Gặp gỡ Những Kĩ sư Công nghệ nước ngoài bị Tổng thống Trump quên lãng

Họ là những người thiết lập ứng dụng, viết phần mềm, và họ cũng là những người sở hữu visa H-1B (dành cho lao động nước ngoài) – đang gặp nguy cơ lớn do các chính sách về di cư của Tổng thống Trump.

05:30 21/04/2017

Bình minh ở Vịnh California, dòng người lao động xa nhà bắt đầu hành trình của mình. Trong số họ có rất nhiều người làm ra điện thoại thông minh chúng ta dùng, trò chơi chúng ta thích, và những ứng dụng chúng ta thường tải.

Nhưng rất nhiều người trong số đó có lẽ cũng tới đây để làm nên một điều khác - một cuộc sống mới ở Mỹ.

Họ chỉ là một phần nhỏ trong số 85 nghìn người tới làm việc ở các công ty của Mỹ từ những nơi rất xa như Ấn Độ hay Trung Quốc nhờ visa H-1B, chuyên dành cho đội ngũ lao động lành nghề đến từ các nước khác. Rất nhiều những công việc, ví dụ như Kaushik Gopal, ở các công ty công nghệ rất khó để có thể tìm được đủ số lượng những cư dân Mỹ có trình độ khoa học và tính toán cao cấp để bổ sung vào đội ngũ của họ.

Thông thường, họ luôn hi vọng có thể gọi Mỹ là nhà.

“Điều tôi luôn yêu ở nước Mỹ, đó là chẳng ai quan tâm bạn từ đâu tới,” ông Gopal cho biết. “Qúa khứ, màu da hay tôn giáo của bạn đều không quan trọng. Chỉ cần bạn làm tốt, thì luôn có chỗ cho bạn.”

Kế hoạch của Tổng thống Trump về việc thay đổi luật lệ mà Chính phủ sử dụng cho hộ chiếu và vấn đề di cư đã đẩy rất nhiều sinh mạng của những người lao động nước ngoài vào vòng hiểm nguy.

“Tôi vẫn luôn cảnh giác vì lúc nào tôi cũng có thể bất ngờ nhận được tin mình đã không còn được chào đón ở đây nữa,” Gopal, 32 tuổi, lần đầu tới Mỹ từ năm 2012 cho biết.

Cũng giống như rất nhiều công nhân của Thung lũng Silicon đến đây nhờ chương trình visa H-1B, chủ yếu giành cho các công nhân trình độ cao, Gopal sinh ra ở Ấn Độ, đã học đại học ở Mỹ và xin được việc ở một công ty về công nghệ. Anh cho biết Khu vực Vịnh thu hút những kỹ sư thông thái nhất trên toàn thế giới vì nơi đây nổi tiếng với tên gọi “nam châm hút nhân tài kỹ thuật”.

Hiện anh đang làm việc tại Instacart, công ty start-up về vận chuyển, phát triển ứng dụng hỗ trợ khách hàng ở một số thành phố có thể sử dụng để đặt hàng rau quả. Phần mềm “Fragmented” của anh và một nhà sản xuất ứng dụng khác tên Donn Felker, đã nâng cấp hồ sơ nghề của anh và giành cho anh một vị trí diễn giả trong các hội thảo ở tận Thụy Điển.

Trong thời gian lớn lên ở Ấn Độ, Gopal rất hâm mộ các chương trình và phim hoạt hình của Mỹ. Sau khi tốt nghiệp ở Trường Đại học Carnegie Mellon, anh đã rất hào hứng để đưa bố mẹ mình tới Disneyland.

Nền công nghiệp công nghệ cao đang dần phụ thuộc nhiều vào những kỹ sư như Gopal: Cứ 8 kỹ sư thì có 1 người là có hộ chiếu H-1B, theo ước tính của Goldman Sachs.

Những người sở hữu visa H-1B chiếm khoảng 15% tổng lực lượng lao động Mỹ tại Facebook và Qualcomm, theo các tài liệu mới nhất mà các công ty này nộp lên Bộ Lao động. Các công ty start-up tại Thung lũng Silicon, nơi thường dẫn đầu các cải tiến công nghệ, tuyển dụng rất nhiều kỹ sư sở hữu hộ chiếu học tập và làm việc, tương tự như những ông trùm công nghệ như Google và Apple.

Phần lớn các công nhân H-1B đến từ Ấn Độ và Trung Quốc

Điều này đã tạo ra hệ thống dân số đa dạng chủng tộc ở khắp Vịnh California. Ngôi đền thờ đạo Sikh Gurdwara Sahib ở San Jose là một trong những đền thờ lớn nhất ở Bắc Mỹ. 49 dặm bao gồm rất nhiều thành phố và thị trấn từ San Jose đến San Francisco tràn ngập người Châu Á, ví dụ như nhà hàng Rajwadi Thali nổi tiếng ở Sunnyvale.

Một số công nhân, như Sujay Jaladi, đã sống ở Mỹ lâu đến mức không thể nào hình dung ra họ sẽ phải đến sống ở nơi khác. Jaladi, 35 tuổi, đã sống ở đây 15 năm, ban đầu là nhờ visa học tập, sau đó chuyển sang visa H-1B. Anh đã đăng ký thẻ xanh vào năm 2012 và vẫn đang chờ đơn của mình được chấp thuận. Vợ anh, Priva, cũng sở hữu visa H-1B và đang làm việc ở một công ty về kỹ thuật.

“Gia đình tôi sống ở Ấn Độ và tôi rất yêu đất nước đó” Jaladi nói, “Nhưng tôi đã dành cả cuộc đời trưởng thành ở Mỹ và nơi đây mới thực sự cho tôi cảm giác của một gia đình.”

Jaladi dành 1 tiếng mỗi ngày để đi làm với vai trò là trưởng bộ phận bảo mật thông tin ở Gusto, một công ty cung cấp dịch vụ nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp nhỏ. Anh rất thích ăn cơm nhà và những buổi đi mua sắm cuối tuần ở Costco. Cả anh và vợ đều rất thích nấu ăn.

Nhưng vấn đề visa vẫn luôn khiến anh trăn trở, cùng với khả năng anh sẽ phải quay về Ấn Độ.

“Khả năng chúng tôi được ở lại Mỹ, với điều kiện tốt, đều phụ thuộc vào quá trình làm hộ chiếu”, anh nói. “Nỗ lực làm việc chỉ là một yếu tố. Nếu Thị trường tài chính bị đánh động và công việc của bạn bị cắt giảm, những người sở hữu hộ chiếu H-1B sẽ chỉ có rất ít thời gian để tìm một công việc mới và cố gắng ổn định trước khi phải rời khỏi đất nước này. Nếu thị trường giảm sút và số lượng công việc cũng ít đi, sẽ có nhiều người lao động phải đi tìm nghề mới hơn.”

Jaladi không phải là người duy nhất cảm thấy mình đang rơi vào tình trạng khó khăn này ở Gusto. Shub Jain, một kỹ sư phần mềm 26 tuổi khác, tốt nghệp ở Trường Đại học California, San Diego, năm 2014, từng làm việc cho Microsoft và mùa thu vừa rồi mới chuyển tới San Francisco để làm việc cho một công ty chuyên về nhân sự. Anh đã sống dựa vào visa mở rộng cho du học sinh và đã không thể lấy được hộ chiếu H-1B tới ba lần. Cho tới năm ngoái, anh mới đủ điều kiện để đăng ký. “Nếu lần này vẫn không được,” anh nói, “Tôi sẽ rời khỏi Mỹ.”

Cuộc đời của Jain cũng giống như cuộc đời của biết bao kỹ sư trẻ khác. Anh yêu xe hơi và thích được lái xe vòng quanh California, hay khám phá những nhà hàng mới cùng bạn bè. Nhưng cảm giác anh được chào đón ở Mỹ đã không còn như trước khi các chính trị gia dần thay đổi cách nhìn của họ đối với việc di cư.

“Bây giờ tôi và bạn bè đã không còn trò chuyện như trước,” anh cho biết. “Tôi từng đọc bản tin mỗi sáng, nhưng bây giờ thì không còn nữa vì tôi không muốn vì chúng mà ảnh hưởng đến công việc. Tôi để đến đêm mới đọc. Bạn chẳng thể nào biết được mình sẽ đọc được những gì.”

Cũng giống như rất nhiều các nhân viên khác, Jain đã đánh cược vào một công ty start-up nhỏ hơn. Nhưng quyết định của anh đến cùng nhiều rủi ro hơn. Ở Microsoft, anh vẫn có thể xử lý vấn đề visa bằng cách thuyên chuyển đến rất nhiều chi nhánh khác của công ty trên toàn cầu. Nhưng ở Gusto, mọi thứ không suôn sẻ như vậy.

Jain nói về những lo lắng của mình cùng các đồng nghiệp như Nicholas Gervasi, 32 tuổi, người Canada cũng làm việc tại Gusto với visa H-1B. Nhờ sự cung cấp từ Hiệp định Thương mại tự do Bắc Mỹ, Gervasi đã có một khoảng thời gian sống và làm việc ở Mỹ thoải mái hơn đồng nghiệp của anh đến từ Ấn Độ, và anh cũng sắp được chấp thuận để sở hữu một chiếc thẻ xanh.

Em gái của Jain, từng học tại Trường Đại học Illinois, dã làm việc trong ngành thương mại tại Chicago và rời khỏi công ty sau khi cô không giành được visa H1-B. Kể từ đó, cô đã thành lập công ty riêng, cô thường trò chuyện với Jain mỗi ngày trong lúc anh chuẩn bị tâm lý cho việc phải rời khỏi Mỹ của mình.

Vì tình cảnh hoang mang đó, bạn thân đại học của Jain gần đây đã tới thăm anh một tháng để cùng anh chơi game, lái xe đi dạo và dành thời gian ở bên nhau nhiều nhất có thể.

Một số nhà phê bình nói về hộ chiếu H-1B cho biết số lượng kỹ sư gốc Mỹ có bằng về công nghệ nhiều hơn số lượng cần thiết cho các nghề thuộc nhóm ngành công nghệ tại Mỹ. Một số khác lại nói các công ty ở Thung lũng Silicon không phủ sóng đủ rộng để tìm kiếm những ứng cử viên gốc Mỹ. Nhưng các chuyên gia công nghệ luôn khẳng định rằng không có đủ người Mỹ với trình độ nâng cao để có thể đạt được thành công ở công ty của họ.

Gervasi nói các công ty “nên nỗ lực hết sức để tuyển chọn những người tốt nhất.” Joshua Reeves, nhà sáng lập Gusto, cũng đồng tình, và nhấn mạnh rằng 8% nguồn nhân lực của anh đều thuộc diện sở hữu visa hoặc có thẻ xanh. Chính sách tuyển dụng của Gusto chưa bao giờ lấy nền tảng là quyền công dân của các ứng viên, Reeves cũng nói rằng công ty của mình “cam kết chắc chắn sẽ gắn bó với tư duy đó.”

Cam kết trên có thể được kiểm chứng trong những năm tới đây, trong điều kiện Nhà Trắng không ngừng tìm kiếm cách để kìm hãm sự di cư và nỗ lực thi hành các chính sách ưu tiên cho dân Mỹ.

“Sống trong điều kiện như thế này, không hẳn là sợ hãi, mà là một nỗi lo cho những gì sắp xảy ra”, Jain nói. “Cái cảm giác không được chào đón ở đây. Trước đây tôi thực sự chưa bao giờ cảm nhận thấy.”

nytimes.com
Tổng thống Mỹ ký sắc lệnh yêu cầu xem xét lại quá trình cấp thị thực H1-B

Tổng thống Mỹ ký sắc lệnh yêu cầu xem xét lại quá trình cấp thị thực H1-B

Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ ra lệnh xem xét lại chương trình cấp thị thực cho người nhập cư có trình độ cao vào ngày hôm nay (18/4) như một phần của nỗ lực hạn chế các công ty, bao gồm cả những công ty công nghệ, thuê người nước ngoài thay vì người Mỹ.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất