn đầu bởi đại úy Thomas Mantell thuộc Vệ binh quốc gia Mỹ đang trên đường đến sân bay Godman. Sau khi nhận lệnh áp sát để xác định UFO, Mantell cùng đồng đội truy đuổi nó mà không biết điều tồi tệ sắp xảy ra, theo WATM.

Ba tiêm kích F-51 do Mantell chỉ huy bắt đầu chuyển hướng và tăng tốc về phía UFO, trong khi chiếc còn lại quay về căn cứ do sắp cạn nhiên liệu. Tuy nhiên, chỉ trong vòng vài phút, tình hình nhanh chóng trở nên xấu đi với biên đội máy bay Mỹ.

Một chiếc F-51 phải bỏ cuộc do lên độ cao lớn và không thể duy trì mức oxy cho phi công. Tiêm kích thứ hai cũng không thể tiếp tục truy đuổi khi dừng lại ở độ cao 6.800 m và trở lại căn cứ Godman. Chiếc phi cơ do Mantell điều khiển vẫn tiếp tục xuyên mây để đuổi theo mục tiêu.

Kiểm soát viên không lưu cố gắng liên lạc với đại úy Mantell nhưng không có kết quả. Chiếc F-51 được nhìn thấy lần cuối khi đang xoay tròn mất kiểm soát, sau đó lao xuống đất và vỡ tan thành nhiều mảnh. Mantell thiệt mạng, chiếc đồng hồ đeo tay của anh dừng đúng thời điểm máy bay va chạm với mặt đất.

cuoc-ruot-duoi-ufo-cua-tiem-kich-my-nam-1948-1

Đại úy Thomas Mantell và xác máy bay F-51 sau vụ tai nạn. Ảnh: Wikipedia.

Không quân Mỹ ngay lập tức mở cuộc điều tra sự cố. Việc chiếc UFO biến mất trong khi phi công Mỹ thiệt mạng khiến dư luận nước này lo sợ viễn cảnh bị người ngoài hành tinh tấn công. Ban đầu, các nhà điều tra nêu giả thuyết rằng Mantell thiệt mạng do hiện tượng "cố gắng tiếp cận sao Kim".

Vào đầu tháng 1, hành tinh này đặc biệt sáng trên bầu trời, khiến các phi công F-51 tưởng đó là UFO và bắt đầu đuổi theo. Nhiều sự việc như vậy đã được ghi nhận chỉ vài tuần trước tai nạn của Mantell. Đây là lời giải thích chính thức cho sự cố, nhưng các nhà thiên văn ở Đại học bang Ohio bác bỏ giả thuyết này, cho rằng bầu trời khi đó sáng tỏ đến mức có thể quan sát rõ sao Kim bằng mắt thường.

Giả thuyết thứ hai được đánh giá là đáng tin cậy hơn, cho rằng đại úy Mantell đã đuổi theo một khí cầu thời tiết Skyhook của hải quân Mỹ. Vào đầu năm 1948, Skyhook nằm trong chương trình giám sát tối mật, Mantell cùng đồng đội và kiểm soát viên không lưu ở Godman không thể biết về sự tồn tại của loại khí cầu này. Kích thước, hình dáng của Skyhook khi phản xạ ánh Mặt Trời khá giống với những gì kiểm soát viên không lưu và phi công trông thấy trong ngày xảy ra tai nạn.

cuoc-ruot-duoi-ufo-cua-tiem-kich-my-nam-1948-2

Khí cầu Skyhook được triển khai từ tàu sân bay hải quân Mỹ. Ảnh: Wikipedia.

Cái chết của Mantell được cho là bắt nguồn từ sự thiếu kinh nghiệm trên tiêm kích F-51, dù anh đã tích lũy hơn 2.000 giờ bay. Mantell quyết đuổi theo vật thể lạ, bất chấp việc phải bay lên độ cao lớn mà không có hệ thống điều áp và cấp oxy cho buồng lái. Việc thiếu oxy kéo dài sẽ khiến phi công bất tỉnh, dẫn tới mất kiểm soát máy vbay.

Dù kết quả điều tra chính thức không thay đổi trong nhiều năm, vẫn còn nhiều dấu hỏi đến nay chưa có câu trả lời. Thông tin chi tiết về vụ việc không được tiết lộ, trong khi nhiều nhân chứng khẳng định đã nhìn thấy UFO càng khiến dư luận Mỹ tin rằng không quân Mỹ đã che giấu thông tin về người ngoài hành tinh.

Duy Sơn

Tags:
Bão Jose có thể đe dọa Miền Đông nước Mỹ vào tuần tới

Bão Jose có thể đe dọa Miền Đông nước Mỹ vào tuần tới

Trong khi bão Irma giảm dần cường độ để trở thành một trận bão nhiệt đới, sự chú ý của giới chuyên gia khí tượng nay chuyển hướng về bão Jose, đang đi vòng vòng quanh khu vực phía Tây ở Đại Tây Dương, cách quần đảo Turks và Caicos chừng 300 dặm về phía Đông Bắc.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất