Đảng Dân chủ luôn nhận là ‘cấp tiến’, nhưng lại đưa nước Mỹ về thời kỳ ‘bộ lạc’

Những người đã dùng 4 năm chỉ trích và tìm mọi cách không công nhận kết quả bầu cử năm 2016, nay lại chỉ trích Tổng thống Trump vì đã không chịu công nhận kết quả bầu cử (mà nó thậm chí mới chỉ được ‘xác nhận’ bởi truyền thông).

09:30 30/11/2020

Trong một bài bình luận gần đây trên ‘The Epoch Times’, học giả James Bowman tại Trung tâm Chính sách Công và Đạo đức, chỉ trích luôn tự coi là ‘cấp tiến’, nhưng lại đưa nước Mỹ về thời kỳ “bộ lạc”.

Là nhà phê bình truyền thông cho tạp chí ‘New Criterion’, ông Bowman lưu ý nếu ngược dòng thời gian dài trước đây – vào khoảng đầu thế kỷ – thì “thói đạo đức giả là tội lỗi xấu xa nhất trong mắt những người theo chủ nghĩa tự do cánh tả”, những kẻ sau đó chiếm ưu thế trong các phương tiện truyền thông. “Đôi khi, nó dường như là tội lỗi duy nhất, hoặc là thứ duy nhất mà họ vẫn sẵn sàng coi là tội lỗi”, ông Bowman nhấn mạnh.

Ông Bowman tin rằng chính những kẻ đạo đức giả đã đưa ra công luận vụ “bê bối yêu đương lăng nhăng của ông Bill Clinton với cô Monica Lewinsky, mà lẽ ra, họ phải sẵn sàng che đậy như hiện nay khi họ đã bưng bít vụ buôn bán quyền lực của [gia đình] Biden”, và những vụ bê bối “Spygate” của FBI.

“Chưa kể đến cái mà nhiều người coi là vụ bê bối lớn nhất mọi thời đại: Đó là cuộc bầu cử bị đánh cắp 2020”, ông Bowman nhận định.

Cho rằng phe cánh tả liên tục có những hành động lật đổ ông Donald Trump kể từ ngày ông đảm nhận chức vụ tổng thống Mỹ, ông Bowman chỉ trích, rằng đảng Dân chủ “không còn [là đảng của] tự do, ngay cả trên danh nghĩa, những người cấp tiến bây giờ thường là những kẻ cực đoan và những nhà cách mạng sắt đá”.

Theo ông Bowman, những kẻ cánh tả “sẵn sàng chỉ ra thói đạo đức giả ở những người bị họ coi là kẻ thù, nhưng lại hoàn toàn không chấp nhận bất kỳ lời buộc tội nào như vậy đối với chính mình”.

Thời kỳ ác quỷ?

Ông Bowman cho rằng các ví dụ gần đây xuất hiện quá dày đặc và nhanh đến mức người ta khó có thể bắt kịp chúng.

“Bắt đầu bằng sự đạo đức giả khác thường nhất: Đó là lời phàn nàn rằng Tổng thống Trump là ‘kẻ thua cuộc tồi tệ’, khi từ chối chấp nhận kết quả của một cuộc bầu cử mà ông ấy đã thua, và những lời phàn nàn này được đưa ra bởi những kẻ đã dành cả 4 năm qua để từ chối chấp nhận kết quả của cuộc bầu cử [2016] mà ông Trump đã thắng”, ông Bowman dẫn chứng.

Và gần đây, bà Hillary Clinton đã nhấn mạnh “ông Joe Biden không nên nhượng bộ trong bất kỳ trường hợp nào, vì tôi nghĩ rằng điều này sẽ kéo dài, và cuối cùng tôi tin rằng ông ấy sẽ thắng nếu chúng ta không nhường một chút nào và nếu chúng ta tập trung và không nao núng như phía bên kia”.

Ông Bowman cho rằng, “việc Tổng thống Trump từ chối nhượng bộ, chỉ là bằng chứng thêm nữa rằng ông [Biden] là kẻ tồi tệ nhất trên thế giới”.

Theo ông Bowman, việc gần đây ông Joe Biden long trọng tuyên bố, rằng “hãy để kỷ nguyên ác quỷ nghiệt ngã này ở Mỹ bắt đầu chấm dứt ở đây và ngay bây giờ”, cho thấy ông Biden và những người thuộc đảng Dân chủ, luôn coi Tổng thống Trump là ‘ác quỷ’ trong vài năm qua, trong khi họ lại luôn kêu gọi người dân Mỹ “đoàn kết”.

“Điều đó y như thể họ đang nói với chúng ta rằng đoàn kết là chỉ có thể thực hiện được khi họ nắm quyền. Nhưng, những lời phàn nàn của họ trong một thời gian dài về sự về “sự chia rẽ” của Tổng thống Trump là cái gì vậy?”, ông Bowman đặt câu hỏi, ám chỉ đảng Dân chủ mới chính là nhân tố gây mất “đoàn kết”.

Ông Bowman cho rằng lý do của thói đạo đức giả nghiêm trọng này khi đảng Dân chủ miêu tả Tổng thống Trump như ác quỷ, là nhằm đạt được “lợi thế chính trị — một lợi thế xuất hiện tại các nơi bầu cử, trong số hàng triệu người đã bỏ phiếu chống lại ông ấy hơn là ủng hộ cho đối thủ của ông”.

Ông Bowman lên án, rằng một số chính trị gia Dân chủ chỉ là những kẻ đạo đức giả, khi “đặt ra những quy định nghiêm ngặt về phong tỏa và giãn cánh xã hội”, rồi chính họ “đi đến các cuộc biểu tình đông đúc hoặc các buổi lễ ăn mừng chiến thắng của ông Biden hoặc như vị Thống đốc Gavin Newsom của [tiểu bang] California, đến dự các bữa tiệc sinh nhật”.

Chủ nghĩa ‘bộ lạc’

Ông Bowman cho rằng những kẻ đạo đức giả trong giới truyền thông dòng chính, luôn chỉ trích ông Trump và thành viên đảng Cộng hòa, trong khi lại nghĩ rằng “họ được miễn khỏi bị chỉ trích về bất cứ điều gì họ có thể làm”.

Giải thích cho nhận định này, ông Bowman đưa ra ví dụ về trường hợp của học giả William Voegeli tại trung tâm Henry Salvatori của trường ‘Claremont McKenna College’. Một vài năm trước, ông Voegeli đã viết một tác phẩm, có tên “Chủ nghĩa phân biệt chủng tộc được sửa đổi” cho Tạp chí ‘Claremont Review of Books’, [trong đó] chỉ ra rằng những kẻ cấp tiến nhất đã thay đổi định nghĩa về “sự phân biệt chủng tộc”, trong khi những người dân còn lại không để ý đến.

Trước đây, sự phân biệt chủng tộc được hiểu là những lời nói hoặc hành vi, mang tính định kiến và phân biệt đối xử, của các thành viên thuộc một hạng người này, chống lại một hạng người khác. Thì giờ đây, hầu hết các nhà văn và diễn giả thiên tả, lại sử dụng ngôn từ này, với ý nghĩa là lời nói hoặc hành vi như vậy của người da trắng, đối với người da đen hoặc da màu khác.

“Nói cách khác, người da màu không bao giờ chính họ có thể là những kẻ phân biệt chủng tộc, mà chỉ là nạn nhân của sự phân biệt chủng tộc của người da trắng”, ông Bowman nêu rõ.

“Khi bạn nghĩ về nó, một học thuyết như vậy không hơn gì một hệ quả hợp lý của ‘nền chính trị bản sắc’ (identity politics]) mà phần lớn đã thay thế cho tiêu chuẩn đạo đức phổ quát cũ, vốn đã có từ thời kỳ Khai sáng, và nó đòi hỏi mọi người đều phải bình đẳng tuân theo các quy tắc như nhau”, ông Bowman giải thích.

Ông Bowman cho hay 20 năm trước, qui tắc đạo đức vẫn còn đủ mạnh trong tâm trí của cả các chính trị gia và giới truyền thông, để ít nhất ngăn chặn phần nào mọi hành vi đạo đức giả, sai lệch so với qui tắc đó, khi bản thân họ bị cám dỗ làm những điều mà họ thấy là chướng tai, ngai mắt đối với người khác.

Nhưng theo ông Bowman, qui tắc đạo đức này không còn tồn tại nữa, và không chỉ liên quan đến “sự phân biệt chủng tộc”.

“Chỉ cần xem cách họ hô khẩu hiệu yêu thích của mình về việc không ai được “đứng trên pháp luật”, ngày nay, các chính trị gia đảng Dân chủ coi bản thân họ và đảng của mình, là đứng trên pháp luật trong tất cả các khía cạnh – ví dụ như khi nói đến những người nhập cư bất hợp pháp hoặc các thành phố ‘trú ẩn’ hoặc các tội ác chưa bị truy tố, do những kẻ biểu tình BLM (Phong trào Người da màu đáng được sống) hoặc Antifa, gây ra; hoặc cuộc bầu cử “bất bình thường”, ông Bowman dẫn chứng.

Ông Bowman cho rằng các phương tiện truyền thông đã được đối xử như ‘đứng trên pháp luật’ trong nhiều thập kỷ. Ngày nay, ngay cả những người cánh hữu cứng rắn nhất cũng không bao giờ mơ đến việc truy tố tờ The New York Times hoặc The Washington Post vì đã công bố thông tin mật, thu được một cách bất hợp pháp. Từ thế đặc quyền, đặc lợi của mình, họ đã dẫn đường cho tầng lớp tinh tú mới, những kẻ tin rằng qui tắc này thì áp dụng cho họ, còn qui tắc khác thì áp dụng cho tất cả những người khác.

“Chúng ta đã quay trở lại chủ nghĩa bộ lạc, vốn đã tồn tại trên khắp thế giới phương Tây trước thời kỳ Khai sáng, và vẫn tồn tại ở nhiều nơi trên thế giới ngày nay. Đó đúng là một thành tựu đối với một nhóm người, những kẻ, trớ trêu thay, vẫn thích tự mô tả mình là cấp tiến”, ông Bowman khẳng định khi kết thúc bài bình luận.

Tags:
Tổng thống Trump lại đặt điều kiện kì quặc để công nhận ông Biden đắc cử

Tổng thống Trump lại đặt điều kiện kì quặc để công nhận ông Biden đắc cử

Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố ông Joe Biden chỉ có thể trở thành tổng thống nếu chứng minh được hơn 80 triệu phiếu bầu của ông không phải do gian lận mà có.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất