EB-3 lao động phổ thông và quy trình nộp đơn

EB-3 Lao động phổ thông nằm trong diện ưu tiên thứ 3 của lao động định cư. Lao Động phổ thông là những công việc có đòi hỏi ít hơn 2-năm đào tạo hoặc kinh nghiệm, ví dụ như người lao động có khả năng đảm nhiệm các công việc mà những lao động đủ điều kiện ở Hoa Kỳ không có sẵn.

21:14 04/07/2017

a

Điều kiện cho người lao động nhập cư:

– Trên 18 tuổi.

– Có sức khỏe tốt và không có tiền án, tiền sự.

– Không cần bằng cấp và không cần kinh nghiệm làm việc.

– Cả gia đình định cư tại Hoa Kỳ (người lao động , vợ/chồng và con cái dưới 21 tuổi, chưa lập gia đình)

Giấy tờ cần thiết:

– Hộ chiếu, còn hiệu lực trên 6 tháng

– Giấy đăng ký kết hôn/ly hôn bản chính và bản dịch bản sao công chứng

– Giấy khai sinh bản chính và bản dịch và bản sao công chứng

– Giấy khám sức khỏe

– Phiếu lý lịch tư pháp số 2/Giấy chứng nhận Cảnh sát nêu rõ đương đơn không có tiền án

– Các tài liệu khác theo yêu cầu của USCIS/NVC/Lãnh sự quán

Nếu bạn có khả năng thực hiện lao động phổ thông và có nhà tuyển dụng cung cấp cho bạn một công việc lâu dài và toàn thời gian. Bạn có thể có đủ điều kiện cho chương trình lao động định cư tại Hoa Kỳ dựa trên mục “Lao động phổ thông, EB-3”. Bạn phải có khả năng thực hiện lao động phổ thông và phải có nhà tuyển dụng tại Mỹ cung cấp cho bạn một công việc toàn thời gian liên quan đến lao động phổ thông. Trong trường hợp này, thông thường, khả năng của nhà tuyển dụng sẽ quan trọng hơn năng lực của người lao động.

ld

Quy trình nộp đơn ngoài Hoa Kì

Giấy chứng nhận lao động -> Mẫu đơn di dân I-140 -> Giấy thông báo phí visa (thị thực) -> DS-260 -> Giấy hẹn phỏng vấn -> Giấy khám sức khỏe -> phỏng vấn -> Làm việc tại Hoa Kỳ

Giai đoạn 1: Nộp Đơn Chứng nhận lao động lên Bộ lao động Hoa Kỳ ( L/C PERM)

Xin cấp chứng nhận lao động (PERM) là bước đầu tiên của quá trình lấy thẻ xanh cho các lao động nước ngoài muốn trở thành thường trú nhân thông qua thị thực việc làm

Đầu tiên, nhà tuyển dụng sẽ nộp hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận lao động (PERM) lên Bô Lao Động Hoa Kỳ. Mỗi hồ sơ sẽ có một “ngày ưu tiên” (priority date). Ngày ưu tiên là ngày mà hồ sơ này được nộp và được Bộ Lao Động Hoa kỳ xác nhận hợp lệ. Ngày ưu tiên là ngày rất quan trọng của mỗi hồ sơ vì thời gian thông qua thị thực đinh cư EB-3 sẽ dựa trên ngày ưu tiên của hồ sơ.

Điều kiện dành cho nhà tuyển dụng:

– Để được cấp Giấy chứng nhận lao động, nhà tuyển dụng lao động phải chứng minh (thông qua quảng cáo trên báo và phương pháp tuyển dụng khác) rằng họ đã không thành công trong việc tuyển dụng một lao động trong nước có đủ điều kiện để làm một công việc cụ thể.

– Nhà tuyển dụng lao động phải có đủ điều kiện và khả năng tài chính để sử dụng lao động nước ngoài cho một công việc toàn thời gian và lâu dài.

– Phải có sẵn một vị trí công việc cần tuyển thêm lao động, và vị trí này vẫn còn đang được tuyển dụng trong thị trường lao động trong nước sẵn có tại Hoa Kỳ

– Yêu cầu công việc đòi hỏi phải tuân theo những yêu cầu nhất định và các quy định ngành nghề của Mỹ, và điều này có thể không phù hợp với khả năng của người lao động. Nói cách khác, người sử dụng lao động phải xác nhận rằng nhiệm vụ công việc đã được mô tả chính xác, rõ ràng, và không có những yêu cầu quá mức quy định cho phép, trừ trường hợp chứng minh được việc phát sinh thêm mục đích thương mại/nhu cầu kinh doanh.

– Người sử dụng lao động phải chi trả người lao động nước ngoài ít nhất là mức lương tương đương với người lao động trong nước cho cùng một công viêc, trong cùng một nơi làm việc

– Giấy chứng nhận lao động đã được phê duyệt chỉ có hiệu lực trong 180 ngày và hết hiệu lực ngay sau đó.

– Nhà tuyển dụng có thể nộp đơn cấp giấy chứng nhận lao động cho lao động nước ngoài nếu đã trải qua một quá trình tuyển dụng rộng rãi và không thành công trong thị trường lao động trong nước. Trong quá trình này, người bảo trợ lao động phải chứng nhận với Bộ Lao Động Hoa Kỳ rằng họ không thể tìm thấy một người lao động trong nước nào đủ điều kiện để làm việc trong vị trí cần tuyển.

– Công việc vẫn đang trong quá trình tuyển dụng, và thời điểm bắt đầu tuyển dụng phải trước thời điểm người lao động nước ngoài được thuê.

– Nhà tuyển dụng cần phải chứng minh được rằng công ty có đủ khả năng tài chính để sử dụng lao động nước ngoài. Nhà tuyển dụng có thể dùng các báo cáo thường niên, tờ khai hoàn thuế thu nhập liên bang, hoặc báo cáo tài chính đã kiểm toán để chứng minh khả năng chi trả lương từ thời điểm nộp đơn xin giấy chứng nhận lao động đến thời điểm người lao động nước ngoài chính thức được nhận thẻ xanh vĩnh viễn.

Kiểm tra tình trạng hồ sơ PERM https://icert.doleta.gov/index.cfm?event=ehLCJRExternal.dspLCRLanding

Thời gian xử lý:

Mỗi hồ sơ PERM mất 6-7 tháng để được chấp thuận. Tuy nhiên, khi một hồ sơ không được thông qua trong giai đoạn này, rất có thể nó đã được chọn để kiểm tra ngẫu nhiên. Đây là một phần trong việc kiểm tra tổng thể để đảm bảo tính thích đáng trong quá trình xử lý. Trong trường hợp kiểm soát, một nhân viên thẩm duyệt của Bộ Lao Động Hoa kỳ (DOL Certifying Oficer) sẽ nhận trách nhiệm xét xử hồ sơ PERM ngẫu nhiên, và yêu cầu nhà tuyển dụng cung cấp mọi giấy tờ tuyển dụng cần thiết để hỗ trợ cho trường hợp này.

Giai đoạn 2: Nộp Đơn I-140 (Petition for immigrant)

Sau khi nhà tuyển dụng đã hoàn thành Giai đoạn I, Đơn xin chứng nhận lao động (PERM), có thể chuyển sang giai đoạn II, nộp đơn di dân I-140 đến Sở Nhập Tịch và Di Trú Hoa Kỳ (USCIS).

Đơn di dân I-140 yêu cầu phải nộp cùng với giấy xác nhận việc làm từ một công ty của Mỹ (giấy chứng nhận lao động).

Người nộp đơn phải cung cấp được bằng chứng chứng minh rằng nhà tuyển dụng của họ có khả năng chi trả lương theo mức đã đề xuất tính từ ngày ưu tiên (priority date) của hồ sơ.

Thời gian xử lý

Thời gian để Sở Nhập Tịch và Di Trú Hoa Kỳ (USCIS) tiến hành xử lý và thông qua mỗi hồ sơ tùy thuộc hoàn toàn vào tình trạng tồn đọng hồ sơ tại chính Trung Tâm Dịch Vụ mà hồ sơ này đã được nộp. Thông thường, thời gian hoàn tất sẽ không mất quá 4 tháng cho giai đoạn này. Tuy nhiên thời gian giải quyết vẫn có thể thay đổi tùy vào từng trường hợp. Nếu muốn có kết quả nhanh chóng, đương đơn có thể chọn nộp đơn theo “quy trình cao cấp” (Premium process). Thời gian để hoàn tất hồ sơ với lựa chọn này vào khoảng 2 tuần

Kiểm tra tình trạng (sau khi đã nhận được mã số hồ sơ): https://egov.uscis.gov/casestatus/landing.do

Giai đoạn 3: Thị thực định cư: thông qua Lãnh Sự Quán Hoa Kỳ, hoặc nộp I-485 đơn xin điều chỉnh tình trạng.

Lựa chọn 1: Lãnh Sự Quán Hoa Kỳ (Consular Visa Processing)

Nếu đương đơn hiện đang ở bên ngoài lãnh thổ Hoa Kỳ, đương đơn có thể được cấp thị thực định cư tại Lãnh Sự Quán Mỹ ở nước ngoài. Giai đoạn này được gọi là Consular Visa Processing.

Quá trình nộp đơn bao gồm việc kê khai các thông tin cá nhân của đương đơn và các thành viên trong gia đình và nộp cho Lãnh sự quán Mỹ tại quốc gia của người lao động nước ngoài. Các giấy tờ, bằng chứng khác cũng được yêu cầu như giấy khai sinh, đăng ký kết hôn, giấy ly hôn, phiếu lý lịch tư pháp số 2, giấy khám sức khỏe, hay hồ sơ quân đội, nếu có. Tất cả những tài liệu yêu cầu cần phải được mang theo khi đến tham dự buổi phỏng vấn với viên chức Lãnh Sự, nơi mà người đương đơn, nếu được chấp thuận, sẽ được cấp thị thực định cư tại Hoa Kỳ, và trở thành một thường trú nhân Hoa Kỳ.

Sau khi phỏng vấn thành công, nhân viên xuất nhập cảnh sẽ đóng con dấu I-551 vào hộ chiếu của đương đơn. Con dấu I-551 có hiệu lực trong vòng một năm, tác dụng như là một bằng chứng tạm thời cho tình trạng cư trú hợp pháp vĩnh viễn (thường trú nhân) và giấy phép làm việc tại Mỹ. Nếu thẻ xanh chính thức của đương đơn không được nhận trong thời gian quy định, đương đơn có thể nộp đơn xin cấp lại quyền tạm thời này, và tiếp tục có hiệu lực trong thời gian một năm.

Lựa chọn 2: Sở Di Trú và Nhập Tịch Hoa Kỳ USCIS – I-485 Điều chỉnh tình trạng (Adjustment of Status)

Nếu đương đơn, là người nước ngoài, và hiện đang ở tại Hoa Kỳ (với thị thực không di dân, vẫn chưa hết hạn và tuân thủ các điều khoản và điều kiện của tình trạng đó) đương đơn có thể nộp đơn để yêu cầu thông qua đơn xin di dân và trở thành thường trú nhân trong khi tại Mỹ. Quá trình này được gọi là “điều chỉnh tình trạng.” Những đơn xin điều chỉnh tình trạng I-485 đều có thể nộp tại Trung tâm Dịch vụ INS gần nhất và sẽ được thông qua dựa theo ngày ưu tiên (priority) của thị thực đó.

Giai đoạn này bao gồm việc nộp đơn I-485 để trở thành thường trú nhân hợp pháp, hoặc điều chỉnh tình trang hiện tại với Sở Di Trú và Nhập Tịch Hoa Kỳ (USCIS), và việc nộp đơn xin cấp giấy phép thông hành, cùng với giấy phép làm việc. Cho đến khi giấy phép làm việc và giấy thông hành được cấp (khoảng 90 ngày sau khi nộp đơn) đương đơn và gia đình thường sẽ bị hạn chế khi di chuyển ngoài nước Mỹ.

Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, hàng tháng sẽ thông báo một “Bản Tin Visa” (Visa Bulletin) liệt kê ngày-cắt (cut-off date) cho từng loại thị thực và quốc tịch khác nhau. Chỉ những hồ sơ có ngày ưu tiên (priority date) sớm hơn ngày cắt (cut- off date) mới được phép tham dự phỏng vấn xin thị thực định cư tại lãnh sự quán.

Xem ngày cắt (cut-off date) tại: http://travel.state.gov/content/visas/en/law-and-policy/bulletin.html

Sau khi đơn di dân I-140 của đương đơn được chấp thuận, và ngày ưu tiên của hồ sơ sớm hơn ngày cắt, đương đơn sẽ nhận được hóa đơn thông báo lệ phí thị thực trong vòng một tháng. 48 tiếng sau khi hoàn tất việc thanh toán lệ phí thị thực, đương đơn có thể bắt đầu nộp đơn xin cấp thị thực DS-260. Sau khi nộp mẫu đơn DS-260, đương đơn phải gửi tất cả các tài liệu sau đây đến Trung Tâm Thị Thực Quốc Gia.

Thư mời phỏng vấn/trang bìa: sẽ nhận được ngay sau khi hoàn tất lệ phí thị thực

Bản sao hộ chiếu

Bốn hình màu 2×2 inch (51cmx51cm)

Giấy khai sinh, chứng minh nhân dân, giấy đăng ký kết hôn/ ly hôn, hộ khẩu

Phiếu Lý lịch tư pháp số 2 (Sở Tư Pháp tỉnh, thành phố nơi thường)/ Giấy chứng nhận Cảnh sát nêu rõ đương đơn không có tiền án, nếu trên 16 tuổi.

Giấy chứng nhận do cảnh sát nước ngoài cấp: nếu trên 16 tuổi, phải nộp trích lục tư pháp ở tất cả các quốc gia ngoài Việt Nam nơi đã cư trú ít nhất một năm kể từ khi 16 tuổi.

Xem thêm thông tin tại: http://travel.state.gov/content/visas/en/immigrate/immigrant-process/documents/Supporting_documents.html và http://vietnamese.hochiminh.usconsulate.gov/iv/giay/to/yeu/cau.html

Giấy Khám Sức Khỏe

Đương đơn (và mỗi thành viên trong một cùng một hơ sơ) sẽ được yêu cầu sắp xếp một cuộc hẹn với bác sĩ y khoa/ cơ sở y tế trong nước được chỉ định. Đương đơn phải hoàn thành buổi kiểm tra y tế, và chích ngừa đầy đủ các loại vắc-xin được yêu cầu, trước ngày hẹn phỏng vấn xin thị thực. Sau khi hoàn tất việc kiểm tra sức khỏe, đương đơn có thể mang theo kết quả khám sức khỏe đã được dán kín (không mở) trong phong bì đến cuộc hẹn phỏng vấn xin thị thực, hoặc gởi trực tiếp tới Lãnh Sự Quán nơi được hẹn phỏng vấn.

Để biết thêm thông tin về các loại chích ngừa được yêu cầu, vui lòng tham khảo thông tin trên website của Bộ Ngoại Giao: http://travel.state.gov/content/visas/english/immigrate/vaccinations.html

Phỏng Vấn

Trước buổi phỏng vấn, đương đơn nên chắc chắn đã làm theo những hướng dẫn chuẩn bị phỏng vấn của Lãnh Sự Quán. Đến Lãnh Sự Quán Hoa Kỳ vào đúng ngày và thời gian trên lịch trình của cuộc hẹn phỏng vấn. Một viên chức lãnh sự sẽ phỏng vấn đương đơn (và các thành viên đi cùng), sau đó sẽ xác định có hay không đương đơn có thể được cấp một thị thực định cư. Đương đơn sẽ được yêu cầu thực hiện thủ tục lấy dấu vân tay qua các thiết bị điện tử như là một phần của buổi phỏng vấn. Vợ/chồng và con cái còn độc thân và có đủ điều kiện nhập cư của đương đơn, bắt buộc phải cùng tham gia cuộc phỏng vấn. Tất cả những thành viên được yêu cầu tham gia phỏng vấn sẽ được nêu tên trong giấy hẹn phỏng vấn mà đương đơn sẽ nhận được từ Trung Tâm Thị Thực Quốc Gia (NVC).

Nếu vợ/chồng và/hoặc con cái còn độc thân và đủ điều kiện nhập cư sẽ di chuyển riêng biệt và đến Mỹ vào một ngày khác. Họ sẽ không được yêu cầu tham gia chung một cuộc phỏng vấn với đương đơn. Họ sẽ được sắp xếp một cuộc phỏng vấn riêng biệt. Nếu cần thiết, đương đơn nên liên hệ trực tiếp với Lãnh Sự Quán Hoa Kỳ để sắp xếp một cuộc phỏng vấn riêng.

Đương đơn có trách nhiệm phải mang theo bản chính và bản sao dịch và công chứng của những giấy tờ dân sự cần thiết và tất cả giấy tờ được yêu cầu đến buổi phỏng vấn thị thực tại Lãnh Sự Quán Hoa Kỳ. Việc thiếu sót/không mang đầy đủ bản chính và bản sao của những giấy tờ nêu trên đến buổi phỏng vấn có thể gây ra sự chậm trễ hoặc từ chối cấp thị thực. Đặc biệt, đương đơn nên mang theo bản chính của Giấy Chứng Nhận Lao Động mà nhà tuyển dụng của đương đơn đã cung cấp từ trước.

Quy trình nộp đơn trong nước Mỹ

Giấy chứng nhận lao động -> Mẫu đơn di dân I-140 -> Mẫu đơn I-485 điều chỉnh tình trạng / xin đăng ký thường trú -> Làm việc tại Hoa Kỳ

1. Giấy chứng nhận lao động (PERM)

Đầu tiên, nhà tuyển dụng sẽ nộp hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận lao động (PERM) lên Bô Lao Động Hoa Kỳ. Mỗi hồ sơ sẽ có một “ngày ưu tiên” (priority date). Ngày ưu tiên là ngày mà hồ sơ này được nộp và được ghi nhận hợp lệ bởi Bộ Lao Động Hoa kỳ, Mọi tiến trình xin thị thực EB-3 sẽ được dựa trên ngày ưu tiên của hồ sơ.

Điều kiện dành cho nhà tuyển dụng:

– Nhà tuyển dụng có thể nộp đơn xin giấy chứng nhận lao động cho lao động nước ngoài nếu đã trải qua một quá trình tuyển dụng rộng rãi và không thành công trong thị trường lao động trong nước. Trong quá trình này, người bảo trợ lao động phải chứng nhận với Bộ Lao Động Hoa Kỳ rằng họ không thể tìm thấy một người lao động trong nước nào đủ điều kiện để làm việc trong vị trí cần tuyển.

– Công việc vẫn đang trong quá trình tuyển dụng, và thời điểm bắt đầu tuyển dụng phải trước thời điểm người lao động nước ngoài được thuê.

– Nhà tuyển dụng cần phải chứng minh được rằng công ty có đủ khả năng tài chính để sử dụng lao động nước ngoài. Nhà tuyển dụng có thể dùng các báo cáo thường niên, tờ khai hoàn thuế thu nhập liên bang, hoặc báo cáo tài chính đã kiểm toán để chứng minh khả năng chi trả lương từ thời điểm nộp đơn xin giấy chứng nhận lao động đến thời điểm người lao động nước ngoài chính thức được nhận thẻ xanh vĩnh viễn.

Kiểm tra tình trạng hồ sơ PERM https://icert.doleta.gov/index.cfm?event=ehLCJRExternal.dspLCRLanding

2. Mẫu đơn di dân I-140

Đơn di dân I-140 là giai đoạn thứ hai trong trong quá trình xin cấp thị thực định cư EB-3. Sau khi giấy chứng nhận lao động (PERM) đã được thông qua, nhà tuyển dụng sẽ nộp mẫu đơn I-140 được gọi là đơn xin di dân cho người lao động nước ngoài – thay cho người lao động. Người sử dụng lao động phải chứng minh được rằng tình trạng tài chính của công ty có khả năng để chi trả theo mức lương đã được đề xuất từ trước

Thời gian xử lý:

Thời gian để Sở Nhập Tịch và Di Trú Hoa Kỳ (USCIS) tiến hành xử lý và thông qua mỗi hồ sơ tùy thuộc hoàn toàn vào tình trạng tồn đọng hồ sơ tại chính Trung Tâm Dịch Vụ mà hồ sơ này đã được nộp. Thông thường, thời gian hoàn tất sẽ không mất quá 4 tháng cho giai đoạn này. Tuy nhiên thời gian giải quyết vẫn có thể thay đổi tùy vào từng trường hợp. Nếu muốn có kết quả nhanh chóng, đương đơn có thể chọn nộp đơn theo “quy trình cao cấp” (Premium process). Thời gian để hoàn tất hồ sơ với lựa chọn này vào khoảng 2 tuần

Kiểm tra tình trạng (sau khi nhận được mã số hồ sơ): https://egov.uscis.gov/casestatus/landing.do

3. Mẫu đơn I-485 Xin điều chỉnh tình trạng (Adjustment of status)

Điều chỉnh tình trạng là bước cuối cùng của quá trình xin thẻ xanh. Sau khi hoàn thành quá trình này, người nộp đơn chính thức trở thành thường trú nhân hợp pháp của Mỹ.

Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, hàng tháng sẽ thông báo một “Bản Tin Visa” (Vísa Bulletin) liệt kê ngày-cắt (cut-off date) cho từng loại thị thực và quốc tịch khác nhau. Chỉ những hồ sơ có ngày ưu tiên (priority date) sớm hơn ngày cắt (cut- off date) mới đủ điều kiện để nộp mẫu đơn I-485 xin điều chỉnh trạng thái cư trú hiện tại.

Xem ngày cắt (cut-off date): http://travel.state.gov/content/visas/en/law-and-policy/bulletin.html

Một khi đương đơn đã hội đủ điều kiện để nộp I-485, đương đơn, cùng một lúc cũng có thể nộp mẫu đơn I-765, xin giấy phép làm việc (Employment Authorization Document), và mẫu đơn I-131 xin giấy phép tái nhập cảnh Hoa Kỳ (Travel Document). Sau khi nộp đầy đủ 2 mẫu đơn trên, đương đơn sẽ được cấp thẻ phối hợp (I-765 và I-131) trong vòng 90 ngày kể từ ngày nộp đơn. Thẻ phối hợp này cho phép tái nhập cảnh và di chuyển bên ngoài nước Mỹ.

Thời gian xử lý:

Thời gian để Sở Nhập Tịch và Di Trú Hoa Kỳ (USCIS) tiến hành xử lý và thông qua mỗi hồ sơ tùy thuộc hoàn toàn vào tình trạng tồn đọng hồ sơ tại chính Trung Tâm Dịch Vụ mà hồ sơ này đã được nộp. Thông thường, mỗi hồ sơ sẽ được hoàn tất không quá 10 tháng.

Kiểm tra tình trạng hồ sơ: https://egov.uscis.gov/cris/processTimesDisplay.do

Những gì tài liệu yêu cầu phải nộp cho I-485 AOS?

– Bản sao hộ chiếu

– Bản sao visa Mỹ

– Bản sao mẫu đơn I-94

– Giấy khám sức khỏe I-693

– Bốn ảnh màu 2×2 inch (51cm x 51cm)

– Giấy khai sinh, giấy đăng ký kết hôn, hộ khẩu

– Bằng chứng về tình trạng pháp lý hợp pháp tại Mỹ

Giai đoạn 4: Thẻ Xanh

Dấu thẻ xanh sẽ được đóng vào hộ chiếu của đương đơn.

Nhận thẻ Xanh (Green Card).

Nguồn: usaasiaeb3.com

Tags:
Đại học Mỹ bắt đầu dạy sinh viên: Chớ sợ thất bại

Đại học Mỹ bắt đầu dạy sinh viên: Chớ sợ thất bại

Năm ngoái, trong buổi khai giảng khóa mùa Thu tại trường đại học nữ Smith College, và sau đó vào thời gian thi cuối khóa, các sinh viên nhìn thấy khuôn mặt của những người công khai thú nhận là họ từng gặp thất bại, được chiếu lên màn hình lớn.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất