Hiểm hoạ cây dại cực độc “lan nhanh như cháy rừng” trong nắng nóng

Một loại cây dại được mệnh danh là “loài cây nguy hiểm nhất nước Anh” đang lan nhanh như cháy rừng do thời tiết nắng nóng của mùa hè năm nay. Nhựa cây này khiến người chạm vào dù chỉ một lần sẽ bị bỏng rộp lớn hoặc thậm chí gây mù nếu tiếp xúc với mắt.

21:00 11/07/2017

Thời tiết ấm áp sẽ rất lý tưởng để cây “Hogweed độc khổng lồ” hay “cần tây độc khổng lồ” phát triển và chúng càng lan nhanh hơn khi gặp thời tiết nắng nóng. Đây là loài cây đặc biệt nguy hiểm với con người.

Các chuyên gia y tế cho biết, loại cây này có thể gây ra các vết phồng rộp lớn và lở loét hoặc thậm chí gây mù nếu tiếp xúc với mắt.

Nỗi lo sợ đã bùng lên khi nhiều nguồn tin thông báo về sự lan rộng của loại cây nguy hiểm này. Nhiều phụ huynh tại phía nam xứ Wales đang lo lắng vì đã từng thấy chúng mọc ở khu vực Cardiff.

Không chỉ ở phía nam xứ Wales, loại cây dại nguy hiểm này được phát hiện đang mọc trên cả nước. Gần đây, một cậu bé 11 tuổi đã được đưa vào cấp cứu tại bệnh viện sau khi chạm vào loại cây độc có màu xanh và trắng trong một công viên. Adam Hodgson là nạn nhân mới nhất trong số hàng chục người bị thương nặng sau khi tiếp xúc với loại cây này.

Cây dại cực độc lan nhanh trong nắng  nóng

Cây Hogweed được nhìn thấy mọc dọc theo đường Brook Road và St Davids Road tại Whitchurch năm 2015

Theo tờ Bristol Post, cậu bé Hodgson đã nhặt được một nhánh của cây hogweed và nhầm nó với một loại cây khác sau khi bị đau nhói như cảm giác gai đâm.

Đã từng có nhiều trẻ em nhập viện vì bỏng cấp độ 3 sau khi da của chúng tiếp xúc với nhựa cây.

Chuyên gia Mike Duddy thuộc tổ chức River Trust cho biết: “Sẽ cực kỳ nguy hiểm nếu bạn không biết gì về loại cây này. Không có gì đáng nghi ngờ khi nó được gọi là loài thực vật nguy hiểm nhất nước Anh.

Hogweed gây bỏng rộp lớn, thậm chí mù mắt

Một cậu thiếu niên đã bị những vết bỏng và lở loét này sau khi chạm vào cây hogweed khổng lồ tại Bolton

Bé Lauren Fuller, 10 tuổi, sống ở Briston, đã bị phồng rộp bàn tay và phải nhập viện do vô tình chạm vào loại cây này khi đang chơi bên bờ sông ở Loch Lomond năm 2015.

Cách nhận biết cây hogweed

Hogweed lại cây nguy hiểm nhất nước Anh

Cây hogweed trông giống cây cần tây vô hại

Cây hogweed trông giống cây cần tây vô hại với hoa màu trắng kết chùm như cây dù lớn có đường kính tới 80cm.

Thân cây màu xanh rỗng nhưng rắn chắc với đường kính từ 3-8cm, có nhiều đốm màu đỏ thẫm và có lông trắng. Phía dưới gốc có màu tím hơn và đặc hơn. Lá rất to màu xanh đậm, rộng từ 1m đến1.5m và có khuyết hình răng cưa. Mặt dưới của phiến lá chứa nhiều lông, mặt trên trơn láng.

Loại cây này có thể cao tới 5m và nhựa của nó có chứa các chất độc làm cho da người trở nên nhạy cảm với ánh sáng. Về cơ bản, chất độc này ngăn khả năng tự bảo vệ dưới ánh nắng của da, gây đau đớn và để lại sẹo.

Trong vòng 24-48 giờ, vết phát ban và bỏng rộp có thể bắt đầu xuất hiện. Chất độc ảnh hưởng đến tất cả mọi người, nhưng đặc biệt nguy hiểm với trẻ em.

Bỏng rộp do cây hogweed gây ra có xu hướng lành rất chậm vì chất độc có khả năng xâm nhập vào nhân tế bào của con người, huỷ hoại DNA và khiến cho vết bỏng có thể tái phát trong nhiều năm sau đó.

Các vết bỏng rộp có thể phát triển thành bệnh Viêm da cảm quang gốc thực vật, chứng bệnh khiến da phát ban do nhạy cảm với ánh sáng mặt trời.

Hogweed lại cây nguy hiểm nhất nước Anh có hoa màu trắng

Cây hogweed khổng lồ này được phát hiện tại Scotland (Ảnh: Ayrshire Post)

Loại cây nguy hiểm này đã đến Anh như thế nào?

Đây là loại cây xâm lấn được đưa vào Anh từ thế kỷ 19 và kết quả là ngày nay nó đã lan rộng trên khắp cả nước.

Tôi nên làm gì nếu bị chạm phải nhựa của nó?

Rửa sạch vùng da đó ngay lập tức với xà bông và nước.

Nếu cảm thấy không ổn hoặc thấy có phản ứng mạnh, bạn nên đến gặp bác sĩ ngay để được tư vấn tốt nhất.

Tags:
Hơn 30 loại ung thư do ăn uống sai lầm: Nguyên tắc “giàu-nghèo” nên dạy trẻ từ bây giờ

Hơn 30 loại ung thư do ăn uống sai lầm: Nguyên tắc “giàu-nghèo” nên dạy trẻ từ bây giờ

Hàng năm, có đến hơn 33% người chết vì ung thư có nguyên nhân xuất phát từ việc ăn uống thiếu lành mạnh.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất