Hé lộ mục tiêu ở Mỹ trong tầm ngắm của tên lửa Triều Tiên

Còn quá sớm để kết luận liệu Triều Tiên có khả năng tấn công Mỹ hay không, tuy nhiên một số thành phố ở Mỹ được cho là nằm trong tầm ngắm của tên lửa Bình Nhưỡng. Trong khi đó, Mỹ đang tìm kiếm những cách thức mới nhằm đối phó với mối đe dọa từ Triều Tiên.

20:30 20/11/2017

Theo Newsweek, Triều Tiên từng đe dọa san phẳng đảo Guam, vùng lãnh thổ của Mỹ ở Thái Bình Dương và nhiều thành phố trên khắp nước Mỹ trong mấy năm gần đây. Nhưng liệu Triều Tiên có thực hiện lời hăm dọa này không?

Một bức ảnh tuyên truyền của Triều Tiên từ năm 2013 tiết lộ nhà lãnh đạo Kim Jong-un đang xem xét các tài liệu dường như cho thấy những mục tiêu tiềm tàng nếu xảy ra một vụ tấn công Mỹ.

Bản đồ gồm đảo Hawaii, một trong những mục tiêu của Mỹ gần với Triều Tiên nhất. Đây là nơi đặt căn cứ quân sự Mỹ.

Nhà lãnh đạo Triều Tiên trong một buổi thị sát.

San Diego, một cảng chính của Hải quân Mỹ và căn cứ không quân Barksdale ở Louisiana, nơi đặt trụ sở bộ tư lệnh tấn công toàn cầu của Không quân Mỹ cũng được cho là xuất hiện trong bản đồ.

Washington, D.C, nơi có Nhà Trắng và trụ sở Quốc hội, cũng bị liệt vào danh sách các mục tiêu tấn công.

Theo David Wright, chuyên gia phân tích thuộc Liên minh các nhà khoa học hữu quan, các tên lửa đạn đạo liên lục địa của Triều Tiên có thể tấn công Los Angeles, cách Triều Tiên khoảng 9.500 km, cũng như Denver, New York, Boston hay Chicago.

Trong khi đó, chính Triều Tiên hồi đầu năm cũng nêu rõ các vụ thử tên lửa của nước này đã “khẳng định toàn bộ lục địa Mỹ nằm trong phạm vi tấn công của chúng tôi”.

Tuy nhiên, Alaska có thể là bang dễ bị Triều Tiên tấn công nhất. Khoảng cách giữa quốc gia xa xôi này và bang Alaska là khoảng 3.000 dặm (gần 5000 km), khoảng cách mà tầm phóng của các tên lửa Triều Tiên đã vượt qua trước đó.

Chính quyền ông Kim Jong-un hồi tháng Chín đã tiến hành vụ thử hạt nhân lần thứ 6 khiến Liên Hợp quốc thông qua các lệnh trừng phạt nhằm vào nước này.

Tuy nhiên, theo chuyên gia phân tích David Albright thuộc viện khoa học và an ninh quốc tế, “còn quá sớm để kết luận” liệu Triều Tiên có khả năng tấn công Mỹ hay không. “Còn nhiều điều chưa chắc chắn”, ông David Albright chia sẻ với tờ USA Today sau những vụ thử tên lửa gần đây của Bình Nhưỡng.

Chiến lược mới của Mỹ nhằm đối phó tên lửa Triều Tiên

 

Lo ngại hệ thống phòng thủ tên lửa hiện nay của Mỹ không thể bảo vệ các thành phố của nước này trước mối đe dọa từ tên lửa đạn đạo Triều Tiên, chính quyền Tổng thống Donald Trump đang mở rộng chiến lược nhằm ngăn chặn tên lửa của Bình Nhưỡng trước khi nó ra khỏi không phận Triều Tiên.

Theo New York Times, chiến lược tiếp cận mới, xuất hiện trong một bản yêu cầu khẩn cấp gửi lên quốc hội Mỹ tuần trước về gói ngân sách 4 tỷ USD nhằm đối phó với Triều Tiên gồm một số biện pháp.

Triều Tiên được cho là dành nhiều tiến bộ trong công nghệ phát triển tên lửa.

Trong đó, có biện pháp tăng cường tấn công mạng để can thiệp vào hệ thống điều khiển của Triều Tiên trước khi tên lửa rời bệ phóng.

Ngoài ra, biện pháp triển khai chiến đấu cơ, máy bay không người lái bắn hạ tên lửa cũng được nhắc tới. Bên cạnh đó, mạng lưới phòng thủ tên lửa ở Bờ Tây, Mỹ, cũng sẽ được củng cố phòng trường hợp những biện pháp can thiệp trước đó đều thất bại.

Trong những cuộc trả lời phỏng vấn, các quan chức quốc phòng, những nhà khoa học và các thành viên cấp cao Quốc hội Mỹ đã miêu tả những nỗ lực tăng cường này của Washington chủ yếu nhằm đối phó với tiến độ phát triển tên lửa đạn đạo xuyên lục địa có khả năng vươn tới Mỹ của Bình Nhưỡng.

Nhiều năm qua, giải pháp duy nhất của Mỹ đối phó tên lửa xâm nhập vào lãnh thổ nước này là hệ thống đánh chặn đặt tại Alaska và California, nhắm mục tiêu vào bất kỳ tên lửa tầm xa nào vươn tới lục địa Mỹ, tìm cách tiêu diệt chúng trong giai đoạn tái xâm nhập khí quyển.

Cho đến nay hiệu quả của phương pháp này vẫn còn chưa rõ, dù Chính phủ Mỹ đã tốn hơn 100 tỷ USD cho giải pháp này.

Vì lẽ đó mà Mỹ lên kế hoạch đổ hàng trăm triệu USD vào hai phương pháp tiếp cận khác. Cả hai đều đang trong giai đoạn thử nghiệm.

Phương pháp đầu tiên sử dụng các vũ khí trên không gian mạng để can thiệp vào quá trình phóng tên lửa của Triều Tiên trước cả khi nó diễn ra.

Phương pháp thứ hai là một cách tiếp cận mới, nhắm tới tiêu diệt tên lửa trong giai đoạn “tăng tốc”, khi chúng còn di chuyển chậm và có thể xác định rõ ràng.

“Đây là một nỗ lực toàn lực”, thượng nghị sĩ Jack Reed, thành viên cấp cao của ủy ban Quân vụ Thượng viện, người vừa trở về Mỹ hồi tháng trước sau một chuyến đi tới Triều Tiên dài ngày chia sẻ.

Vũ Thu Hương

Nguồn: Người đưa tin

Tags:
Thế giới đêm qua: Chủ tịch Hội đồng châu Âu cảnh báo về Ba Lan, Lính biên phòng Mỹ bị sát hại

Thế giới đêm qua: Chủ tịch Hội đồng châu Âu cảnh báo về Ba Lan, Lính biên phòng Mỹ bị sát hại

Sáng nay thứ Hai ngày 20/11, Chúng tôi xin gửi tới quý độc giả một số sự kiện nổi bật diễn ra đêm qua:

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất