Đừng để bố mẹ nếm trải những thăng trầm và già đi một mình

Khi về già, những bậc cha mẹ “giống như một đứa trẻ”. Họ sợ cô đơn, sợ bị con cái bỏ quên, sợ sự chậm chạρ của mình làm ρhiền con.

19:43 08/05/2023

Bố người bạn tôi hay tin con sang thành phố khác làm việc, sợ điện thoại con hết pin dọc đường nên ông âm thầm cắm điện thoại của con vào cục sạc dự phòng. Khi con trai phát hiện ra điều này, anh đã bật khóc. Hóa ra đó không phải là cục sạc dự phòng mà là một ổ cứng di động. 

Còn có một cậu con trai, vì giúp một người bạn đi đón dâu nên trên xe được dán rất nhiều chữ hỉ. Khi bóc chữ ra, còn dính lại nhiều vết keo trên mặt kính. Người cha thấy vậy, lẳng lặng đi lau sạch vết bẩn, tiết kiệm mấy chục nghìn tiền rửa xe cho con. 

Ông không dùng khăn mà sử dụng búi cọ xoong nồi. Khi con trai phát hiện ra, kính xe đã bị biến thành “bầu trời đầy sao”, nếu sửa sẽ mất khoảng cả chục triệu. Tuy nhiên người con quyết giữ lại tấm kính như một kỷ niệm.

Khi còn nhỏ chúng ta luôn cư xử tốt trước mặt bố mẹ, luôn mong họ khen ngợi và yêu thương mình nhiều hơn. Theo thời gian, “vị trí” của con cái với cha mẹ dường như đã đảo ngược. Những đứa con trở thành người lớn và bố mẹ lại trở thành những “đứa trẻ” thận trọng.

Tôi đã từng xem một bộ phim ngắn có tên “Người cha lạc hậu”. Nhân vật chính trong phim là một người đàn ông “gà trống nuôi con”. Khi thấy trời mưa, ông đã bắt một chiếc xe bus đến tận công ty con chỉ để đưa cho cô chiếc ô, nhưng con gái đã gọi một chiếc taxi trở về nhà trước đó.

Người cha bí mật đến nhà con gái và muốn nấu cho cô một bữa ăn ngon nhưng cô gái nói: “Con không còn là một đứa trẻ nữa, con có thể tự lo được”, người cha ngượng ngùng ra về.

Sau này người cha đến công ty con gái xin làm bảo vệ, với mong muốn được nhìn thấy con nhiều hơn. Ông nói không muốn bị thời gian bỏ rơi, cũng không muốn gây rắc rối cho con gái mình.

“Nhìn đứa con trai nhà hàng xóm luôn làm phiền bố mẹ, tôi thấy ghen tỵ lắm, vì con gái đã lâu không làm phiền tôi. Mỗi lần tôi muốn giúp con làm điều gì đó trong khả năng của mình, con bé luôn nói để nó tự làm. Con đã lớn rồi và không cần tôi nữa”.

Sau khi cha mẹ về già, điều lo lắng nhất không phải là bị xã hội bỏ quên, mà dần trở thành ông bà già cô đơn, con cháu không cần đến. Đôi khi họ thực sự vụng về và không biết cách thể hiện tình yêu, nhưng chưa bao giờ ngừng yêu thương con cái.

Họ đứng tại chỗ, nhìn từ xa mong có thể làm được điều gì đó giúp đỡ các con và mong nhận được thêm chút tình yêu từ những đứa con từng mang nặng đẻ đau.

Tôi thấy trên mạng có câu này: “Con cái cả đời chờ cha mẹ xin lỗi, nhưng khi cha mẹ thực sự xin lỗi thì chúng ta chỉ biết ứa nước mắt”.

Nhà văn Mã Gia Huy kể câu chuyện về cha mình. Máy tính của người cha bị hỏng cần người sửa chữa. Sợ bố bị lừa, Mã nói rằng sau khi sửa xong, ông sẽ thanh toán hóa đơn cho chiếc máy hỏng đó. Quên mất lời con trai dặn, người bố tự thanh toán hóa đơn.

Mã biết chuyện đã trách mắng bố vài câu. Nhà văn nghĩ rằng, người cha sẽ nổi khùng mà quát lại mình, nhưng không, sau một hồi im lặng, ông nói: “Bố xin lỗi, sẽ không có lần sau”. Ngay lúc đó, nhà văn đã bật khóc. Ông bất ngờ nhận ra, mối quan hệ cha con đã bị đảo ngược.

Thời gian là tàn nhẫn nhất. Cái gọi là mối quan hệ cha mẹ và con cái là một định mệnh khó phai mờ. Thời điểm chúng ta nhận thức được sự già đi của cha mẹ là lúc con cái phải nhìn nhận và thay đổi nội tâm. Trong khoảng thời gian có hạn, con cái nên đồng hành và quan tâm đến bố mẹ nhiều hơn, giống như khi họ còn trẻ và quan tâm tới con cái.

Đừng để bố mẹ nếm trải những thăng trầm và già đi một mình.

Phong Manulife St.

Tags:
Độc đáo quán ăn vỉa hè của anh em Việt giữa lòng thủ đô Đức: Bàn inox, ghế nhựa, ống bơ mang từ Việt Nam, được tài tử nổi tiếng... ghé thăm

Độc đáo quán ăn vỉa hè của anh em Việt giữa lòng thủ đô Đức: Bàn inox, ghế nhựa, ống bơ mang từ Việt Nam, được tài tử nổi tiếng... ghé thăm

Nhận thấy tại Đức đã có nhiều nhà hàng Việt nhưng chưa ai khai thác khía cạnh "đường phố" của Sài Gòn, hai anh em Sĩ An - Đông Phương nảy ra ý tưởng kinh doanh độc đáo.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất