Cuộc sống của người Việt định cư tại Mỹ ra sao?

Xu hướng định cư Mỹ không phải là mới xuất hiện gần đây đối với người Việt, hiện nay tại Mỹ những cộng đồng người Việt ngày càng tăng lên về số lượng là minh chứng rõ ràng cho sức hút của đất nước này. Vậy thực tế người Việt định cư tại Mỹ có cuộc sống như thế nào?

23:07 03/01/2019

Những năm đầu (1975 – 1985), phần lớn người Việt Nam khi tới Mỹ đều được hội đoàn hay nhà thờ đứng ra bảo lãnh hỗ trợ cũng như được hưởng quy chế khá cao nhất là những gia đình có con em nhỏ dưới 18 tuổi. Khi đó họ chẳng cần phải lo lắng, cứ từ từ tìm hiểu, học hỏi để hội nhập, mọi thứ đã có chính phủ lo. Đến từ một đất nước nghèo, nhu cầu vật chất cuộc sống còn ở mức tối thiểu, nên ai cũng hài lòng với hiện tại nhất là thời điểm đó, nhìn quanh người Việt ai cũng nghèo như nhau, chẳng ai giàu hơn để so sánh.

Thành phần những người Việt mới qua Mỹ định cư sau này hầu hết là đi theo quy chế di dân, bảo lãnh như cha mẹ bảo lãnh con, anh em bảo lãnh lẫn nhau, chồng bảo lãnh vợ, do vậy điều kiện vật chất đỡ hơn rất nhiều. Tuy nhiên, cũng có không ít người thiếu kiến thức tối thiểu cho một cuộc sống ở hải ngoại, không lường trước được những khó khăn sẽ xảy ra, dẫn đến suy sụp tinh thần.

Những điều cần chuẩn bị để người Việt định cư tại Mỹ dễ dàng hơn

  • Bạn phải mất vài ngày để làm giấy tờ, hợp thức hóa thủ tục cho một cuộc sống ở Mỹ, thẻ căn cước, thẻ y tế, xin nhập học cho con cái (nếu có).
  • Bạn sẽ ở nhà người thân hoặc ở tạm một thời gian cho đỡ tốn kém hoặc bạn thuê nhà.
  • Nếu bạn có vốn mang theo thì bạn nên tranh thủ học tiếng anh, dù không nhiều nhưng ít nhất cũng nghe được, nói được để kiếm việc làm.
  • Quan trọng hơn là bạn phải học lái xe. Nhờ người quen mua giúp một chiếc xe dù là mới hay cũ, tùy theo khả năng của bạn, đây là chuyện bắt buộc vì không ai có thể đưa đón bạn mỗi ngày. Ngôn ngữ là chìa khóa xe là chìa khóa mở đầu cho cuộc sống tại Mỹ, ngày nào chưa có 2 thứ này thì cuộc sống của bạn còn bế tắc.
  • Nếu bạn là người vô sản thì phải chấp nhận làm bất cứ công việc nào để kiếm tiền trang trải cuộc sống.

Mỗi lần quyết định đi hay ở đều không phải là quyết định đơn giản. Những người Việt định cư tại Mỹ từ nhiều năm trước, họ không có sự lựa chọn nên dù thế nào cũng phải cắn răng, kiên trì đạp đỗ mọi khó khăn, trở ngại. Vì thế những gì họ đã vượt qua và thành công như ngày hôm nay sẽ gấp vạn lần hoàn cảnh hiện tại của bạn. Còn hiện tại, bạn lợi thế hơn họ rất nhiều. Bạn có người thân bên cạnh hướng dẫn, hỗ trợ, cộng đồng người Việt ở hải ngoại đã vững mạnh, bạn sẽ bớt đi cảm giác lạc lõng, bơ vơ. Tuy nhiên, sự nỗ lực phấn đấu của bản thân không ai có thể thay thế bạn.

Những quyền lợi người Việt định cư tại Mỹ được nhận

  • Con dưới 18 tuổi sẽ vào học ở trường gần nhà, có xe bus đưa đón, ăn miễn phí tại trường. Có thể được cho vào lớp đặc biệt thời gian đầu để củng cố tiếng anh.
  • Con trên 18 tuổi có thể ghi danh nhập học ở trường cao đẳng địa phương. Có thể vừa học vừa làm. Tùy theo khả năng có thể học lên đại học 4 năm để lấy bằng cử nhân.
  • Nếu không có thu nhập hoặc thu nhập thấp thì tất cả đều được miễn phí. Hầu hết ai cũng được chính phủ tài trợ xin học bổng.
  • Ngoài tiền học phí, sách vở do chính phủ giúp, miễn hoàn trả, nếu đủ điều kiện, bạn có thể nộp đơn vay tiền từ chính phủ, giúp hỗ trợ sinh sống để có thể học toàn thời gian.
  • Trẻ em dưới 18 tuổi, người già trên 65 tuổi được trợ cấp y tế toàn phần của chính phủ (medicaid), và còn có thể xin thêm được food stamps (trợ cấp thực phẩm).
  • Những người trên 18 tuổi hoặc dưới 65 tuổi, thu nhập thấp sẽ xin được trợ cấp y tế bán phần của chính phủ, như ở Texas có chương trình Gold card mà người Việt mình hay gọi là thẻ vàng. Mỗi tiểu bang có những chương trình và tên gọi khác nhau. (Những người mới nhập cư, hầu hết đủ điều kiện được hưởng vì chưa có thu nhập).

Nguồn:dinhcuaz

Tags:
3 khác biệt của giáo dục Phần Lan thu phục 5 giáo viên giỏi nhất nước Mỹ

3 khác biệt của giáo dục Phần Lan thu phục 5 giáo viên giỏi nhất nước Mỹ

5 "giáo viên của Năm", đại diện cho 4 bang của nước Mỹ là Montana, Indiana, Nebraska, Colorado và 1 đại diện của hệ thống các trường quân sự, đã dành 3 tuần ở Phần Lan – nơi mà họ đã tới thăm ĐH Helsinki và Cơ quan Giáo dục quốc gia nước này.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất