Điểm tên các hãng tin lớn và Big Tech đã che đậy bê bối của Hunter Biden

Ngày 9/12, nhiều hãng tin đồng loạt tiết lộ rằng Hunter Biden, con trai cựu Phó Tổng thống Joe Biden đang bị điều tra vì những vi phạm thuế quan liên quan đến các hoạt động kinh doanh tại nước ngoài. Điều này cho thấy những nỗ lực kiểm duyệt của các hãng truyền thông dòng chính và các công ty công nghệ lớn (Big Tech) đối với vụ bê bối email của Hunter Biden trong thời gian bầu cử là vô tác dụng.

10:30 12/12/2020

Ngày 14/10, tờ New York Post đưa tin rằng ông Hunter Biden đã giới thiệu một quan chức từ công ty năng lượng Burisma của Ukraine với cựu Phó Tổng thống Joe Biden, từ đó hé lộ những giao dịch kinh doanh của gia đình Biden tại nước ngoài. Ngay sau bài đăng này, Facebook đã thông báo sẽ dập tắt câu chuyện trên và Twitter cũng ngăn người dùng chia sẻ thông tin. Những ai vẫn “ngoan cố” lan truyền sẽ bị khóa tài khoản; bản thân tờ New York Post cũng đã bị khóa trong hơn 2 tuần. 

Khi tờ báo này tiếp tục đưa tin về việc Hunter Biden đã khởi động một dự án liên doanh vào năm 2017 với “gã khổng lồ” trong ngành năng lượng Trung Quốc – Tập đoàn CEFC China Energy, và thỏa thuận sẽ chia 10% cho “ông lớn” (ở đây được hiểu là ông Joe Biden), giới truyền thông đã cố tình phớt lờ vụ việc. Họ không quan tâm rằng ông Tony Bobulinski, cựu cộng sự của Hunter Biden, đã đứng ra chứng thực những vụ làm ăn mập mờ trên; họ cũng bất chấp các bản tin về những email độc lập cho thấy các cộng sự của Hunter Biden đã đưa “những gã khổng lồ” Trung Quốc đến Nhà Trắng dưới thời Obama-Biden khi đó. 

Trong phiên tranh biện cuối cùng với Tổng thống Trump, ông Joe Biden gọi câu chuyện trên là “mưu kế của Nga”, bằng cách trích dẫn một bức thư của 50 cựu quan chức tình báo, trong đó có một số người đã lan truyền những thông tin lừa bịp rằng Tổng thống Trump “thông đồng với Nga”. Thực tế là ông Biden đã lừa dối nước Mỹ dưới sự cổ vũ của giới truyền thông và Big Tech. 

Giờ đây, sau cuộc bầu cử, chúng ta đều biết rằng “bê bối ổ cứng” trong máy tính xách tay của Hunter Biden là bằng chứng trung tâm cho việc kiện tụng ông này. Tuy nhiên tờ CNN, nơi đã “bịt miệng” vụ việc vào tháng 10, hôm thứ Tư (ngày 9/12) lại đánh lạc hướng người đọc bằng cách đưa tin rằng, cuộc điều tra thuế quan xoay quanh những nghi vấn về một món quà là viên kim cương 2,8 carat mà ông Hunter Biden đã nhận được từ người sáng lập và cựu chủ tịch CEFC, ông Diệp Giản Minh. Trong khi tờ Fox News đưa tin, chiếc máy tính xách tay bị FBI thu giữ năm ngoái là trọng tâm trong cuộc điều tra đối với ông Hunter Biden. 

Thay vì làm rõ sự việc, Thung lũng Silicon và các kênh truyền thông dòng chính lại kiểm duyệt tin tức. Dưới đây là một số ví dụ điển hình.

1. Facebook 

Facebook tuyên bố rằng họ sẽ ngăn chặn các thông tin về vụ bê bối của ông Hunter Biden, với lý do đang chờ xem xét từ “các đối tác kiểm duyệt thực tế bên thứ ba”. Công ty này đã gắn nhãn câu chuyện trên là “thông tin sai lệch”. Động thái này đã lan tỏa đến phần còn lại của Thung lũng Silicon và các hãng truyền thông dòng chính.

2. Twitter 

Twitter đã chặn tất cả các liên kết dẫn đến bài đăng của New York Post và khóa tài khoản của chính trang báo này. Mạng xã hội này cũng tạm khóa tài khoản của những người ai cố gắng chia sẻ câu chuyện – kể cả thư ký báo chí Nhà Trắng Kayleigh McEnany. Twitter đã biện minh cho việc liên tục thay đổi lý do kiểm duyệt, từ khẳng định rằng bài đăng có chứa nội dung gây nguy hiểm sang tuyên bố nó có liên quan đến các tư liệu bị xâm phạm. Ông Jack Dorsey, CEO của Twitter cuối cùng cũng thừa nhận công ty đã sai, nhưng vẫn khóa tài khoản của New York Post trong suốt hơn 2 tuần. 

Chiến dịch của ông Joe Biden đã viện dẫn sự kiểm duyệt của Twitter và Facebook như một căn cứ chính thống để xếp các bài đăng vào dạng “thông tin sai lệch”.

3. Washington Post

Tờ Washington Post gợi ý rằng câu chuyện về ông Hunter Biden là chiêu bài ngụy tạo của Nga, và ông Rudy Giuliani là một trong những nguồn phao tin. Hãng này cho hay: “Luật sư riêng của Tổng thống Trump, Rudolph W. Giuliani là nhà hoạt động mục tiêu gây ảnh hưởng của tình báo Nga.” Một bài báo của Washington Post đã khuyên người đọc hãy coi các email của ông Hunter Biden là thông tin tình báo nước ngoài “ngay cả khi chúng có thể không phải là vậy”.

4. Wikipedia 

Trang “Bách khoa toàn thư mở” của thế giới cũng đã quyết định tham gia vào “sân chơi” kiểm duyệt. Theo báo cáo của tờ Breitbart News: “Những người chỉnh sửa nội dung gần đây đã coi [New York] Post là nguồn tin “không đáng tin cậy” trên Wikipedia và trích dẫn điều này như một lý do để loại trừ việc đề cập đến bài báo.” Sau đó, Wikipedia tiếp tục lấp liếm thông tin, gọi đó là “sự can thiệp của Nga” và tuyên bố rằng nó đã được “lật tẩy”.

5. CBS News

Hãng CBS nói rằng vụ việc của ông Hunter Biden chỉ là  về “một chiếc máy tính xách tay được cho là chứa đầy email cũ. Câu chuyện làm dấy lên lo ngại về việc liệu nó có thật không, hay chỉ được dựng lên để gây hoang mang trong những tuần cuối cùng của cuộc bầu cử.” Hãng này so sánh vụ việc với những bài đăng của Wikileaks, một tổ chức phi lợi nhuận quốc tế chuyên đăng tải các tin tức bị rò rỉ do các nguồn ẩn danh cung cấp. 

Phóng viên Leslie Stahl của CBS News, người đã phỏng vấn Tổng thống Donald Trump cho biết không thể xác minh chiếc máy tính xách tay – bởi vì nó “không thể được xác minh.”

6. Fox News 

Trong khi Fox News đưa một số báo cáo về vụ việc, ông Chris Wallace – người dẫn chương trình của Fox News, cũng là người đã điều hành cuộc tranh biện Tổng thống đầu tiên – lại tỏ ra khinh bỉ câu chuyện, cho rằng nó “hoàn toàn chưa được xác minh” và nói thêm rằng “Rudy Giuliani (luật sư của Tổng thống Trump) không còn là [người đưa ra] nguồn đáng tin cậy nhất.”

7. MSNBC 

Hãng MSNBC coi câu chuyện về máy tính xách tay của ông Hunter Biden như thể được tung ra để gây khuấy động dư luận, và kênh này cũng dùng tất cả những nhận định mình có thể để che đậy toàn bộ sự việc. Người dẫn chương trình Joe Scarborough gọi câu chuyện là “giả dối” và nói rằng đó là “một trong những điều gây ngạc nhiên và ngu ngốc nhất trong tháng 10 mà tôi từng thấy”.

8. New York Times

New York Times đã cố gắng hạ bệ uy tín của câu chuyện bằng cách đưa tin rằng chính nhân viên New York Post cũng nghi ngờ tính xác thực của vụ việc. Phóng viên John Nolte của Breitbart News đã chỉ ra, New York Times không bao giờ bận tâm đến việc tranh chấp tính chính xác của bài báo mà chỉ “phát cuồng” khi New York Post đưa tin sự thật.

9. Politico 

Politico đã đăng tải một bức thư từ các quan chức tình báo, những người gọi câu chuyện của New York Post là “thông tin đánh lừa dư luận” của Nga. Politico cũng đưa tin chiến dịch Biden không thể phủ nhận rằng một cuộc họp với giám đốc điều hành của công ty năng lượng Burisma có thể đã diễn ra, nhưng nó đã giấu nhẹm những khía cạnh quan trọng nhất của câu chuyện. Sau cuộc bầu cử, Politico tiếp tục hả hê rằng câu chuyện máy tính xách tay của ông Hunter Biden đã “thất bại” và gọi đó là một trò tiêu khiển.

10. Axios 

Báo cáo viên Sara Fischer của hãng truyền thông Axios đã ca ngợi việc kiểm duyệt bài báo của New York Post, nói rằng “hệ thống phòng thủ” đã hoạt động. Bà này ghi nhận các cơ quan tình báo đã làm việc với Big Tech để xác định liệu có phải các tư liệu đã bị xâm phạm.

11. CNN 

CNN đã cố tình ém nhẹm câu chuyện và phóng viên truyền thông Brian Stelter của hãng này đã yêu cầu Thung lũng Silicon tăng cường các chính sách kiểm duyệt. Ông Stelter cho rằng mình đang bảo vệ “đạo đức” của giới truyền thông bằng cách bác bỏ vụ việc và coi nó như “một ví dụ điển hình của bộ máy truyền thông cánh hữu”.

CNN cũng báo cáo rằng các nhà chức trách liên bang đang điều tra xem liệu các email của ông Hunter Biden có phải là “thông tin sai lệch từ phía Nga”.

12. Đài phát thanh Công cộng Quốc gia (NPR)

Đài phát thanh này được tài trợ từ tiền thuế của người dân Mỹ và cũng đã phớt lờ vụ việc. NPR đã giải thích với công chúng rằng: “Chúng tôi không muốn lãng phí thời gian vào những câu chuyện không đáng để trở thành một chủ đề bàn luận, và chúng tôi cũng không muốn lãng phí thời gian của thính giả cũng như độc giả vào những vụ việc chẳng khác gì trò giải trí.”

13. ABC News 

Trong buổi townhall kéo dài 90 phút với ông Joe Biden tại Tòa thị chính, người dẫn chương trình George Stephanopoulos của hãng ABC News đã không hỏi ứng cử viên Tổng thống lấy một câu về ông Hunter Biden hoặc về câu chuyện máy tính xách tay mà New York Post mới đăng một ngày trước đó.

14. NBC News 

NBC đưa tin rằng các nhà chức trách liên bang đang điều tra vụ việc của ông Hunter Biden như một âm mưu của tình báo nước ngoài. Kênh này cũng cố gắng gỡ rối cho câu chuyện máy tính xách tay bằng một bài báo có tiêu đề “Cách người ta ngụy tạo những căn cứ tràn lan về một thuyết âm mưu của Hunter Biden.” NBC tuyên bố các cộng sự của Tổng thống Trump đã chia sẻ một tài liệu dài 64 trang đầy những lời gian dối về ông Biden.

15. The Daily Beast 

Một số cây bút của Daily Beast cho rằng câu chuyện về máy tính xách tay của ông Hunter Biden cần phải bị giấu đi, số khác thì gọi đó là cố tình “bôi nhọ” ông Biden. Một bài đăng của Daily Beast đã tâng bốc chính trị gia Đảng Dân chủ, ông Pete Buttigieg vì ông này đã “khéo léo” lật ngược tình thế trên Fox News bằng cách chuyển hướng chủ đề, nói rằng Tổng thống Trump có một tài khoản ngân hàng bí mật tại Trung Quốc.

Vy An (Theo Breitbart)

Tags:
Cô gái xinh đẹp nghi là điệp viên TQ dùng mỹ nhân kế, 'qua đêm' với 2 thị trưởng Mỹ ra sao?

Cô gái xinh đẹp nghi là điệp viên TQ dùng mỹ nhân kế, "qua đêm" với 2 thị trưởng Mỹ ra sao?

Christine Fang (Fang Fang) bị FBI cáo buộc là điệp viên của Trung Quốc. Cô này đã hoạt động ở Mỹ từ năm 2011 – 2015 và có mối quan hệ mật thiết với nhiều chính trị gia Mỹ. Đặc biệt, Fang từng quyến rũ và “qua đêm” với ít nhất 2 thị trưởng Mỹ, Axios tiết lộ.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất