Hai hướng chính sách của Mỹ với Việt Nam sau bầu cử tổng thống

Mỹ có thể thúc đẩy hai hướng hợp tác khác nhau với Việt Nam, tuỳ thuộc vào việc Trump hay Biden trở thành tân tổng thống, theo các chuyên gia.

19:49 10/10/2020

Khi ngày bầu cử tổng thống Mỹ đang đến gần, một số chuyên gia đưa ra dự báo về hai hướng chính sách của Mỹ với trong thảo luận trực tuyến "Cái bóng của Bắc Kinh và những lựa chọn cho Việt Nam" ngày 10/10. Các chuyên gia trả lời câu hỏi của VnExpress về khuyến nghị cho Hà Nội trong cạnh tranh Mỹ - Trung với hai kịch bản dựa vào vào kết quả bầu cử tổng thống Mỹ năm nay.

Nếu ứng viên đảng Dân chủ Joe Biden trúng cử, Murray Hiebert, chuyên gia cao cấp về Đông Nam Á, Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS), Mỹ, cho biết Việt Nam vẫn nằm trong danh sách quan tâm của Biden nhưng không được coi là ưu tiên cao. Chính sách này cũng đúng với cả khu vực Đông Nam Á vì Biden phải xử lý một loạt vấn đề đối nội.

Theo đó, Mỹ cần nỗ lực kiểm soát Covid-19, đại dịch khiến nước này ghi nhận hơn 7,8 người nhiễm và hơn 218.000 ca tử vong. Washington cũng phải thúc đẩy kinh tế phát triển do ảnh hưởng của Covid-19, xử lý vấn đề sắc tộc sau hàng loạt cuộc biểu tình bảo vệ quyền của người da màu dẫn tới bạo lực và các bất đồng trong hệ thống toà án, đặc biệt sau khi Tổng thống Trump bổ nhiệm thẩm phán Amy Coney Barrett, thay thế bà Ruth Bader Ginsburg, người qua đời vì ung thư hồi tháng 9 tại Tòa án Tối cao, bất chấp tranh cãi về thời điểm.

Hiebert đánh giá nước Mỹ đang có sự chia rẽ lớn, đang có cuộc khủng hoảng quy mô lớn, nên Biden sẽ có nhiều việc phải làm nếu trúng cử.

Nhìn nhận cách tiếp cận của Mỹ với khu vực châu Á, trong đó có Việt Nam, cựu đại sứ Việt Nam tại Mỹ Phạm Quang Vinh cho rằng nếu Biden trở thành tân tổng thống, ông sẽ đưa Washington quay trở lại chính sách truyền thống, gồm ủng hộ các cơ chế đa phương.

"Kết nối với đồng minh và đối tác sẽ là một trong những vấn đề chủ chốt", ông Vinh dự đoán.

Từ khi trở thành Tổng thống Mỹ từ 2017, Trump liên tiếp thực hiện chính sách " trên hết", rút khỏi các thoả thuận đa phương và yêu cầu các đồng minh như Nhật Bản, Hàn Quốc chia sẻ gánh nặng tài chính trong hợp tác và các nhiệm vụ chung. Hồi đầu 2017, Trump ký lệnh rút khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), thoả thuận mà chính quyền Obama dày công đàm phán với các đối tác trong suốt 5 năm. Các thành viên TPP sau đó được đổi tên thành Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) khi không có Mỹ.

Cựu đại sứ Vinh nhận định Việt Nam nói riêng và khu vực nói chung đang có nhiều nền tảng để Mỹ hợp tác tích cực sau bầu cử.

Tiến sĩ Lê Hồng Hiệp, Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (ISEAS), Singapore, cho rằng quan hệ Việt - Mỹ sẽ tiếp tục phát triển mạnh nếu Biden thắng cử năm nay, vì hợp tác này đã được củng cố dưới thời chính quyền Obama, khi Biden làm phó tổng thống. Hai nước có chung các lợi ích chiến lược liên quan đến Biển Đông.

Tổng thống Mỹ Trump, trái, gặp Tổng bí thư, Chủ tịch nước  Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội vào tháng 2/2019. Ảnh: AFP.
Tổng thống Mỹ Trump, trái, gặp Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội vào tháng 2/2019. Ảnh: AFP.

Nếu Trump tái đắc cử, tiến sĩ Hiệp cảnh báo ông có thể đưa ra các biện pháp "cứng rắn" hơn với Việt Nam về thương mại, tài chính.

Hôm 9/10, Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Daniel Kritenbrink trong Hội nghị thượng đỉnh kinh doanh song phương cho hay hai bên đang nỗ lực làm giảm thâm hụt thương mại giữa hai nước, khi Mỹ nhập siêu từ Việt Nam. Ông cũng bày tỏ mong muốn Việt Nam tiếp tục cải thiện vấn đề tiền tệ nhằm khắc phục những quan ngại từ phía Mỹ. Washington hy vọng kết thúc điều tra thao túng tiền tệ của Việt Nam trong thời gian sớm nhất.

Ông Hiệp cho rằng Trump cũng sẽ ưu tiên xử lý các vấn đề đối nội của Mỹ, tương tự như Biden.

Tiến sĩ Hiệp dự đoán Mỹ sẽ tiếp tục thách thức Trung Quốc dù Trump hay Biden đắc cử. Trong bối cảnh đó, Mỹ sẽ thúc đẩy hợp tác với Việt Nam để cùng đạt được các lợi ích chiến lược. Ông không cho rằng Washington có nguy cơ dùng vấn đề Biển Đông làm công cụ đánh đổi trong hợp tác với Trung Quốc.

Có chung nhận định, cựu đại sứ Vinh cho rằng cạnh tranh Mỹ - Trung vẫn sẽ tiếp tục. Căng thẳng giữa hai bên trong 2020 gia tăng do ảnh hưởng của Covid-19 và các vấn đề nội bộ của Mỹ. Có thể cạnh tranh sau bầu cử sẽ giảm.

Theo Hiebert, cả và đều nhất trí rằng "Trung Quốc đang làm quá". Người dân Mỹ ngày càng không chấp nhận việc Trung Quốc đánh cắp các sáng kiến công nghệ và lợi dụng Mỹ trong các vấn đề khác.

Biden có thể tiết chế khi chỉ trích Trung Quốc và chịu nhân nhượng đôi chút về thuế nhưng ông sẽ tăng áp lực trong hợp tác kinh tế với Bắc Kinh. Biden cũng có thể muốn hợp tác với Trung Quốc về các vấn đề hạt nhân Iran, biến đổi khí hậu. Hiebert hy vọng Biden sẽ không dùng vấn đề Biển Đông để "đánh đổi" trong đàm phán với Trung Quốc.

Cuộc chạy đua vào giữa Trump và Biden gần đây trở nên "náo loạn" sau khi Trump nhiễm nCoV. Ủy ban Tranh luận Tổng thống ngày 10/10 thông báo hủy cuộc tranh luận lần hai đã được lên kế hoạch vào 15/10, sau khi Trump từ chối tranh luận trực tuyến. Các cuộc thăm dò cho thấy Biden đang dẫn trước hoặc hòa với Trump ở các bang chiến trường quan trọng. Việc hủy tranh luận có thể là tổn thất cho Trump vì ông thiếu cơ hội để lật ngược thế cờ khi ngày bầu cử đã cận kề.

Tags:
Thị trấn ma giá 1,25 triệu USD

Thị trấn ma giá 1,25 triệu USD

1,25 triệu USD có thể giúp bạn mua một ngôi nhà tầm trung ở khu dân cư cao cấp, hoặc nguyên một “thị trấn ma” ở Arizona.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất