Hậu Xuất Cảnh: Hơn 4 Năm Nhìn Lại

Tìm đường đến “miền đất hứa” đó là mơ ước của nhiều người, hay nói cách khác ai cũng tìm cơ hội để biến giác mơ Mỹ thành thật. Mỗi người đến Mỹ theo từng diện khác nhau nhưng nhìn chung tất cả phải có một “tấm vé” hợp pháp để vào được miền đất hứa, kế tiếp là quá trình hoà nhập cuộc sống mới, và sau đó là nhập quốc tịch để trở thành công dân của xứ cờ hoa, và đây là bước cuối để hiện thực hóa giấc mơ Mỹ.

09:00 20/04/2018

Mỗi người đi theo từng diện khác nhau cũng như hoàn cảnh khác nhau nên quá trình biến giấc mơ Mỹ thành thật cũng nhanh, chậm, suôn sẻ hay không cũng đều khác nhau. Và vì vậy mỗi người cũng sẽ có những trải nghiệm, những cái nhìn khác nhau về nước Mỹ.

Với tôi, tôi cũng có những trải nghiệm của riêng mình suốt hơn 4 năm sống ở xứ người (à không, có lẽ tôi nên nói nước Mỹ là “xứ mình” vì tôi giờ đã là công dân Mỹ rồi). Năm đầu tiên là thời gian để tôi “điều chỉnh” bản thân để hòa nhập.

Khi tôi có visa, hôn phu tôi (chồng tôi bây giờ) nói anh sẽ qua VN để đưa tôi về Mỹ. Tôi thì muốn đi một mình vì muốn tiết kiệm chi phí cho anh nhưng anh không chịu. Ừ thì anh muốn qua để đưa tôi về thì tôi chìu vậy. Tôi đến Mỹ vào một ngày mùa đông năm 2013. Trải nghiệm đầu tiên của tôi là cái lạnh thấu  xương mà tôi chưa bao giờ được cảm nhận trước đó. Đón chúng tôi ở sân bay là Jen và Brian, bạn thân của chồng tôi. Họ đưa chúng tôi đi ăn tối ở quán chicken wings có tên Serum.

Khi đến đó, Mark và Ashley Swenson, cũng là bạn thân của chồng tôi đã đợi sẵn, 6 người chúng tôi làm một bàn. Sau khi ăn uống vui vẻ xong, chúng tôi về nhà Swenson tụ tập đến tận 1h sáng. Jen và Ashley tặng tôi một ít đồ lạnh nào là vớ, găng tay, mũ trùm đầu,…. Vì chưa quen với mùa đông bên này nên tôi cứ mặc luôn cả áo jacket trong nhà. Hai anh bạn mới Mark và Brian sợ tôi lạnh nên người thì lấy vớ, người thì lấy mũ nói tôi đội vào cho ấm. Đêm đầu tiên của tôi ở Mỹ vô cùng ấm áp mặc dù nhiệt độ bên ngoài lúc đó là -18oC.

Năm đầu tiên là năm tôi thất nghiệp và tôi cũng không làm được gì cả ngoài việc ở nhà học nấu ăn và làm vườn. Khi qua được 2 tuần, tôi đi xin số an sinh xã hội, nhưng họ không cấp được vì thông tin của hải quan không khớp với visa của tôi. Tôi qua với visa K1, nhưng anh nhân viên hải quan lại nhập vào máy là B1. Báo hại tôi phải đợi 7 tháng, khi nhận được thẻ xanh mới xin được SSN.

Để lấp đầy khoảng trống của năm đầu lạ nước lạ cái, tôi tự tạo việc cho bản thân bằng cách chỉng trang lại nhà cửa theo ý mình. Học làm những thứ mà ở VN tôi rất ít khi làm hoặc có làm mà không giỏi như nấu ăn, trồng hoa, làm vườn. Học lý thuyết lái xe để có SSN là đi thi liền  Rảnh rỗi tôi lại  đi vòng vòng khám phá nơi mình sống để biết xung quanh có gì. Từ nhà, tôi chỉ cần cuốc  bộ 10 phút là đến siêu thị, bưu điện, salon làm tóc và móng, gần với sở cảnh sát, sở phòng cháy , nhà thờ, trường học luôn. Mọi thứ đầu gần như vậy nên không cần lạ́i xe tôi vẫn có thể mua được những thứ cần thiết. Năm đầu đó cũng là năm mà tôi kết giao bạn bè, tạo mối quan hệ với gia đình chồng, hoặc vào những ngày cuối tuần, chồng lại đưa tôi  đi “lang thang” để khám phá tiểu bang tôi đang sống.

Năm đầu tiên của tôi ở Mỹ không quá căng thẳng hay hụt hẫng vì tôi vốn hòa nhập rất nhanh. nhưng như vậy không có nghĩa là không có những cảm giác “chông chênh”. Cái “chông chênh” đầu tiên đó là việc ăn uống. Vài tháng đầu mới qua, việc ăn uống là việc làm tôi mệt mỏi nhất. Sáng mở mắt ra không biết phải ăn gì, rồi  phải nấu món gì cho cả ngày mà cả 2 vợ chồng đều ăn được. Những tuần đầu, chồng thường làm bữa ăn sáng kiểu Mỹ cho tôi nhưng nói thật ăn được vài hôm tôi “ngấy” đến tận cổ vì khô khan, khó nuốt. Không như ở VN, sáng ra tới ngõ thôi thì quán ăn nhan nhãn bên đường, món gì cũng ( điều này tôi không phải nói ai cũng biết ).

Chồng biết tôi thèm món Việt nên anh  lên mạng tìm và có quán nào anh cũng đều đưa tôi đến ăn thử. Khoảng 10 quán Việt ở bang tôi sống tôi đã từng ghé ăn nhưng nói thật không quán nào nấu đúng vị, chỉ là tàm tạm, ví dụ như món bánh xèo chảo tôi đã từng gọi trong quán, nói thật khi họ đem ra t̀ôi tưởng tôi gọi nhầm,…Cho đến bây giờ, hơn 4 năm sống ở đây, tô phở mà tôi ăn  ở quán ngon nhất là lúc tôi đi du lịch ở CO, quán có cái tên “Phở 82”.

Cái khó nó ló cái khôn, muốn ăn ngon phải lăn vào bếp. Tôi quyết học nấu những món mà ngày xưa ở VN tôi chưa bao giờ nấu như phở, bún bò huế, lẩu nấm,… món đầu tiên tôi muốn “thử nghiệm” đó là phở vì chồng tôi vốn rất thích món này. Tính tôi nếu đã quyết tâm làm gì thì tôi luôn làm với cả cái tâm. Lần đầu nấu phở, chông tôi khen ngon, và bản thân tôi thấy phở tôi nấu cũng có “vị” hơn những quán mà tôi đã có dịp ăn ở Mỹ. Lần đầu tương đối thành công thế là tôi quyết thử những món khác. Từ một người vụng về trong việc nấu nướng tôi bỗng “lên tay” rất nhiều trong năm đầu tiên sống ở xứ cờ hoa.

Một “bước tiến” nữa của bản thân tôi đó là việc làm vườn. Thời gian đầu, tôi thèm các loại rau Việt kinh khủnng, mà các loại rau Việt bên này rất mắc, lại không ngon. Sẵn nhà có khoảng sân rộng, tôi chọn vị trí rồi nhờ chồng dọn cỏ dọn dẹp để tôi trồng hoa và trồng rau. Năm đầu thử nghiệm nên tôi không trồng nhiều, nhưng tôi mát tay nên cái gì tôi trồng cũng tươi tốt: từ dưa leo, đậu que, ớt chuông, hành, ngò,….  tôi trồng tất cả từ hạt. Còn các loại rau Việt như rau muống, rau răm, diếp cá, húng quế,…. tôi mua về ăn và giâm cành trong nước sau đó trồng xuống đất. Năm đầu làm vườn của tôi thành công. Từ những công việc tưởng chừng như làm để “lấp đầy” khoảng  trống của những tháng đầu tiên xa xứ khiến tôi nhận  ra rằng tôi đã “phải lòng” cái htú điền viên. Và rồi, những năm sau đó, vườn nhà tôi  được mở rộng hơn, xuất hiện thêm nhiều loại hoa, loại rau khác nhau…..

Mỗi người sẽ có một cách “khởi động” cuộc sống mới khác nhau nhưng  khoảng thời gian đầu có thể sẽ có những cảm giác giống nhau. Tận dụng khoảng thời gian rảnh rỗi để làm những việc mà mình nghĩ sẽ không bao giờ làm đôi khi đó lại cho mình một sự trải nghiệm mới. Tự tạo việc cho bản thân để khiến mình bận rộn và có cảm giác mình vẫn có ích đó là điều nên làm ở những tháng đầu “chông chênh” chưa định hướng trong một môi trường hoàn toàn khác.

Vài năm đầu, cho dù có người thân hỗ trợ hay phải tự thân vận động, thì mong mọi người đừng nản vì chỉ cần đủ nghị lực để vượt qua và cố gắng thì những năm sau đó sẽ ổn định và dễ dàng hơn rất nhiều. Nếu lỡ có nản muốn quay về VN thì hãy nghĩ đến  lý do tại sao mình qua đây và nghĩ về Giấc mơ Mỹ thì sẽ có động lực để bước tiếp.

Chúc các tình yêu nhiều sức khỏa, bản lĩnh và nghị lực để chinh phục “miền đất hứa”.

By Nguyen Karaba

Mẫu xe điện đầu tiên của thế giới tại nhà quốc hội Mỹ

Mẫu xe điện đầu tiên của thế giới tại nhà quốc hội Mỹ

Cách đây hơn 100 năm, hai chiếc xe điện không xả thải đầu tiên trên thế giới được sản xuất theo đơn đặt hàng của quốc hội Mỹ.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất