Hiệu trưởng ĐH Harvard: Việt Nam không phải cuộc chiến

Sáng 23-3, GS Drew Gilpin Faust, Hiệu trưởng ĐH Harvard, có buổi nói chuyện với sinh viên và giảng viên trường ĐH Khoa học Xã hội & Nhân văn (ĐHKHXH&NV), ĐH Quốc gia TP.HCM.

20:13 23/03/2017

"Giống như rất nhiều người Mỹ khác từng đến đây, tôi vẫn hằng mong đến một ngày nào đó, Việt Nam trong tâm trí tôi không phải tên gọi của một cuộc xung đột bất ngờ ập đến với thế hệ chúng tôi, mà là một quốc gia với tất cả sự phức hợp, vẻ đẹp, lịch sử, sự sống động và triển vọng của nó”. GS Drew Gilpin Faust, Hiệu trưởng Trường ĐH Harvard danh tiếng mở lời trong buổi nói chuyện với gần 1.000 sinh viên, giảng viên Trường ĐH KHXH&NV TP.HCM. 

Lồng ghép thông điệp hòa bình, hàn gắn giữa hai dân tộc, nữ Hiệu trưởng ĐH Harvard nói: "Dường như đối với tôi, tìm hiểu đất nước của các bạn trở thành điều cần thiết để hiểu chính đất nước của tôi. Thanh niên trai tráng trong thế hệ chúng tôi đã phải đối diện với giấy gọi nhập ngũ, khiến nhiều người phải đấu tranh nội tâm xem họ có nên tuân thủ pháp luật, phụng sự cuộc chiến mà họ cho rằng vừa không khôn ngoan vừa bất chính.”

GS Faust thông tin, ở Harvard hàng năm cứ đến tháng 5 là hàng trăm cựu sinh viên sẽ về lại trường để kỷ niệm 50 năm ngày ra trường của họ. Các thành viên khóa 1967 sẽ dành một phần thời gian để cùng nhau tưởng nhớ lại cách thức cuộc chiến đã định hình những tháng năm đại học của họ. Và thảo luận xem “chiến tranh Việt Nam” đã ảnh hưởng đến họ hơn nửa thế kỷ ra sao. 

Bà giải bày, tuy không phải thành viên Harvard hội ngộ vào mùa xuân, tuy nhiên cũng như họ, bà đã định hình bởi chiến tranh Việt Nam theo những cách mà đến tận bây giờ bà vẫn chưa thấu hiểu. “Nhưng một cách ảnh hưởng mà tôi có thể xác định rõ ràng là công việc của tôi với tư cách một sử gia” - bà chia sẻ. 

Hiệu trưởng ĐH Harvard:  không phải cuộc chiến - ảnh 1

GS. Drew Gilpin Faust, Hiệu trưởng ĐH Harvard gặp gỡ báo giới sáng 23-3. Ảnh: B.THÀNH

GS Faust chia sẻ, bà sinh ra trong gia đình giáo dục nề nếp, có xu hướng bảo thủ. Tuy nhiên, bà thường có ý kiến ngược lại để chứng minh ý kiến mình nêu ra là đúng. Thời trẻ bà từng tham gia phong trào phản chiến, trong đó có cuộc chiến tại Việt Nam.

Lý giải về chuyến thăm làm việc tại Việt Nam lần này, bà Faust cho hay: “Tôi muốn hiểu rõ hơn, sâu hơn về Việt Nam và tìm lời giải vì sao Mỹ lại có cuộc chiến tại Việt Nam. Đồng thời tôi cũng muốn tìm hiểu thêm tính năng động và sự phát triển ngoạn mục của Việt Nam thời gian gần đây".

TS Võ Văn Sen, Hiệu trưởng Trường ĐH KHXH&NV, ĐH Quốc gia TP.HCM, nhìn nhận đây là chuyến thăm Việt Nam đầu tiên của một hiệu trưởng ĐH Harvard và chuyến thăm này đã mở ra khởi đầu tươi sáng cho quan hệ giữa hai trường.

Trong khuôn khổ chuyến thăm trường, Hiệu trưởng Trường ĐH Harvard cũng đã có buổi làm việc với Giám đốc ĐH Quốc gia TP.HCM và Hiệu trưởng ĐH KHXH&NV để bàn về tiềm năng và hợp tác giữa các trường. Trong phần gặp gỡ báo chí, GS Faust cho biết hiện có 16 sinh viên Việt Nam đang theo học tại Harvard và các trường thành viên.

Trả lời câu hỏi liệu chuyến thăm này có mở ra cơ hội cho sinh viên Việt Nam về học bổng vào ĐH Harvard không, GS Faust cho biết sau chuyến thăm này bà mong muốn sinh viên Việt Nam sẽ nghĩ đến Harvard khi muốn đi du học, ở cấp đại học và sau đại học.

"Sinh viên Việt Nam nhập học ở Harvard sẽ được xem xét bình đẳng với sinh viên Mỹ về cơ hội hỗ trợ tài chính, không phân biệt sinh viên nước ngoài hay sinh viên Mỹ", Hiệu trưởng Faust khẳng định. 

Nổ kho đạn lớn nhất Ukraine, hàng nghìn người sơ tán khẩn cấp

Nổ kho đạn lớn nhất Ukraine, hàng nghìn người sơ tán khẩn cấp

Hàng nghìn người dân thuộc thành phố Balakleya ở Kharkov, Ukraine đã phải khẩn trương sơ tán vào rạng sáng 23/3, do kho đạn dược lớn nhất Ukraine đặt tại thành phố này bất ngờ phát nổ.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất