Đây là trường Đại học ở California có máy bán thuốc tránh thai khẩn cấp tự động

Học sinh tại trường Đại học UC Davis có thể mua thuốc tránh thai khẩn cấp từ máy bán hàng tự động, thậm chí là bao cao su.

20:00 27/04/2017

Máy được lắp đặt tại Trung tâm Hoạt động và Giải trí của trường trong suốt kỳ nghỉ xuân, cung cấp thuốc tránh thai khẩn cấp, bao cao su, que thử thai, băng vệ sinh và các loại thuốc không cần toa như Advil (thuốc giảm đau).

Với chiếc máy có tên gọi "Wellness to Go" này, UC Davis là một trong số ít các trường Đại học trên khắp đất nước cung cấp thuốc tránh thai khẩn cấp không chỉ từ trung tâm y tế của trường. Ngoài UC Davis, còn có các trường Đại học Shippensburg ở Pennsylvania, trường Cao đẳng Pomona ở Claremont cũng bán thuốc này trong máy bán hàng tự động.

Parteek Singh, 21 tuổi, người đứng đầu việc lắp đặt hệ thống máy bán thuốc tự động này cho biết: "Tôi tin rằng hầu hết sinh viên đều hoạt động tình dục trong khuôn viên trường đại học, điều đó có nghĩa là chúng ta cần nhiều hơn những thứ như vậy, hơn nữa chúng ta cần nói nhiều hơn về vấn đề này để giảm sự kỳ thị".

Các quan chức tại UC Davis cho biết, Parteek Singh là cựu thượng nghị sĩ đại học, đã dành hai năm làm việc với văn phòng dịch vụ y tế của trường và các cửa hàng trong nhà trường để được phép lắp đặt máy bán hàng tự động ở đây. Theo anh thì: "Đây là một trường Đại học lớn, chúng ta nên có những thứ này."

Việc ngừa thai khẩn cấp đã trở nên khả dụng đối với phụ nữ ở mọi lứa tuổi mà không cần kê toa vào năm 2013

Năm 2015, ngay khi Singh bắt đầu kế hoạch lắp đặt máy bán thuốc tự động, anh đã thực hiện chúng với mong muốn nó sẽ trở nên dễ tiếp cận với giá cả phù hợp nhất có thể: "Hãy tưởng tượng cảnh sinh viên phải mua nó từ một người khác xem, ai cũng cảm thấy không thoải mái, đó chính là lý do chiếc máy này cần thiết."

Giá thầu ban đầu cho máy bán hàng tự động đã bị chính quyền từ chối. Các cán bộ của trường đề nghị thay thế bằng hiệu sách. Vì vậy, anh đã 'nâng cấp' nó thành chiếc máy chăm sóc sức khỏe cung cấp nhiều sản phẩm hơn như băng vệ sinh nữ và thuốc chống dị ứng...

Singh cho biết, phản hồi về máy bán hàng tự động này rất tốt, một số sinh viên đã đến và cảm ơn anh vì việc này. Thậm chí nhiều sinh viên ở các trường Đại học khác đã liên lạc với anh, yêu cầu trợ giúp để có chiếc máy này ở trường của họ.

Georgia Savage, một thành viên của Hiệp hội Sinh viên UC Davis, nói rằng: "Tôi thực sự coi trọng việc giấu tên khi có một máy bán hàng tự động như vậy, rất nhiều sinh viên có thể tránh được sự phán xét hay cảm thấy áp lực trước mọi người."

Tuy nhiên, một số sinh viên lại cho rằng máy bán thuốc tránh thai khẩn cấp tự động đang gửi đi một thông điệp sai lầm.

Jordan Herrera, một sinh viên của UC Davis, nói: "Nó như đang cổ súy mọi người kiểu, hey, bạn cứ quan hệ tình dục không an toàn đi, và sẽ có sẵn thuốc dự phòng, thậm chí là rẻ hơn cả ở hiệu thuốc nữa."

Chiếc máy "Wellness to Go" bán viên thuốc tránh thai khẩn cấp với giá 30 đô la, trong khi mất 40-50 đô la khi mua ở hiệu thuốc.

Singh nói anh mong muốn các trường Đại học nên xem xét điều này.

Theo Latimes
Hệ thống quản trị Đại học California bị tố xử lý sai quỹ và được trả mức lương quá cao

Hệ thống quản trị Đại học California bị tố xử lý sai quỹ và được trả mức lương quá cao

Hệ thống quản lý tại Đại học California không chỉ có mức lương cao bất thường, lợi ích được hưởng cũng cao hơn đáng kể so với các bang tương tự. Kiểm toán Nhà nước phát hiện ra có 175 triệu đô la trong quỹ dự trữ ngân sách và nhà trường vẫn không giải trình được lý do thỏa đáng, trong khi đó, trường vẫn đang tìm cách tăng học phí.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất