Hệ thống y tế Canada có tốt không? Tại sao cần mang cả thuốc từ VN sang thế?

Gần đây, mình có nhận được câu hỏi của một vài phụ huynh và sinh viên sau khi đọc danh sách “Chuẩn bị hành lý du học Canada – cần mang những gì?” Câu hỏi như sau: “Hệ thống y tế Canada có tốt ko? Tại sao cần mang cả thuốc từ VN sang thế?”.

09:30 19/12/2020

Trong bài viết này, mình sẽ cố gắng giải thích 1 cách cụ thể nhất nhé.

Nhìn chung, bảo hiểm y tế ở Canada rất tốt – nếu bạn có bác sỹ gia đình (family doctor). Ở đây các phòng khám chia ra làm 2 nhóm: step-in clinic và family-doctor clinic. Step-in clinic là những nơi ko cần đăng ký trước, bạn chỉ cần mang theo thẻ y tế, đến xếp hàng và chờ tới lượt khám (dạng này cũng tương tự như một số các phòng khám trong khuôn viên trường cao đẳng + Đại Học). Thẻ y tế có thể là thẻ của bảo hiểm tư nhân các bạn mua theo trường trong 3 tháng đầu tiên, hoặc MSP card (MSP là bảo hiểm tất cả mọi người sinh sống ở bang BC phải mua, bắt đầu từ tháng thứ tư trở đi). Vì việc khám bệnh hoạt động theo hình thức first-come-first-serve (ai đến trước khám trước, ai đến sau khám sau) nên các bạn cần xác định mỗi lần đi khám bệnh là phải ngồi chờ từ 30 phút cho tới hơn 1 tiếng rưỡi – tuỳ vào phòng khám lúc đó có đông hay ko. Nếu đi vào trúng mùa cảm cúm – nhà nhà bệnh, người người bệnh, việc dành ra nửa ngày trời ngồi chờ trong phòng khám là điều hết sức bình thường.

Một vấn đề khá nổi bật ở Canada nói chung là các bác sỹ có kinh nghiệm lâu năm đều làm việc toàn thời gian trong bệnh viện hoặc chỉ nhận khám bệnh cho 1 số hộ gia đình nhất định, đây chính là family-doctor, 1 năm họ chỉ nhận khám cho những người có hồ sơ đăng ký lâu dài (những người này khi bệnh thì chỉ cần gọi điện đặt giờ hẹn gặp đúng người bác sỹ gia đình của họ mà thôi). Phần lớn các bác sỹ gia đình cũng là bác sỹ sản-phụ khoa, nên các chị em đến tuổi lấy chồng đều cần tìm cho mình 1 bác sỹ gia đình trong phạm vi sinh sống để sau này cả mẹ và con đều được chăm sóc tốt. Mỗi bác sỹ gia đình chỉ nhận từ vài trăm đến hơn 1 nghìn bệnh nhân mỗi năm để đảm bảo rằng họ có thời gian theo sát từng người 1 cách cặn kẽ nhất. Họ cũng cho thuốc rất chắc tay, phán đâu trúng đó, uống 1 liều là thấy có hiệu quả rõ ràng. Hiện tại Canada đang ở tình trạng thiếu bác sỹ gia đình trầm trọng, vì dân số thì ngày càng tăng theo cấp luỹ thừa mà bác sỹ giỏi + nhiều kinh nghiệm thì có giới hạn. Đi khám ở phòng khám gia đình cũng chỉ cần mang theo MSP card mà thôi.

Những bác sỹ trẻ hơn + sinh viên Y khoa năm cuối hoặc mới ra trường sẽ thực tập ở walk-in clinic. Điều này đồng nghĩa với việc bạn đang bị ho như muốn tắt thở, mất nửa ngày trời ngồi chờ chỉ để được vào khám trong vòng 5 phút và cuối cùng nhận được lời khuyên “Hãy về nhà nghỉ ngơi, súc miệng nước muối và để cơ thể tự chiến đấu” ☹. Nếu tình trạng chuyển biến xấu trong những ngày tới thì mới quay lại tái khám. Lý do chính là các bác sỹ trong walk-in clinic chưa biết rõ tiểu sử bệnh của bạn, và ko dám cho thuốc đặc trị liều cao vì nếu chẩn đoán sai, bệnh nhân phản ứng thuốc phải đi cấp cứu thì họ sẽ gặp rắc rối rất lớn. Tất nhiên vẫn có những walk-in clinic có bác sỹ giỏi, nhưng thường thì bạn phải trải nghiệm nhiều nơi, được khám bởi nhiều người khác nhau thì mới rút ra được kết luận khám ở đâu, với ai là tốt.

Các xét nghiệm máu, nước tiểu, chụp X-quang, siêu âm vùng bụng, vân vân và mây mây luôn cần có giấy giới thiệu của bác sỹ trước khi đến phòng thí nghiệm lấy mẫu (hoàn toàn ko giống như ở VN kiểu thấy có gì ko ổn là phi xe máy vào bệnh viện đóng tiền, khám, lấy mẫu và nhận kết quả ngay trong ngày). Bạn mới phát bệnh, trước tiên phải gặp bác sỹ khám + xin giấy cho lấy mẫu xét nghiệm , rồi mới cầm giấy + chữ ký của bác sỹ về nhà gọi điện đặt hẹn lấy mẫu ở 1 chỗ khác (với máu và nước tiểu thì thủ tục khá nhanh, nhưng đối với những xét nghiệm phức tạp hơn như siêu âm thì đôi khi phải chờ vài tuần – cả tháng mới đến lượt). Sau đó lại đợi kết quả chuyển về cho bác sỹ, bác sỹ xem rồi nếu có vấn đề gì mới liên lạc với bạn. Điều này đồng nghĩa với việc bệnh nhẹ có thể bị chuyển thành nặng, bệnh nặng thì trở nên nặng hơn, đến khi nặng quá thì đưa vào cấp cứu ☹

Đây là lý do tại sao mình khuyên các bạn sinh viên cần chuẩn bị 1 số thuốc cơ bản như ho sốt, viêm mũi, thuốc nhỏ mắt, đau bụng tiêu chảy, thuốc da liễu và quan trọng nhất là những loại thuốc đặc trị bạn chuyên dùng. Sẽ rất khó khăn nếu bạn ko có cơ sở giải thích cho bác sỹ tại sao mình cần mua thuốc kê toa, và thuốc đặc trị nếu có mang theo toa từ VN + vỏ thuốc thì sẽ xin được toa mới dễ dàng hơn rất nhiều. Các loại kháng sinh cũng nằm trong danh sách prescription drug – phải có toa của bác sỹ mới mua được ở Canada nhé! Cộng thêm nữa là lỡ đang nửa đêm mà bị trúng thực thì vài viên Berberin màu vàng sẽ thực sự trở thành vị anh hùng cứu thế cho bạn, nên để sẵn sàng 1 lọ trong ngăn kéo đầu giường nha 

Điểm cộng rất lớn cho y tế Canada nằm ở chỗ: nếu chẳng may bị tai nạn hoặc đau ruột thừa phải đi cấp cứu, cũng chỉ với thẻ y tế là bạn sẽ được chăm sóc chu đáo trong bệnh viện mà ko tốn thêm 1 đồng nào. Đối với những người bị bệnh nan y hoặc ung thư, các liệu pháp điều trị + theo dõi cũng chỉ cần có thẻ y tế mà thôi. Bảo hiểm hiện nay của bang BC đang ở mức $37.5/1 tháng cho mỗi người, và trong vài năm tới sẽ được hạ xuống zero. Nên công bằng mà nói thì y tế ở Canada rất tốt ☺

Bonus kể chuyện 3 lần đi khám bệnh của mình ở walk-in clinic nhé:

– Lần 1: 17 tuổi bị trái rạ, đi walk-in clinic được phán “chỉ là mụn thôi”, về nhà bóp thử 1 cái nên bây giờ vẫn còn vết sẹo lõm trên trán. Đến khi nổi đầy người như cóc ghẻ thì mới tìm được 1 ông bác sỹ người Việt Nam cho thuốc đúng bệnh :v

– Lần 2: 20 tuổi đau bụng theo đợt, quằn quại từng cơn ko rõ nguyên nhân vào tháng 6. Đi khám và xin được cái hẹn siêu âm vùng bụng vào tháng 8 :v Nóng máu mua vé máy bay về VN nghỉ hè, siêu âm luôn trong tháng 7 và có thuốc uống ngon lành.

– Lần 3: 25 tuổi ho như chim quốc, bác sỹ bảo mua kẹo the ngậm, vất vưởng 2 tháng trời ko hết. May sao nhờ được đứa bạn mới từ VN qua cho mấy vỉ thuốc ho 15 nghìn, uống 2 ngày là hoàn toàn khỏi.

May mắn là bây giờ mình có bác sỹ gia đình rồi, nên yên tâm hơn nhiều lắm!

Thế nhé! Chúc các bạn chuẩn bị thuốc men đầy đủ, và luôn khoẻ mạnh nha 

Pv

Tags:
Ông Trump nhắn lãnh đạo phe Cộng hòa: 'Quá sớm để bỏ cuộc'

Ông Trump nhắn lãnh đạo phe Cộng hòa: 'Quá sớm để bỏ cuộc'

Tổng thống Trump đưa ra lời kêu gọi sau khi Thượng nghị sĩ Mitch McConnell thừa nhận chiến thắng của ông Joe Biden và chúc mừng cặp ứng viên đảng Dân chủ.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất