Đứa trẻ nhỏ nhất trên thế giới sinh ra với cân nặng chỉ bằng 1 thanh sô-cô-la

Manushi, được sinh ra sớm hơn 12 tuần, nặng chỉ 0,4kg - giống như một thanh sôcôla lớn của Cadbury.

11:30 14/01/2018

Em bé tí hon được sinh ra đến từ Rajasthan, Ấn Độ, với chiều dài cơ thể chỉ 8,6 inch, được coi là đứa trẻ nhỏ nhất còn sống sót được sinh ra ở châu Á.

Manushi, sinh ra không thể thở, da mỏng và kém phát triển, đã được xuất viện sau sáu tháng, nhưng vẫn nặng chỉ 2,4 kg.

Mặc dù được cho rằng cơ hội sống sót chỉ 0,5% mà không bị tổn thương não, các bác sĩ nói rằng cô ấy bình thường về mặt trí tuệ.

Người mẹ của Manushi, Seeta, 48 tuổi, và cha Giriraj, 50 tuổi, nói: "Cô ấy chỉ chiến đấu, chiến đấu và chiến đấu chống lại tất cả những điều đó, và cô ấy đã làm được."

Manushi, em bé sinh sớm 12 tuần với cân nặng chỉ bằng 1 thanh sô cô la.

“Con bé đang phải vật lộn để thở.”

Seeta bị huyết áp cao nguy hiểm trong thời kỳ mang thai của cô, với một siêu âm tiết lộ rằng máu không thể đi đến bào thai.

Cô đã trải qua cấp cứu vào ngày 15 tháng 6, chỉ 28 tuần sau khi mang thai.

Sau khi sinh, Manushi đã được đưa vào máy thở và chuyển đến Bệnh viện Nhi Đồng Jivanta.

Tiến sĩ Janged nói: "Khi đứa trẻ ra đời, chúng tôi không chắc chắn về những gì có thể xảy ra.”

"Đứa bé đang phải vật lộn để hít thở, vì vậy ngay lập tức phải đặt máy trợ thở hô hấp nâng cao để mở rộng phổi nhỏ bé, chưa trưởng thành của em.”

"Đứa bé không thể ăn được đầy đủ vì ruột chưa trưởng thành.”

Chúng tôi phải cung cấp dinh dưỡng ngoài da, điều này có nghĩa là cung cấp tất cả các chất dinh dưỡng cần thiết, chẳng hạn như axit amin, lipid, carbohydrate, khoáng chất, đa sinh tố và các nguyên tố vi lượng, trực tiếp vào tuần hoàn máu".

Trong vài ngày đầu tiên của cuộc đời Manushi, bé bị mất cân nặng, tuy nhiên, sau bảy tuần, bé đã có thể bắt đầu uống sữa.

Manushi cũng đã được truyền máu và đã hỗ trợ hô hấp tạm thời và giữ hơi thở của em trong giấc ngủ.

Hải Vân/ Theo Daily Mail
Tags:
Thêm nhiều “kỷ lục giá rét” tại Mỹ

Thêm nhiều “kỷ lục giá rét” tại Mỹ

Nhiệt độ tiếp tục giảm sâu xuống ngưỡng kỷ lục mới tại vùng Bờ Đông nước Mỹ.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất