Cựu Đại sứ Mỹ Pete Peterson: Việt Nam đã thay đổi tới mức không thể nhận ra

11:17 21/05/2016

Việt Nam đã thay đổi rất nhiều, tới mức không ai trong số những người từng sống và làm việc tại Việt Nam những ngày đầu như chúng tôi có thể tưởng tượng được. Việt Nam đúng là ngôi nhà thứ hai của tôi”, Đại sứ Mỹ đầu tiên tại Việt Nam Pete Peterson chia sẻ 


Ông Pete Peterson hiện đang sinh sống cùng người vợ gốc Việt, bà Vi Le, tại Úc (Ảnh: Smh)


Ông có thể chia sẻ một chút về những kỷ niệm đáng nhớ thời giữ cương vị Đại sứ Mỹ đầu tiên tại ?

Mỗi ngày với tôi khi ấy đều là một ngày đặc biệt theo một cách nào đó. Có rất nhiều kỷ niệm ngoại giao đáng nhớ, mà đặc biệt nhất là Hiệp định Thương mại song phương Việt – Mỹ (BTA) được ký kết tại Mỹ ngày 13/7/2000, tức vào khoảng 3 giờ sáng hôm sau giờ Hà Nội.

Tôi cũng nhớ những lần tới thăm các vùng quê của và gặp gỡ người dân địa phương. Và tôi không thể không nhắc tới kỷ niệm lần đầu gặp người sau này trở thành vợ tôi tại , bà Vi Le.

Ông là cựu chiến binh Chiến tranh , từng bị bắt làm tù binh khi máy bay Mỹ bị bắn rơi trên bầu trời năm 1966. Ông gặp trở ngại gì khi trở lại Hà Nội trên cương vị đại sứ?

Tất nhiên, tôi gặp nhiều khó khăn khi quay lại nhận nhiệm vụ mới. Mối quan hệ giữa hai nước khi đó chưa tốt, vì thế nhiệm vụ của tôi là phải tìm cách để cải thiện nó. Phải mất một thời gian dài và rất khó khăn vì có những ngờ vực lớn và thiếu niềm tin giữa người dân cả hai nước. Nhưng cuối cùng, chúng tôi đã vượt qua những trở ngại lớn và đưa mối quan hệ phát triển.


Ông có thể chia sẻ những kỷ niệm trong khi tham gia chuẩn bị cho chuyến thăm của Tổng thống Bill Clinton vào năm 2000.

Cựu Đại sứ Mỹ Pete Peterson, sinh năm 1935, từng tham chiến tại và máy bay chiến đấu F-4 Phantom II ông bị bắn rơi trên bầu trời miền bắc tháng 9/1966. Ông bị giam giữ 6 năm và được phóng thích vào năm 1973.

Sau khi rời quân ngũ năm 1981 sau 26 năm phục vụ, ông Peterson đắc cử vào . Ông trở lại với tư cách Đại sứ Mỹ đầu tiên năm 1997 và phục vụ cho tới tháng 7/2001.

Cũng trong thời gian công tác tại , ông Peterson đã gặp và kết hôn với bà Vi Le, một người Úc gốc Việt. Sau khi nghỉ hưu, vợ chồng ông Peterson đã dành nhiều tâm huyết cho các hoạt động từ thiện.

Cựu Đại sứ Peterson được coi là người có những đóng góp lớn lao cho việc thúc đẩy quan hệ Việt-Mỹ. Ông cũng dành nhiều tình cảm cho , đất nước mà ông thường gọi là “ngôi nhà thứ hai” trong các cuộc phỏng vấn trước đây.

Với cương vị đại sứ khi đó, tôi đóng vai trò quan trọng trong quá trình lên kế hoạch cho chuyến thăm của ông Bill Clinton. Nhưng lúc ấy cũng cử khoảng 200 người sang để giúp lên kế hoạch cho chuyến thăm. Khi đó, mục tiêu của tôi là muốn ông ấy có thể gặp nhiều người dân và thăm thú được nhiều nơi nhất có thể trong một chuyến công du ngắn. Tôi cũng muốn ông ấy có cơ hội gặp gỡ tất cả các nhà lãnh đạo của để khẳng định với họ về ý định tốt đẹp của Mỹ và mong muốn hợp tác để phát triển một mối quan hệ mạnh mẽ hơn.

Yêu cầu an ninh của Mỹ khi đó là gì, thưa ông?

Các yêu cầu về an ninh đối với chuyến thăm của tổng thống là rất quan trọng, nhưng không tới mức quá nhiều. là một đất nước an toàn và tất cả chúng tôi đều nhận thấy rằng mọi công tác chuẩn bị của mình đều chính xác và đúng mục đích, vì vậy không có nhiều điều bất thường xảy ra.

Ông đều trở lại nhân dịp 2 nước kỷ niệm 10 năm bình thường hóa quan hệ năm 2005 và 20 năm bình thường hóa vào năm ngoái. Ông thấy đã thay đổi như thế nào trong những năm qua?

đã thay đổi rất nhiều, tới mức không ai trong số những người từng sống và làm việc tại những ngày đầu như chúng tôi có thể tưởng tượng được, cả những thay đổi về bề ngoài lẫn bên trong như xã hội, chính phủ, môi trường. Mọi thứ giờ đây đã được tổ chức tốt hơn nhiều. Các bạn có kế hoạch cụ thể và thực tế cho tương lai và nhìn chung sự kết nối giữa người dân thường và các quan chức chính phủ đã tốt lên rất nhiều. Tôi thấy những thay đổi này là rất tích cực, nhưng các bạn cũng cần cố gắng hơn nữa.

Quan hệ Việt-Mỹ đã được bình thường hóa 21 năm trước, nhưng Washington vẫn duy trì lệnh cấm vận vũ khí đối với . Ông có cho rằng giờ là thời điểm thích hợp nhất để Tổng thống Obama dỡ bỏ lệnh cấm vận này?

Tôi nhất trí rằng đã đến lúc cần dỡ bỏ lệnh cấm này. Năm ngoái, Mỹ đã dỡ bỏ một phần lệnh cấm liên quan tới các thiết bị hàng hải, tìm kiếm và cứu hộ và tôi cho rằng giờ đây đã đủ lớn mạnh và an toàn để Washington dỡ bỏ nó.

Ông kỳ vọng gì về chuyến thăm của Tổng thống Obama đối với quan hệ Việt-Mỹ?

Tôi cho rằng chuyến thăm của một tổng thống luôn có ảnh hưởng tích cực. Tuy nhiên, tôi không rõ các lĩnh vực quan tâm mà ông Obama muốn nhấn mạnh trong chuyến thăm lần này. Tôi cho rằng nhiều khả năng ông ấy sẽ dành nhiều thời gian nói về an ninh ở Biển Đông. Sẽ là không bất ngờ nếu ông ấy tuyên dỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí cho và tôi cũng không bất ngờ nếu ông ấy bày tỏ mong muốn một mối quan hệ gần gũi hơn giữa Mỹ và .

Lãnh đạo thành phố Đà Nẵng tặng bằng khen cho cựu Đại sứ Pete Peterson vào năm 2013 vì những đóng góp tích cực của ông cho thành phố Đà Nẵng (Ảnh: danang.gov.vn)


Tôi được biết là sau khi kết thúc nhiệm kỳ làm đại sứ tại Việt Nam, ông đã thành lập tổ chức mang tên The Alliance for Safe Children (Liên minh vì an toàn trẻ em – TASC) nhằm giúp trẻ em châu Á, trong đó có Việt Nam, khỏi bị chết đuối. Tổ chức này hiện hoạt động ra sao thưa ông?

TASC hiện vẫn hoạt động dù các hoạt động giảm bớt do thiếu kinh phí. Chương trình của chúng tôi tại Đà Nẵng đã được chuyển giao cho cơ quan giáo dục tại Đà Nẵng và hiện vẫn đang được tiếp tục. Chừng nào có thêm kinh phí, chúng tôi sẽ tiếp tục mở rộng chương trình “bơi an toàn” tới các tỉnh thành khác của Việt Nam. Chúng tôi cũng có các chương trình đang hoạt động tại Thái Lan, Bangladesh và các quốc gia châu Á khác.

Ông thực sự là một mối liên hệ mạnh mẽ giữa Việt Nam và Mỹ. Ông là cựu chiến binh, trở thành đại sứ Mỹ đầu tiên tại Việt Nam rồi sau đó kết hôn với một phụ nữ gốc Việt. Ông có thể chia sẻ gì về tình cảm cá nhân với Việt Nam?

Việt Nam đúng là ngôi nhà thứ hai của tôi. Tôi và Vi thường xuyên trở lại Việt Nam và có nhiều bạn bè thân thiết trên khắp cả nước. Tất nhiên thời gian tôi tham chiến tại Việt Nam khi còn trong quân ngũ khá buồn và không có kỷ niệm nào tươi đẹp cả. Nhưng tôi đã nhận ra tiềm năng phát triển quan hệ hòa bình giữa Việt Nam và Mỹ bằng cách đưa hai nước trở nên mạnh mẽ hơn. Tôi luôn tôn trọng người Việt Nam vì sự thông minh, cần cù. Họ rất thân thiện và muốn tạo nên một tương lai tốt đẹp hơn cả chính mình và cho đất nước nói chung. Tôi thực sự rất cảm tình với Việt Nam và con người nơi đây.

Tags:
Mẫu xe tăng 5 tháp pháo của Liên Xô

Mẫu xe tăng 5 tháp pháo của Liên Xô

Xe tăng T-28 của Hồng quân Liên Xô trang bị tới 5 tháp pháo nhưng lại gặp nhiều vấn đề ở động cơ và hệ thống hộp số.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất