Đại học Mỹ sa thải 2 giáo sư vì mối quan hệ không khai báo với Trung Quốc

Đại học Emory tại thành phố Atlanta, Mỹ đã sa thải 2 giáo sư được chính phủ Mỹ tài trợ vì không tiết lộ các nguồn hỗ trợ nước ngoài và mối quan hệ nghiên cứu tại Trung Quốc.

22:30 25/05/2019

Thời báo Hoa nam Buổi sáng đưa tin, Đại học Emory ngày 24/5 cho biết, một cuộc điều tra đã phát hiện ra rằng 2 giáo sư của trường đã “không tiết lộ đề đủ các nguồn hỗ trợ nghiên cứu nước ngoài và quy mô công việc của họ với các viện nghiên cứu và các đại học ở Trung Quốc”.

Tuyên bố nói thêm, Emory đã chia sẻ thông tin trên với Viện Y tế Quốc gia (NIH), và 2 giáo sư trên không còn làm việc tại trường. Tuy nhiên, tên của họ không được công bố.

Trang web khoa học Trung Quốc Zhishi Fenzi cho biết 2 nhà khoa học được nhắc tới là Li Xiaojiang và vợ ông Li Shihua, đều là giáo sư tại Khoa gen di truyền người thuộc Đại học Emory.

Dẫn lời nhóm nghiên cứu của ông Li, trang web cho biết Emory đã đóng cửa phòng thí nghiệm của ông hôm 16/5, khi ông đang nghỉ phép tại Trung Quốc, thu giữ các máy tính, tài liệu và thẩm vấn các nhân viên khác về các mối quan hệ của 2 giáo sư với Trung Quốc.

Thông tin về cả hai giáo sư trên cũng bị gỡ khỏi trang web của trường, cùng với trang chủ phòng thí nghiệm của ông Li tại Đại học Emory.

Động thái trên diễn ra sau khi NIH, tổ chức tài trợ chính cho nghiên cứu y tế công và y sinh học tại Mỹ, bắt đầu điều tra các mối quan hệ nước ngoài với các nhà nghiên cứu do NIH tài trợ tại hơn 55 tổ chức của Mỹ, trong đó có Đại học Emory.

Giám đốc NIH Francis Collins cho biết trong một cuộc điều trần hồi đầu tháng 4 rằng cuộc điều tra đã phát hiện các vi phạm quy định nghiêm trọng về việc tiết lộ tài trợ và nghi ngờ đánh cắp sở hữu trí tuệ.

Ông Li Xiaojiang đã công tác tại Emory trong hơn 2 thập niên và đứng đầu lĩnh vực nghiên cứu của trường về công nghệ chỉnh sửa gen. Ông Li đã được lựa chọn là một thành viên của Chương trình hàng nghìn tài năng, một chương trình được chính phủ Trung Quốc tài trợ nhằm khuyến các chuyên gia hàng đầu làm việc tại Trung Quốc. Trước đó, ông làm việc tại Viện di truyền và phát triển sinh học tại Viện Xã hội Trung Quốc.

Các thông tin trên trang web của Đại học Jian ở Hàng Châu cho thấy ông Li đứng đầu một nhóm nghiên cứu tại trường, nơi vợ ông cũng là học giả thỉnh giảng.

Tại Atlanta, Đại học Emory đã phủ nhận rằng các nhà khoa học Trung Quốc đã bị “xa lánh”.

“Cần nhấn mạnh rằng Emory vẫn ủng hộ việc trao đổi tự do các ý tưởng và nghiên cứu và các hợp tác quan trọng với các nhà nghiên cứu khắp thế giới”, một phát ngôn viên của trường cho biết. “Cùng lúc đó, Emory cũng rất coi trọng nghĩa vụ quản lý tốt các nguồn nghiên liên bang và đểm đảm bảo tuân thủ tất cả các công khai tài chính và các yêu cầu khác”.

Các học giả Trung Quốc ngày càng bị “soi”

Các học giả, các kỹ sư và công ty Trung Quốc đang đối mặt với các thách thức mới, trong bối cảnh căng thẳng gia tăng giữa Trung Quốc và Mỹ.

NIH từ chối tiết lộ các thảo luận nội bộ về một trường hợp cụ thể, nhưng cho biết chung chung rằng cơ quan này đã nhận dạng các mối đe dọa theo 3 cách, trong đó có cảnh báo của FBI, một tổ chức do NIH tài trợ hoặc một nguồn báo nặc danh.

“Điều quan trọng là, các cá nhân đang bị xem xét không phải tất cả đều có gốc gác Trung Quốc. Tuy nhiên, Chương trình hàng nghìn tài năng của Trung Quốc được biết tới là một đối tượng chính”, Văn phòng nghiên cứu của NIH cho biết trong một tuyên bố.

Washington đã từ chối cấp visa 10 năm cho nhiều chuyên gia hàng đầu Trung Quốc vì các cáo buộc rằng họ do thám cho các tổ chức tình báo của Trung Quốc. Và ngoài liệt công ty công nghệ Huawei vào danh sách đen, chính quyền của Tổng thống Donald Trump còn đang cân nhắc cấm các công ty công nghệ khác của Trung Quốc tiếp cận thị trường Mỹ.

Hôm nay, Chủ tịch Đại học Yale Peter Salovey đã đề nghị các cơ quan liên bang Mỹ “làm rõ những lo ngại của họ về các trao đổi học giả quốc tế”.

“Trong những tuần gần đây, căng thẳng trong quan hệ Mỹ-Trung và việc gia tăng rà soát các trao đổi học giả đã gây ra sự lo lắng đối với nhiều học giả và sinh viên quốc tế tại Yale và các trường đại học trên khắp nước Mỹ”, quan chức trên nói.

An Bình

Theo SCMP

Tags:
Sang Mỹ từ nhỏ nhưng người tị nạn Việt vẫn có thể bị trục xuất

Sang Mỹ từ nhỏ nhưng người tị nạn Việt vẫn có thể bị trục xuất

Sau thời điểm kết thúc cuộc chiến năm 1975 hàng chục ngàn người Việt Nam đã rời bỏ quê hương của mình.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất