Hàng nghìn người Myanmar chạy loạn vượt biên sang Trung Quốc

Báo chí Trung Quốc đưa tin, đã có hơn 3.000 dân thường Myanmar chạy trốn các cuộc xung đột ở vùng biên giới phía bắc nước này và lánh nạn sang Trung Quốc.

09:44 09/03/2017

Giao tranh giữa quân đội chính phủ Myanmar và phe nổi dậy thiểu số dọc biên giới với Trung Quốc khiến hàng nghìn người phải bỏ nhà cửa chạy loạn.

Trang China Daily dẫn lời phát ngôn viên Đại sứ quán Trung Quốc tại Myanmar cho biết, trước tình hình xung đột leo thang, đã có hơn 3.000 dân thường Myanmar chạy sang các thị trấn vùng biên của tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) để lánh nạn.

Ông Pan Xuesong, phát ngôn viên Đại sứ quán Trung Quốc tại Myanmar, thông báo những trường hợp thường bị thương là người Myanmar đều đã được đưa đến các bệnh viện địa phương. “Phía cơ quan chính quyền Trung Quốc đã phản ứng nhanh chóng và giải quyết ổn thỏa tình hình” - ông Pan cho biết.

Người dân Myanmar chạy loạn sang Trung Quốc. Ảnh: Internet

Trong vài tuần vừa qua, các vụ đụng độ giữa các lực lượng an ninh của Myanmar và các nhóm ly khai người thiểu số đã liên tục nổ ra. Trước đó, nhiều đồn biên phòng phía bắc Myanmar bị tấn công. 

Tình trạng "đạn lạc" sang lãnh thổ Trung Quốc tiếp tục tái diễn. Theo Thời báo Hoàn cầu, một tòa nhà chính phủ tại thị trấn Wanding, sát biên giới hai nước, đã bị hư hại nhẹ. Bộ Ngoại giao Trung Quốc thông báo ít nhất một công dân Trung Quốc bị thương.

Theo Reuters, các căng thẳng bắt đầu leo thang kể từ sau chiến dịch truy quét của quân chính phủ Myanmar tại bang Rakhine, giải vây và đáp trả một vụ phục kích quy mô lớn của phiến quân. Các xung đột khiến nhiều người lo ngại về tương lai của tiến trình hòa giải dân tộc tại Myanmar mà nữ lãnh đạo Aung San Suu-kyi đang theo đuổi.

Trong số bốn nhóm phiến quân dân tộc thiểu số tham gia các vụ giao tranh, có đến ba nhóm không tham gia ký kết hiệp định ngừng bắn hồi tháng 10-2015 giữa chính phủ Myanmar và các nhóm phiến quân, theo Tân Hoa Xã.

Các vụ tấn công gần đây của những nhóm phiến quân ly khai chủ yếu nhắm vào các cơ sở hạ tầng kinh tế như cầu đường và những cửa hàng quốc doanh nằm trong khu vực thương mại gần biên giới.

Trả lời trang China Daily, chuyên gia thuộc Viện Nghiên cứu châu Á-Thái Bình Dương (Trung Quốc), ông Xu Liping, cho rằng các nhóm phiến quân đang muốn “tuyên bố sự tồn tại của mình" và muốn kéo Trung Quốc vào cuộc xung đột.

Trung Quốc - trung gian có thể hòa giải căng thẳng Malaysia - Triều Tiên

Trung Quốc - trung gian có thể hòa giải căng thẳng Malaysia - Triều Tiên

Trung Quốc được cho là có ảnh hưởng với Triều Tiên vì Bình Nhưỡng phụ thuộc nhiều về kinh tế vào Bắc Kinh.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất