Điểm yếu có thể khiến xe tăng Mỹ hứng chịu cái chết bất ngờ

Việc không được trang bị hệ thống cảnh báo sớm laser khiến kíp lái xe tăng Mỹ không biết bị tên lửa ngắm bắn.

10:00 14/07/2017

Dù sở hữu lực lượng tăng tăng thiết giáp hiện đại hàng đầu thế giới, lục quân Mỹ lại không thể tích hợp cho chúng một hệ thống cảnh báo laser đơn giản để phát hiện bị đối phương ngắm bắn. Đây sẽ là một thảm họa nếu lực lượng tăng thiết giáp Mỹ phải đối mặt với đối thủ Nga, theo Forbes.

Chuyên gia quân sự Loren Thompson cho biết công nghệ dẫn đường bằng laser được sử dụng trong hầu hết vũ khí chống tăng mạnh nhất thế giới hiện nay. Một số tên lửa dùng đầu dò để phát hiện tín hiệu laser phản xạ từ mục tiêu, trong khi số khác bám theo chùm laser từ thiết phát trên bệ phóng.

Nga đang sở hữu nhiều loại tên lửa chống tăng khác nhau, bao gồm mẫu 9M133 Kornet (NATO định danh: AT-14 Spriggan) có thể xuyên thủng lớp giáp dày tương đương 1.000-1.200 mm thép cán đồng nhất (RHA) sau khi phá hủy giáp phản ứng nổ (ERA), với tầm bắn lên tới 5,5 km. Nhiều bộ tên lửa Kornet đã được bán cho các quốc gia như Iran và Syria.

Nếu có hệ thống cảnh báo và biết xe mình bị ngắm bắn, trưởng xe có thể ra lệnh cơ động vòng tránh hoặc tạo màn khói để che giấu vị trí. Nhưng khi không được trang bị hệ thống cảnh báo chiếu xạ laser, kíp lái xe tăng M1A1 Abrams hay xe chở quân M2 Bradley gần như mù trước tên lửa đối phương và dễ dàng bị tiêu diệt trước khi kịp phản ứng.

Mỹ đang là cường quốc duy nhất trên thế giới không tích hợp công nghệ cảnh báo laser trên tăng thiết giáp. Quân đội Mỹ từng yêu cầu tích hợp thiết bị phát hiện chiếu xạ laser trên xe chiến đấu từ năm 1994, nhưng sau khi can thiệp quân sự vào Trung Đông, Mỹ tập trung nguồn lực cho cuộc chiến chống khủng bố, khiến dự án tích hợp thiết bị cảnh báo laser bị hủy ngay khi mới bắt đầu.

Trong lúc quân đội Mỹ can thiệp quân sự ở Trung Đông, Nga đã nghiên cứu và biên chế những trang bị tối tân như thiết bị gây nhiễu radio, máy bay không người lái và đạn dẫn đường bằng laser.

Nếu nổ ra xung đột quy mô lớn, các đơn vị Mỹ ở châu Âu sẽ phải đối đầu với lực lượng diệt tăng của Nga, vốn được trang bị nhiều vũ khí chống tăng dẫn đường bằng laser.

diem-yeu-co-the-khien-xe-tang-my-hung-chiu-cai-chet-bat-ngo

Hệ thống chế áp quang điện tử trên xe tăng T-90 Nga. Ảnh: Military Today.

Chuyên gia Thompson cho rằng việc tích hợp hệ thống cảnh báo laser lên tăng thiết giáp nên là ưu tiên hàng đầu với quân đội Mỹ. Công nghệ này được trang bị cho trực thăng từ rất lâu và không phải là điều khó thực hiện. Tuy nhiên, lục quân Mỹ lại thiếu ngân sách cho dự án, trong bối cảnh có nhiều ưu tiên cao hơn.

"Quân đội Mỹ sẽ cần chú trọng tới các cảm biến thụ động để thông báo cho xe tăng thiết giáp khi bị khóa mục tiêu. Nếu không có tính năng này, lính Mỹ khó có thể sống sót, khiến họ thua một trận đánh hoặc cả cuộc chiến", Thompson nhấn mạnh.

Tags:
California dành $5 triệu phòng ngừa bệnh tiểu đường

California dành $5 triệu phòng ngừa bệnh tiểu đường

Tờ Los Angeles Times cho biết các giới chức California đã chấp thuận ngân khoản $5 triệu dùng cho chiến dịch phòng ngừa bệnh tiểu đường ở tiểu bang.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất