Hồ sơ và lưu ý khi bảo lãnh anh chị em ruột định cư Mỹ

Ngoài những thân nhân như cha mẹ, vợ hoặc chồng và con cái thì hiện nhiều người còn muốn bảo lãnh anh chị em của mình sang Mỹ. Tuy nhiên thông thường quá trình xét duyệt và thu thập hồ sơ bảo lãnh định cư Mỹ cho anh chị em khá phức tạp. Vậy nếu muốn rút ngắn thời gian xét duyệt thì hồ sơ cần chuẩn bị những giấy tờ gì?

21:30 15/11/2020

Các lưu ý khi bảo lãnh định cư Mỹ cho anh chị em

Thực chất thời gian trung bình để lấy được visa F4 cũng chính là thị thực dành cho người được bảo lãnh theo diện anh chị em khá lâu thậm chí sẽ mất đến 11 năm nếu hồ sơ chuẩn bị không đầy đủ. Nếu hồ sơ thiếu giấy tờ cần thiết để chứng thực mối quan hệ giữa người bảo lãnh và người được bảo lãnh thì Lãnh Sự Quán yêu cầu thêm thời gian để xét duyệt. Nguyên nhân một phần là do lượng hồ sơ cần xét duyệt quá lớn mà lượng visa được cấp lại giới hạn nhưng chủ yếu vẫn là hồ sơ thiếu giấy tờ cần thiết nên sẽ phải chờ ứng viên bổ sung thêm đồng nghĩa thời gian xét duyệt lớn hơn.

Hơn nữa nhiều khi người được bảo lãnh có những thắc mắc về giấy tờ hay những vấn đề liên quan thì Lãnh Sự Quán cũng sẽ không trả lời. Không phải lúc nào nhân viên Lãnh Sự Quán cũng không giải đáp nhưng nếu lượng hồ sơ quá lớn thì điều này sẽ xảy ra. Lúc này người tham gia có thể nhờ đến sự hỗ trợ của các công  ty tư vấn đồng thời chuẩn bị cho phần phỏng vấn. Quan trọng nhất chính là người bảo lãnh phải là công dân Mỹ.

Hồ sơ bảo lãnh diện anh chị em

Hồ sơ cần thiết để bảo lãnh cho đối tượng là anh chị em định cư Mỹ để nộp cho Sở Di Trú gồm những giấy tờ cần thiết như sau:

+ Đơn I-130 có thể nộp chung cho cả người được bảo lãnh chính và những thành viên khác trong gia đình bảo gồm vợ, chồng hoặc con cái còn độc thân dưới 21 tuổi của người được bảo lãnh.

+ Giấy khai sinh bản sao của cả người bảo lãnh và người được bảo lãnh để chứng minh có chung cha mẹ hoặc ít nhất là cha hay mẹ chung.

+ Hộ chiếu, bằng quốc tịch hoặc giấy khai sinh tại Mỹ bản sao đối với người bảo lãnh.

+ Giấy xác nhận đổi tên của người bảo lãnh bản sao nếu có.

Đối với, con của cha mẹ kế hoặc cùng cha khác mẹ thí sẽ phải nộp thêm:

+Với trường hợp  bảo lãnh thông qua quan hệ là con nuôi Nghị định nhận con nuôi bản sao cho thấy việc nhận con nuôi là hợp pháp và đã được tiến hành trước khi người bảo lãnh hoặc anh chị em đủ 16 tuổi.

+ Trường hợp bảo lãnh cho anh chị em có quan hệ thông qua che mẹ kế thì phải nộp:

  • Giấy ly hôn của cha /mẹ đẻ hoặc cha/mẹ kế với cuộc hôn nhân trước.
  • Bản sao giấy chứng nhận kết hôn của cha /mẹ kế với cha/mẹ ruột của người bảo lãnh. Hôn nhân phải được diễn ra khi người được bảo lãnh đủ 18 tuổi

+ Với trường hợp bảo lãnh cho anh chị em có cùng cha khác mẹ thì cần thêm:

  • Giấy chứng nhận kết hôn bản sao của cha người được bảo lãnh với cả hai người mẹ.
  • Giấy chứng nhận ly hôn của người cha với vợ trước.

Ngoài ra hai bên sẽ phải cung cấp thêm các bằng chứng chứng minh mối liên hệ không hề bị đứt quãng đặc biệt với những người bảo lãnh anh chị em nuôi, thông qua quan hệ cha mẹ kế hay cùng cha khác mẹ. Thông thường các bằng chứng này sẽ là liên hệ thông qua thư từ, email… Bản thân người bảo lãnh và người được bảo lãnh cũng có thể liên hệ thường xuyên với Lãnh Sự Quán Mỹ để hỏi thăm tình trạng xét duyệt hồ sơ của mình.

Tags:
Lá thư gửi cho mẹ – Điều con mong muốn là mẹ luôn hạnh phúc và cũng đừng quên con, mẹ nhé

Lá thư gửi cho mẹ – Điều con mong muốn là mẹ luôn hạnh phúc và cũng đừng quên con, mẹ nhé

Bố mẹ ly hôn và đều có gia đình mới, bé gái lớp 5 ở cùng với bà nội và đã nhiều năm nay em không được bố mẹ dành cho nhiều tình yêu thương và sự chăm sóc.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất