Hàng 'Made in Vietnam' vẫn bùng nổ tại Mỹ bất chấp chủ nghĩa bảo hộ

Từ điện thoại di động đến đồ gỗ, sự bùng nổ xuất khẩu của Việt Nam không có dấu hiệu chậm lại, bất chấp những thách thức về triển vọng xuất khẩu ảm đạm vào đầu năm khi Tổng thống Mỹ Donald Trump đưa ra những lời đe doạ đối với các quốc gia có thặng dư thương mại với Mỹ.

05:05 28/12/2017

Hàng 'Made in Vietnam' vẫn bùng nổ tại Mỹ bất chấp chủ nghĩa bảo hộ

Sự đa dạng hóa các sản phẩm và thị trường cung cấp đầu ra cho xuất khẩu của Việt Nam. Ảnh: Bloomberg.

Tổng giám đốc công ty sản xuất đồ gỗ Xuân Hòa, ông Lê Duy Anh cho biết, Công ty đang lên kế hoạch tăng 20% đơn đặt hàng xuất khẩu trong năm tới bằng cách đầu tư thêm 3 triệu USD vào mua sắm thiết bị để mở rộng sản xuất. Công ty có trụ sở gần Hà Nội, chuyên sản xuất đồ nội thất cho các khách hàng bao gồm cả Ikea.

"Tôi khá lạc quan về doanh thu của chúng tôi trong năm tới", ông Duy Anh nói. "Chúng tôi có thêm khách hàng mới ở châu Âu trong khi các khách hàng quen thuộc của chúng tôi cũng gửi nhiều đơn đặt hàng hơn năm ngoái".

Việc tổng thống Trump rút Mỹ ra khỏi Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương vào tháng 1/2017 được xem như một đòn giáng vào kinh tế Việt Nam, bởi Việt Nam hiện đang xuất khẩu khoảng 1/5 lượng hàng hóa của mình sang nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Tuy nhiên, sự phục hồi thương mại toàn cầu và lực lượng lao động trẻ với chi phí thấp đã giúp Việt Nam trở thành thỏi nam châm hút các nhà đầu tư quốc tế.

Tập đoàn Nestlé SA đã mở nhà máy sản xuất tại Việt Nam trong năm nay.

Theo đó, các dòng vốn đầu tư giúp củng cố nền kinh tế. Các chuyên gia kinh tế dự đoán Việt Nam sẽ tăng trưởng 6,75% trong năm nay - một trong những nước có tăng trưởng nhanh nhất trên thế giới - trước khi có dữ liệu chính thức vào ngày thứ Tư (27/12).

"Chúng tôi đã chứng kiến sự phát triển của Việt Nam trong thập kỷ này với sự chuyển đổi nhanh chóng thành một công xưởng sản xuất", bà Eugenia Fabon Victorino, chuyên gia kinh tế khu vực Tiểu vùng sông Mekong và ASEAN của Ngân hàng ANZ nói.

"Sự đa dạng hóa các sản phẩm và thị trường cung cấp đầu ra cho xuất khẩu. Chúng tôi rất lạc quan về tăng trưởng của Việt Nam, mặc dù chúng tôi nhận định rằng vẫn tồn tại một số vấn đề về cơ cấu và các khoản nợ xấu".

Hàng 'Made in Vietnam' vẫn bùng nổ tại Mỹ bất chấp đe doạ thương mại từ

Sức mạnh của nền kinh tế Mỹ chính là bệ phóng cho Việt Nam, khi đây là thị trường nhập khẩu hàng hóa hàng đầu của Việt Nam trong năm ngoái.

Ông Nguyễn Sỹ Hòe, Phó Tổng giám đốc Công ty Phú Tài, chuyên sản xuất đồ nội thất cho các cửa hàng Wal-Mart tại Mỹ, dự báo Công ty sẽ tăng trưởng 30% trong năm tới. 40% doanh thu của công ty này đến từ việc xuất khẩu sang thị trường Mỹ.

Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đã tăng lên mức kỷ lục 177 tỷ USD vào năm ngoái, với 22% doanh thu đến từ thị trường Mỹ. Điện thoại di động và các bộ phận linh kiện khác chiếm khoảng 1/5 tổng kim ngạch.

Theo Ngân hàng Thế giới, các đơn hàng xuất khẩu ra nước ngoài chiếm 90% tăng trưởng GDP vào năm 2015, so với mức 64% của một thập kỷ trước.

Xuân Hòa đang mua thêm máy móc để mở rộng sản xuất. Công ty cũng tăng 20% lực lượng lao động với việc thuê thêm 100 lao động.

"Chúng tôi đã tăng cường sản xuất và hiện đang chuẩn bị cho lô hàng xuất khẩu đầu tiên của quý tới. Chúng tôi rất sẵn sàng", ông khẳng định.

Chính phủ Việt Nam tiếp tục đặt mục tiêu tăng trưởng 6,7% vào năm 2018.

PGS. TS. Vũ Minh Khương, Đại học quốc gia Singapore, đồng thời là thành viên của nhóm cố vấn kinh tế của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, cho biết: "Có một số rủi ro tiềm ẩn trong năm tới mà chúng ta cần phải lưu ý".

"Các yếu tố làm giảm tăng trưởng có thể đến từ chính sách thương mại của Mỹ và một số thị trường quốc tế khác. Tuy nhiên hiện tại, nền kinh tế có tiềm năng tăng trưởng với các chỉ số vĩ mô lạc quan", ông nói thêm.

Tags:
Hậu quả thảm khốc nếu chiến tranh bùng nổ trên bán đảo Triều Tiên

Hậu quả thảm khốc nếu chiến tranh bùng nổ trên bán đảo Triều Tiên

Hậu quả thảm khốc nếu chiến tranh bùng nổ trên bán đảo Triều Tiên

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất